ILO: Bất bình đẳng giới về cơ hội nghề nghiệp tại Việt Nam do đàn ông ít hoặc không làm việc nhà

04/03/2021 15:18
Báo cáo mới nhất của tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam cho thấy số lượng phụ nữ tham gia thị trường lao động rất cao, tuy nhiên chỉ chưa đầy ¼ trong số đó nắm giữ các vị trí quản lý.

Nghiên cứu “Giới và thị trường lao động Việt Nam” mới đây của ILO chỉ ra tỷ lệ tham gia thị trường lao động của phụ nữ Việt Nam trong độ tuổi lao động là 70% - con số khá cao nếu xét theo tỷ lệ này ở toàn thế giới là 47,2% và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là 43,9%.

Nghiên cứu mới của ILO cũng nói lên khoảng cách bất bình đẳng khi tham gia thị trường lao động giữa nam và nữ ở Việt Nam ngày một tăng, kéo theo đó là sự chênh lệch giới tính. Con số này ở Việt Nam là 9,5 điểm phần trăm trong suốt một thập kỷ vừa qua.

Ngoài yếu tố về dịch Covid-19, báo cáo chỉ ra rằng nguyên nhân chính gây nên bất bình đẳng trên thị trường lao động ở Việt Nam đến từ việc phân bổ trách nhiệm gia đình không đồng đều. Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng việc tỷ lệ tham gia thị trường lao động của phụ nữ Việt cao không có nghĩa là nữ giới được hưởng quyền bình đẳng trong lao động.

Chuyên gia Kinh tế lao động của ILO Việt Nam, bà Valentina Barcucci cho biết: "Trước đại dịch Covid-19, cả phụ nữ và nam giới đều tiếp cận việc làm khá dễ dàng, nhưng nhìn chung, chất lượng việc làm của phụ nữ thấp hơn của nam giới".

Lao động nữ chiếm hầu hết trong các việc làm dễ bị tổn thương, nhất là các công việc gia đình. Họ có thu nhập thấp hơn nam giới (tiền lương trung bình 1 tháng thấp hơn 13,7% trong năm 2019) dù cho họ có số giờ làm việc tương đương và sự chênh lệch về trình độ chuyên môn đã được thu hẹp đáng kể.

Phụ nữ cũng ít được trọng dụng ở các vị trí quản lý, lãnh đạo. Có tới gần một nửa lực lượng lao động là nữ nhưng số người làm ở vị trí quản lý trở lên chiếm chưa tới ¼.

“Phụ nữ gặp bất bình đẳng trên thị trường lao động do họ thường phải gánh vác trách nhiệm gia đình, điều này làm giảm cơ hội phát triển nghề nghiệp và chất lượng việc làm của họ”, bà Barcucci nói.

Phụ nữ dành trung bình 20,2 giờ trong tuần cho các công việc trong gia đình như nội trợ, làm việc nhà, giặt quần áo, mua sắm, chăm sóc gia đình và con cái, trong khi đó con số này ở đàn ông chỉ là 10,7 giờ. Gần 1/5 nam giới thậm chí còn chẳng hề động tay vào việc nhà.

Đại dịch Covid-19 đã làm sụt giảm nghiêm trọng số lượng việc làm trong quý 2/2020 và mới chỉ được phục hồi khoảng nửa cuối năm. Trong đó phụ nữ chịu thiệt thòi nhiều hơn nam giới. Tổng số giờ làm hàng tuần của phụ nữ trong quý 2/2020 chỉ bằng 88,8% tổng số giờ làm của họ trong quý 4/2019, con số này ở nam giới là 91,2%.

Số giờ làm việc trung bình của phụ nữ phục hồi nhanh hơn so với nam giới. Trong 3 tháng cuối năm 2020, số giờ làm việc trung bình của phụ nữ so với cùng kỳ năm trước đạt 0,8; trong khi đó con số này ở nam giới là 0,6.

Tuy nhiên, bà Barcucci nói rằng sự so sánh này không nói lên sự bình đẳng giới vì phần lớn công việc của phụ nữ Việt Nam là các công việc gia đình, có mức thu nhập thấp.

Giám đốc ILO Việt Nam, Tiến sĩ Chang-Hee Lee cho rằng căn nguyên của bất bình đẳng trên thị trường lao động chính là những vai trò truyền thống mà phụ nữ được kỳ vọng phải đảm nhận và được củng cố bằng các chuẩn mực xã hội.

"Mặc dù Bộ luật Lao động 2019 đã mở ra những cơ hội để thu hẹp khoảng cách giới, như thu hẹp khoảng cách trong độ tuổi nghỉ hưu hay xóa bỏ việc hạn chế phụ nữ tham gia một số ngành nghề nhất định, Việt Nam vẫn còn một nhiệm vụ khó khăn hơn nữa cần phải hoàn thành. Đó là việc thay đổi tư duy của nam giới và của cả chính phụ nữ để từ đó thay đổi hành vi của họ trên thị trường lao động", Giám đốc ILO Việt Nam nhấn mạnh.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
6 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
7 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
7 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
8 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
13 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
1 ngày trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
1 ngày trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
1 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.