ILO: Cần công nhận giúp việc gia đình là một nghề chính thức

16/06/2021 15:48
Theo quan điểm của Tổng giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế ILO - Guy Ryder: "Cuộc khủng hoảng (Covid-19) đã nêu bật nhu cầu cấp thiết phải công nhận giúp việc gia đình là một công việc chính thức. Điều này để đảm bảo những người giúp việc sẽ tiếp cận được những ưu đãi, chính sách cơ bản mà một người lao động sẽ được hưởng".

Theo báo cáo mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về Người giúp việc gia đình, điều kiện làm việc của nhiều người làm nghề giúp việc đã không được cải thiện trong một thập kỷ và ngày càng trở nên tồi tệ hơn do đại dịch COVID-19. Những người giúp việc vẫn đang đấu tranh để được công nhận là một nghề chính thức và được hưởng những chính sách lao động như những ngành nghề khác.

Bản công ước số 189 về Người giúp việc gia đình được thông qua (2011) định nghĩa giúp việc gia đình (domestic workers) là công việc được thực hiện trong hoặc cho một hộ gia đình hoặc các hộ gia đình, trong mối quan hệ việc làm và trên cơ sở nghề nghiệp.

Trong khi những người giúp việc gia đình thường đảm nhận công việc dọn dẹp, nấu nướng và chăm sóc trẻ em và người già và người tàn tật, cũng như làm vườn, lái xe và bảo vệ các hộ gia đình tư nhân. Thực tế, nhiệm vụ của những người này sẽ theo thời gian mà thay đổi và tùy thuộc vào văn hóa từng quốc gia.

ILO: Cần công nhận giúp việc gia đình là một nghề chính thức - Ảnh 1.

Nguồn: Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO)

Thời điểm dịch Covid-19 đang ở mức báo động, tình trạng mất việc làm của lao động giúp việc gia đình dao động từ 5-20% ở hầu hết các nước ở châu Âu, cũng như Canada và Nam Phi. Ở châu Mỹ, tình hình còn tồi tệ hơn, với tỷ lệ mất việc lên tới 25-50%. Trong cùng thời kỳ, tỷ lệ mất việc làm của các người lao động ở hầu hết các quốc gia khác chưa đến 15%.

Dữ liệu trong báo cáo cho thấy 75,6 triệu lao động giúp việc gia đình (4,5% người lao động) trên thế giới đã phải chịu thiệt hại đáng kể. Điều này dẫn đến gia đình của họ trở nên khó khăn hơn do khoản thu nhập để trang trải cuộc sống của những người này bị giảm xuống hoặc gần như bằng không.

Theo quan điểm của Tổng giám đốc ILO - Guy Ryder, cuộc khủng hoảng đã nêu bật nhu cầu cấp thiết phải công nhận giúp việc gia đình là một công việc chính thức. Điều này để đảm bảo những người lao động sẽ tiếp cận được những ưu đãi, chính sách cơ bản mà một người lao động sẽ được hưởng. Bắt đầu bằng việc mở rộng và thực hiện luật lao động và an sinh xã hội cho tất cả người lao động giúp việc gia đình.

Một thập kỷ trước, việc thông qua Công ước về Người giúp việc gia đình năm 2011 (số 189) đã được ca ngợi là một bước đột phá đối với hàng chục triệu người giúp việc gia đình trên khắp thế giới - hầu hết trong số họ là phụ nữ.

Tuy nhiên, một tỷ lệ lớn lao động giúp việc gia đình (36%) vẫn không thuộc phạm vi điều chỉnh của các luật lao động. Điều này cho thấy tính cấp thiết của việc phải thu hẹp khoảng trống về pháp lý, đặc biệt là ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và các Quốc gia Ả-rập. Những khu vực này được coi là những khu vực hiện khoảng trống về pháp lý lớn nhất.

Ngay cả khi lao động giúp việc gia đình thuộc phạm vi điều chỉnh của luật lao động và bảo trợ xã hội, việc áp dụng những điều luật này vẫn là một vấn đề quan trọng. Theo báo cáo, khoảng 18,8% lao động giúp việc gia đình được hưởng bảo hiểm xã hội liên quan đến công việc họ làm.

Trên thế giới, có khoảng 57,7 triệu phụ nữ làm giúp, chiếm 76,2% tổng số lao động giúp việc gia đình, chiếm phần lớn lực lượng lao động ở châu Âu, Trung Á và châu Mỹ. Trong khi đó, số lượng nam giới làm nghề này nhiều hơn phụ nữ ở các nước Arập (63,4%) và Bắc Phi, và chỉ chiếm dưới một nửa tổng số lao động giúp việc gia đình ở Nam Á (42,6%).

Ở Việt Nam, hầu hết những người làm giúp việc đa phần là phụ nữ. Trong đó, công việc chính của những người này phần lớn là dọn dẹp (chiếm 90%), tiếp theo đó là những công việc như chăm sóc, bảo mẫu (6,6%). Trong khi đó, nam giới ngoài dọn dẹp (chiếm khoảng 70,1%) thì họ còn làm những công việc như lái xe, bảo vệ,…

Báo cáo cũng chỉ ra, phần lớn lao động giúp việc gia đình tập trung ở khu vực ở châu Á - Thái Bình Dương, chiếm khoảng 50% (38,3 triệu). Trong khi đó ở châu Mỹ, tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 25% (17,6 triệu).

Người giúp việc gia đình ngày nay cần được đối xử tốt hơn và có thể tự đại diện để bảo vệ quan điểm và lợi ích của mình. Các tổ chức, hộ gia đình sử dụng lao động giúp việc gia đình đã đang và sẽ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình đạt giúp những người lao động này được hưởng những chính sách lao động như những ngành nghề khác.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
4 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
4 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
55 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
40 phút trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
12 phút trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
14 giờ trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
17 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
1 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.
Ở Việt Nam có xe tay ga Nhật ngang tầm Lead nhưng tiết kiệm xăng bậc nhất: Ăn 1,6L/100km, đang giảm giá
1 ngày trước
Giá bán thực tế của mẫu xe tay ga Nhật này có thể thấp hơn tới khoảng 5,6 triệu đồng so với giá niêm yết trên trang chủ.