Huy động vốn quốc tế qua kênh trái phiếu Chính phủ

28/04/2021 12:00
Việc phát hành trái phiếu Chính phủ ra thị trường vốn quốc tế góp phần huy động vốn để triển khai những dự án đầu tư trọng điểm trong giai đoạn tới.

Đây là đề xuất được TS Nguyễn Đức Kiên, Tổ trưởng Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, cùng nhóm cộng sự đưa ra tại hội thảo "Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam", do Trường Đại học Kinh tế TP HCM và Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức ngày 27-4.

TS Nguyễn Đức Kiên phân tích với quy mô GDP cuối năm 2020 (sau điều chỉnh) là 343,6 tỉ USD, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tới của Việt Nam sẽ rất lớn. Nếu chỉ phụ thuộc vào huy động từ thị trường vốn trong nước thì không chỉ không đủ mà còn tạo áp lực rất lớn tới thị trường tài chính trong nước vốn vẫn trong giai đoạn cần củng cố, khắc phục những hạn chế nội tại.

Huy động vốn quốc tế qua kênh trái phiếu Chính phủ - Ảnh 1.

TP HCM được kỳ vọng trở thành trung tâm tài chính quốc tế .Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Các chuyên gia đánh giá việc chủ động bố trí nguồn vốn đầu tư công phù hợp với từng mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn phát triển là yêu cầu cần thiết đối với các đơn vị quản lý tài chính công. Vì vậy, cơ hội phát hành trái phiếu Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế rất rõ ràng.

Theo TS Chu Khánh Lân, Bộ phận giúp việc Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2016-2020, xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam liên tục được cải thiện. Điều này phản ánh đánh giá tích cực của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế đối với các kết quả về giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt Nam những năm qua.

Cụ thể, Moody’s nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam từ B1 lên B3 (tháng 8-2018) và nâng triển vọng từ tiêu cực lên tích cực (tháng 3-2021). Fitch Ratings nâng mức xếp hạng tín nhiệm Việt Nam từ BB- lên BB (tháng 5-2018) và khẳng định duy trì mức xếp hạng BB, tiếp tục nâng triển vọng từ ổn định lên tích cực (tháng 4-2021)...

"Việc Việt Nam phát hành trái phiếu kỳ hạn dài trên 10 năm với mức lợi tức cao hơn các sản phẩm cùng loại hoàn toàn phù hợp với xu hướng thị trường, giúp có thể đi vay với lãi suất hợp lý, kỳ hạn đủ dài, phù hợp với các dự án đầu tư công trong nước" - TS Chu Khánh Lân nhìn nhận.

Trong những năm gần đây, tỉ giá USD/VNĐ tương đối ổn định nhờ nguồn cung ngoại tệ tương đối dồi dào. Với những lợi thế của mình, Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục là điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài, nguồn cung ngoại tệ tiếp tục được nâng cao bởi dòng vốn đầu tư nước ngoài và làm giảm rủi ro tỉ giá, tránh giá trị khoản nợ tăng cao và bảo đảm kế hoạch trả nợ đúng hạn...

Ở góc độ sử dụng dòng vốn, năm 2020, bất chấp dịch Covid-19, lũy kế giải ngân vốn đầu tư công vẫn đạt hơn 356.000 tỉ đồng, cao hơn 12,4% so với cùng kỳ năm trước và cao nhất trong 5 năm qua. Giải ngân đầu tư công không chỉ tăng về vốn, công tác đầu tư cũng đi vào thực chất hơn. Các dự án đầu tư công bước đầu đã mang lại những hiệu quả nhất định, tạo sức bật mới cho kinh tế địa phương, vùng và quốc gia, trở thành một động lực để nền kinh tế chống đỡ với khó khăn do dịch Covid-19.

Theo các chuyên gia, đây là tín hiệu đáng mừng trong việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công, tránh lãng phí và tồn đọng vốn, đặc biệt là vốn vay của nhà nước. Để phát hành trái phiếu Chính phủ thành công, các cơ quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp xác định nhu cầu vốn đầu tư, khả năng huy động vốn..., trình Chính phủ phương án huy động trái phiếu trên thị trường vốn quốc tế.

Muốn có trung tâm tài chính quốc tế, cần tham vọng lớn

Một trong những chủ đề được các chuyên gia chia sẻ tại hội thảo là câu chuyện bao giờ TP HCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế. TS Trần Du lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, cho rằng để xây dựng trung tâm tài chính quốc tế cho TP HCM, cần đưa ra lộ trình với 3 giai đoạn cụ thể. Giai đoạn 2021-2025 là xây dựng, khẳng định vai trò của trung tâm tài chính quốc gia; từ năm 2026-2030, TP sẽ nâng lên vai trò một trung tâm tài chính khu vực và khoảng 10-15 năm sau, hình thành trung tâm tài chính quốc tế. Chặng đường còn dài nhưng cần đặt lộ trình rõ ràng mới có thể triển khai và phải gắn với 2 điều kiện nữa là tự do hóa tài khoản vốn và chuyển đổi đồng tiền. Những việc này sẽ cần rất nhiều thời gian.

Theo các chuyên gia, ý tưởng về trung tâm tài chính quốc tế cho TP HCM đã được đặt ra từ 20 năm trước. GS-TS Trần Ngọc Thơ, Trường Đại học Kinh tế TP HCM, đặt vấn đề: Nếu không có tham vọng ngang bằng hoặc vượt trội so với các trung tâm tài chính quốc tế lớn hiện nay, TP HCM có thành công trong việc trở thành trung tâm tài chính quốc tế? GS Sử Đình Thành, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP HCM, cho rằng nếu không có tham vọng thì sẽ không có quyết tâm và không có sự thay đổi về thể chế, chính sách, lựa chọn mô hình, bước đi đúng. Vì vậy, phải có cơ chế thử nghiệm về mô hình trung tâm tài chính quốc tế cho TP HCM.

Tin mới

Phụ phẩm cá Việt Nam “lên đời”: Bứt phá kỷ lục, thu trăm triệu USD khi ngành thủy sản gặp khó
10 giờ trước
Tận dụng phế phẩm từ cá, nhiều sản phẩm tưởng chừng bình thường đang trở thành “điểm sáng” trong ngành thủy sản Việt Nam.
Vì sao giá vật liệu xây dựng tăng đột biến?
10 giờ trước
57,2% số doanh nghiệp được khảo sát cho biết giá nguyên vật liệu xây dựng tăng cao đã ảnh hưởng mạnh tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xuất khẩu sầu riêng lao dốc, nhập từ Thái Lan và Malaysia tăng đột biến
9 giờ trước
Sầu riêng - loại trái cây vốn là thế mạnh của Việt Nam từng mang về hàng tỷ USD mỗi năm - đang rơi vào nghịch lý chưa từng thấy. Trong khi xuất khẩu sầu riêng giảm sâu suốt 5 tháng liền, doanh nghiệp lại chi mạnh đột biến để nhập khẩu chính loại trái cây này từ Thái Lan và Malaysia.
Kiểm chứng cà phê khoai mỡ mới ra mắt của Starbucks: Có thật sự ngon hay lại là một kết hợp gây tranh cãi?
7 giờ trước
Vừa ra mắt không lâu, cà phê khoai mỡ của Starbucks đã khiến dân tình xôn xao: màu sắc bắt mắt, kết hợp mới lạ nhưng hương vị liệu có xứng đáng?
Yêu cầu rà soát hoá đơn tiền điện tăng bất thường
6 giờ trước
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) yêu cầu các tổng công ty điện lực chỉ đạo công ty điện lực, nghiêm túc rà soát các trường hợp khách hàng có sản lượng điện năng hoặc số tiền thanh toán tăng bất thường trong kỳ trả tiền điện tháng 6.

Tin cùng chuyên mục

Công ty của ông Phạm Nhật Minh Hoàng bán VinFast VF 8 đã qua sử dụng, giá từ 700 triệu đồng
13 giờ trước
Toàn bộ xe VF 8 được phân phối trong đợt này đều trải qua quy trình kiểm định 139 bước tại nhà máy VinFast.
Toyota thống trị Top 10 xe bán chạy nhất thế giới, có mẫu giảm giá gần 70 triệu đồng trong tháng 7
16 giờ trước
Hàng loạt mẫu xe ăn khách của Toyota đồng loạt giảm giá lăn bánh trong tháng 7/2025.
Giá hàng nghìn mẫu điện thoại, tivi, tủ lạnh... đồng loạt 'hạ nhiệt' tại Thế Giới Di Động sau 1 đêm
2 ngày trước
Ngay từ ngày 1/7, toàn bộ hệ thống gần 3.000 cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh trên toàn quốc đã đồng loạt cập nhật giá bán mới cho hàng chục nghìn sản phẩm, áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng (VAT) mới là 8% theo quy định.
Sản phẩm bảo hiểm thế hệ mới của FWD, tự động gia tăng quyền lợi bảo vệ mỗi năm
2 ngày trước
Ngày 02/07/2025, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam chính thức ra mắt sản phẩm bảo hiểm liên kết chung FWD Bảo vệ gia tăng - sản phẩm thế hệ mới tuân thủ các quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm mới.