Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này

2 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.

Vì sao Su-30  được yêu thích ?

Những năm 1980 là thời kỳ hoàng kim của quân đội Liên Xô. Họ có những hệ thống vũ khí cực kỳ mạnh mẽ như Su-27, MiG-29, S300 SAM, tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov, tàu ngầm lớp Akula & Sierra cùng với Kirov và Typhoon hùng mạnh.

Một viên ngọc quý trong các hệ thống vũ khí được phát triển vào cuối những năm 1980 là Su-30 , kế thừa những ưu điểm của Su-27 cùng những cải tiến vượt trội, đặc biệt là cho phép phi hành đoàn gồm hai người có thể chia sẻ khối lượng công việc, giúp hành trình bay kéo dài hơn.

Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này - Ảnh 1

Máy bay Su-30 SM của Nga trở về tại căn cứ Nga ở Latakia, Syria.

Sukhoi Su-30 là chiến đấu cơ đa năng được lực lượng không quân của hơn 10 quốc gia sử dụng, trong đó có Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Tiêm kích này được biết đến với khả năng không đối không và không đối đất mạnh mẽ, cùng tầm bay xa và hoạt động bền bỉ.

Su-30 đã được chứng minh về khả năng chiến đấu rất hiệu quả và linh hoạt trong nhiều cuộc xung đột trong quá khứ.

Sự ra đời của Su-30 là để khắc phục những vấn đề cố hữu của Su-27. Dù có tầm bay ấn tượng hơn 3200km, máy bay này nhưng lại không được sử dụng nhiều vì nằm ngoài giới hạn sức bền của một phi công duy nhất.

Trong khi đó, không phận Liên Xô rất rộng lớn khiến không quân gặp khó khăn trong việc bao quát, tuần tra. Một máy bay đánh chặn mới có sức bền ấn tượng là cần thiết để bao phủ không phận rộng lớn này.

Không quân Liên Xô không cần một máy bay đánh chặn thông thường, họ muốn một thứ vũ khí có khả năng hoạt động như một máy bay tiêm kích đánh chặn tầm xa hay sở chỉ huy trên không.

Sukhoi đã chọn Su-27UB làm nền tảng cơ sở cho máy bay mới này vì hội tụ đủ phẩm chất. Đây là máy bay chiến đấu nhanh nhẹn nhất thời bấy giờ, có thùng nhiên liệu bên trong lớn và tải trọng ấn tượng. Biến thể mới được công ty định danh là T-10PU, dẫn đến tên gọi không chính thức là Su-27PU.

Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này - Ảnh 2

Máy bay Su-30 MKK của Trung Quốc.

Hai chiếc Su-27UB đã được cả hoán để hai phi công đều có thể lái hoặc điều khiển vũ khí của máy bay. Điều này cho phép các phi công có thể phân công nhiệm vụ và nghỉ ngơi khi cần thiết.

Máy bay cũng nhận được bộ điều hướng mới cùng với các liên kết dữ liệu giúp cải thiện khả năng chỉ huy và điều khiển, chính thức đi vào hoạt động với tên gọi Su-30 .

Sau khi Liên Xô sụp đổ, thị trường trong nước không còn nhu cầu, Sukhoi cung cấp các biến thể tiên tiến của Su-30 cho bất kỳ quốc gia nào sẵn sàng chi tiền, cũng như tùy biến máy bay theo yêu cầu của khách hàng.

Họ cũng cho phép khách hàng sử dụng các hệ thống không phải của Nga cho máy bay của mình, điều mà không quốc gia nào khác cung cấp. Ví dụ như người Mỹ vẫn không cho phép khách mua F-16 sửa đổi hoặc sử dụng các hệ thống không phải của Mỹ (trừ một số trường hợp ngoại lệ). Đây là một trong những lý do Su-30 được yêu thích.

Những quốc gia nào lựa chọn Su-30 ?

Tập đoàn Sukhoi đã sống sót qua giai đoạn sau khi Liên Xô sụp đổ bằng cách bán hàng trăm chiến đấu cơ cho một số quốc gia, đặc biệt là hai khách hàng lớn Ấn Độ và Trung Quốc.

Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này - Ảnh 3

Su-30 MKI của Ấn Độ.

Ấn Độ ban đầu mua Su-30 K cơ bản, tổng cộng 8 chiếc sau đó là 10 chiếc Su-30 MK. Quốc gia này tiếp tục mua 32 chiếc Su-30 MKI, sau đó ký thỏa thuận sản xuất 140 chiếc Su-30 MKI trong nước. Con số này đầu tiên tăng lên 180 chiếc và sau đó là 222 chiếc.

Trung Quốc có thỏa thuận mua Su-30 MKK và phiên bản cải tiến Su-30 MK2. Số lượng máy bay không được xác nhận chính thức, khi một số nguồn cho rằng con số là khoảng 80. Về sau, Trung Quốc bắt đầu sản xuất các bản sao của Su-30 MKK được gọi là J-16.

Malaysia ký hợp đồng mua 18 chiếc Su-30 MKM vào năm 2003 khi quốc gia này quyết định không chọn Boeing F/A-18E/F Super Hornet. Algeria cũng đặt hàng Su-30 và biến thể của nước này được gọi là Su-30 MKA. Algeria ban đầu mua 28 máy bay vào năm 2006, sau đó là 16 chiếc để đổi lấy MiG-29SMT. Gần đây, quốc gia này đã đặt hàng thêm 15 máy bay nữa.

Venezuela cũng vận hành 12 chiếc Su-30 MKV trong khi Uganda và Indonesia vận hành một số lượng nhỏ các sản phẩm phái sinh của Trung Quốc.

Nga đã đặt hàng 60 chiếc Su-30 SM cho lực lượng không quân và thêm 20 chiếc nữa cho lực lượng không quân trên biển. Chúng sau đó đã được triển khai đến Syria và hộ tống các máy bay ném bom của Nga. Kazakhstan cũng tham gia vào cuộc chơi với 4 chiếc Su-30 SM và hứa hẹn sẽ còn tăng thêm về số lượng.

Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này - Ảnh 4

Máy bay Su-30 MKM của Không quân Hoàng gia Malaysia.

Đầu năm ngoái, Ethiopia được xác nhận đã trở thành quốc gia thứ 15 vận hành máy bay chiến đấu hạng nặng hai chỗ ngồi Su-30 của Nga. Ethiopia trước đó từng được cho là sẽ chọn máy bay chiến đấu Rafale nhưng sau đó đã chuyển sang máy bay Nga.

Việc Ethiopia lựa chọn Su-30 thay vì Rafale khá giống với Kazakhstan hồi năm 2023. Bộ trưởng Bộ Phòng không Kazakhstan, Yerzhan Nildibayev khi ấy cho rằng, Su-30 có tỷ lệ "chất lượng - giá cả" tốt hơn so với máy bay Pháp.

Một số quốc gia khác cũng cân nhắc Rafale và Su-30 để lựa chọn mua máy bay chiến đấu, cụ thể là Algeria và Libya, và cả hai quốc gia này sau cùng đã chọn Su-30 . Trong khi đó, không quân Ấn Độ dù đã mua 36 chiếc Rafale nhưng vẫn tiếp tục mở rộng phi đội Su-30 của mình lên tới 270 chiếc.

Su-30 được đánh là một trong những tiêm kích có năng lực tốt nhất hiện nay, cân bằng giữa hiệu năng và chi phí. Điều này giúp hàng trăm chiếc đã được bán và đơn đặt hàng vẫn liên tục gửi về, giữ cho dây chuyền sản xuất của Nga luôn bận rộn.


Xem thêm

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
39 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
20 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
15 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
3 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá
Xem trước Hyundai Tucson 2026: Có điểm như Santa Fe, bỏ máy dầu, có bản PHEV chạy 100km không cần xăng
4 giờ trước
Thế hệ kế tiếp của Hyundai Tucson dự kiến sẽ là mẫu xe quan trọng nhất ra mắt trong năm sau của hãng.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
17 giờ trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
20 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
1 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.
Ở Việt Nam có xe tay ga Nhật ngang tầm Lead nhưng tiết kiệm xăng bậc nhất: Ăn 1,6L/100km, đang giảm giá
1 ngày trước
Giá bán thực tế của mẫu xe tay ga Nhật này có thể thấp hơn tới khoảng 5,6 triệu đồng so với giá niêm yết trên trang chủ.