ICT muốn bán công ty trung gian thanh toán CTIN Pay

21/09/2022 08:10
CTIN Pay là công ty con do ICT sở hữu 100% vốn, đã được NHNN cấp giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán vào tháng 10/2020.

Hội đồng quản trị (HĐQT) CTCP Viễn thông – Tin học Bưu điện (CTIN – Mã CK: ICT) vừa thông qua việc bán 100% vốn của ICT tại Công ty TNHH MTV Thanh toán Viễn thông Tin học Bưu điện (CTIN Pay).

Việc bán vốn tại CTIN Pay sẽ được ICT thực hiện đấu giá công khai theo hình thức bỏ phiếu trực tiếp. Giá khởi điểm cho thương vụ này chưa được tiết lộ. Thời gian đấu giá dự kiến trong quý 4/2022.

ICT muốn bán công ty trung gian thanh toán CTIN Pay - Ảnh 1.

CTIN Pay là công ty con duy nhất của ICT do ICT sở hữu 100% vốn điều lệ (50 tỉ đồng). Công ty này được thành lập từ tháng 9/2016 nhằm phục vụ việc kinh doanh các sản phẩm giá trị gia tăng của ICT có liên quan đến hoạt động trung gian thanh toán.

Đến tháng 10/2020, CTIN Pay được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán số 72/GP-NHNN. Tuy nhiên, báo cáo tài chính năm 2021 của ICT cho biết, CTIN Pay vẫn chưa phát sinh doanh thu từ hoạt động kinh doanh chính.

“Kết quả kinh doanh của CTIN Pay chưa đáng kể nên về cơ bản kết quả sản xuất kinh doanh hợp nhất không khác biệt nhiều so với kết quả sản xuất kinh doanh của công ty mẹ”, báo cáo kết quả kinh doanh năm 2021 của ICT cho hay.

Cùng ngày chốt việc bán vốn tại CTIN Pay, HĐQT ICT cũng thông qua việc chi trả cổ tức còn lại năm 2021 bằng tiền với tỷ lệ 3,5% (1 cổ phiếu nhận 350 đồng cổ tức). Danh sách cổ đông hưởng quyền nhận cổ tức sẽ được chốt vào ngày 14/10/2022.

ICT muốn bán công ty trung gian thanh toán CTIN Pay - Ảnh 2.

Thành lập từ năm 2001, ICT là doanh nghiệp đầu tiên thực hiện các dự án mạng di động tại Việt Nam, chiếm thị phần lớn trong lĩnh vực dịch vụ xây lắp, tích hợp hạ tầng cơ sở mạng di động cho các nhà khai thác viễn thông như: Vinaphone, Mobifone và Viettel.

Tính đến ngày 30/6/2022, ICT có quy mô vốn điều lệ 321,85 tỉ đồng, trong đó cổ đông lớn nhất là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) với tỷ lệ sở hữu 31,43% vốn cổ phần.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần của ICT đạt 684,4 tỉ đồng, giảm 25,7% so với cùng kỳ năm 2021. Lợi nhuận sau thuế giảm tới 86,7% so với cùng kỳ, xuống còn 3,8 tỉ đồng.

Năm 2022, ICT đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 2.292 tỉ đồng và lãi sau thuế 72,1 tỉ đồng. Như vậy, sau nửa đầu năm, doanh nghiệp này mới chỉ hoàn thành được 30% kế hoạch doanh thu và 5,3% mục tiêu lợi nhuận.

Tại ngày 30/6/2022, tổng tài sản của ICT đạt 1.543,8 tỉ đồng (giảm 26,6% so với đầu năm), chủ yếu là các khoản phải thu ngắn hạn (755,2 tỉ đồng) và hàng tồn kho (341,1 tỉ đồng). Lượng tiền và tương đương tiền của ICT là 193 tỉ đồng, giảm 57,8% so với đầu năm.

Ở phía bên kia bảng cân đối, nợ phải trả của ICT đạt 886,8 tỉ đồng, giảm 36,2% so với đầu năm. Trong đó, số dư nợ vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn giảm hơn một nửa xuống còn 233,8 tỉ đồng, chiếm 15% tổng nguồn vốn./.

  • Từ khóa:
  • Ict

Tin mới

Tờ giấy ăn của Messi được bán đấu giá gần 1 triệu USD
2 giờ trước
Tờ giấy ăn mà Barcelona dùng để kí hợp đồng đầu tiên với Messi vừa được đấu giá thành công với số tiền gần 1 triệu USD.
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo trúng thầu nhiều lô hàng lớn vẫn… thua lỗ
2 giờ trước
Theo các chuyên gia, việc dự báo thiếu chính xác về thị trường đã khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam "lãnh đòn" khi có biến động về giá. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp khi chưa có hàng trong tay vẫn chạy đua ký hợp đồng, dẫn đến khi giá lúa đầu vào tăng, doanh nghiệp trở tay không kịp.
Đêm ngủ để điều hòa 28-29 độ C có tiết kiệm điện?
3 giờ trước
Nhiều người có thói quen để điều hoà 28 - 29 độ khi đi ngủ, cho rằng nhiệt độ này đủ làm mát phòng mà lại tiết kiệm điện, liệu điều đó có đúng?
Phấn đấu "rót" 814 nghìn tỷ đồng vào nền kinh tế nửa đầu năm, giảm từ 1 - 2% lãi suất cho vay
3 giờ trước
Tính đến 31/12/2023, tín dụng toàn nền kinh tế đạt 13.569 nghìn tỷ đồng, với mức tăng từ 5% - 6% tín dụng trong 2 quý đầu năm theo chỉ đạo của Thủ tướng, ngân hàng sẽ "rót" vào nền kinh tế tương ứng khoảng gần 680 nghìn tỷ - 814 nghìn tỷ đồng, theo ước tính của Etime.
Báo Mỹ mong chờ sự thể hiện của VF 3 tại các thị trường quốc tế
3 giờ trước
Kỷ lục 28.000 cọc mẫu xe VF 3 chỉ trong 66 giờ đã gây ấn tượng với truyền thông quốc tế, điều này hứa hẹn mẫu mini SUV nhà VinFast trở thành “bom tấn” tại Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.