Khủng hoảng lương thực: "Cơn bão" đang đến gần

13/04/2022 17:04
"Cơn bão đang đến gần" là dự báo các nhà nghiên cứu đưa ra về một cuộc khủng hoảng lương thực trên quy mô toàn cầu.

Nếu COVID-19 làm các khu vực nghèo đói của thế giới thiếu lương thực, thì cuộc xung đột ở Ukraine khiến các nước phát triển lao đao, phải suy nghĩ lại về giá trị của đầu tư vào nông nghiệp và an ninh lương thực.

Khủng hoảng lương thực: Cơn bão đang đến gần - Ảnh 1.

Cấm vận, cấm nhập khẩu, khủng hoảng di cư, đứt gãy chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng do cuộc xung đột tại Ukraine đẩy giá lương thực, thực phẩm lên cao và nguy cơ thiếu hụt toàn diện. (Ảnh minh họa - Ảnh: CNN)

Câu chuyện thế giới khan dầu tưởng như đã là nghiêm trọng, nhưng gần đây, các tổ chức quốc tế tiếp tục đưa ra những cảnh báo về một nguy cơ nguy hiểm hơn đó là thiếu lương thực, nếu cuộc xung đột Nga - Ukraine vẫn tiếp diễn.

Theo CNN, cấm vận, cấm nhập khẩu, khủng hoảng di cư, đứt gãy chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng do cuộc xung đột tại Ukraine đẩy giá lương thực, thực phẩm lên cao và nguy cơ thiếu hụt toàn diện.

Theo dữ liệu của Liên Họp Quốc, cả Nga và Ukraine chiếm 6% lượng hạt toàn cầu, xuất khẩu hơn 16% lượng ngũ cốc gồm lúa mì, ngô, yến mạch và lúa mạch. Không những vậy, hai nước còn cung cấp thức ăn gia súc, gia cầm nên gián tiếp khiến giá thịt gà, thịt lợn tăng theo.

CNBC còn bổ sung thêm, khủng hoảng lương thực sẽ trầm trọng hơn do thiếu nguồn cung phân bón. Hiện nay, Nga đang chiếm tới 11% lượng urê toàn cầu và 48% phân bón nitơ rắn. Cùng với Belarus, Nga đang cung cấp cho thế giới tới 40% lượng kali.

Tuy nhiên, các mặt hàng này của Nga bị cấm xuất khẩu. Còn hồi tháng 2, một nhà sản xuất phân bón lớn của Belarus tuyên bố các hợp đồng vượt quá khả năng của họ.

Việc khan hiếm đã khiến một số loại phân bón tại thị trường Bắc Mỹ tăng giá hơn gấp 2 lần so với năm 2021. Trong khi thực phẩm như tại Mỹ vốn đang gánh chịu áp lực lạm phát, thêm nguồn cung giảm nên cũng tăng giá mạnh. Tuy nhiên đây không phải lần đầu, nên nhiều báo đặt ra câu hỏi về sự chuẩn bị đối với các cuộc khủng hoảng tương lai.

CNN cho rằng có một số biện pháp các doanh nghiệp và chính phủ có thể làm để giảm tác động. Với các nước phát triển, trước hết là đa dạng hóa nguồn cung từ nội địa hoặc từ các thị trường ít bị tác động hơn. Hai là mở kho dự trữ để giảm "cơn khát" ngay. Thứ ba là cần đầu tư nhiều hơn vào sản xuất nông nghiệp. Cuối cùng là giảm lãng phí đồ ăn, nhất là tại Mỹ. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, 30 - 40% nguồn cung thực phẩm của nước này đang bị lãng phí.

Còn với các khu vực khác, các nhà khoa học gợi ý một cách có thể giảm cơn khát lương thực, thực phẩm: đó là gạo, nhưng gạo cũng đang đứng trước nguy cơ thiếu.

Theo Bloomberg, Thái Lan và Việt Nam đang sản xuất được gạo nhiều hơn nhu cầu tiêu thụ trong nước, nhưng Indonesia và Philippines thiếu cho chính nước họ.

Trong khi theo các nhà nghiên cứu, đối với các khu vực như châu Phi cận Sahara và Trung Đông, việc Đông Nam Á sản xuất được thặng dư gạo là điều tối quan trọng. Nó giúp giảm biến động về giá và cung cấp một nguồn gạo ổn định, phải chăng.

Hai năm COVID-19 khiến nhiều khu vực khó khăn của thế giới lâm vào cảnh thiếu đói trầm trọng, nhưng cuộc xung đột ở Ukraine lại khiến các nước phát triển lâm vào cảnh khó khăn khi nguồn cung đứt gãy. Chính vì vậy, theo dự kiến, lương thực có thể trở thành trọng tâm trong các cuộc thảo luận của Hội nghị khí hậu COP 27 diễn ra vào tháng 11 tới tại Ai Cập, với hy vọng giảm hiện tượng ấm lên toàn cầu và ngăn chặn nạn đói trong tương lai.

Tin mới

Phóng viên Mỹ đi triển lãm Bắc Kinh về nói lời cay đắng: Các hãng xe phương Tây thua rồi!
40 phút trước
Một phóng viên của chuyên trang xe điện Mỹ InsideEVs đã có một trải nghiệm khó quên tại triển lãm Bắc Kinh 2024.
Hơn 27.000 đơn VinFast VF 3 quy đổi ra những con số ‘giật mình’: Tiền cọc bằng 10 chiếc Cullinan, đơn mua gấp 46 lần doanh số Mini EV cả năm
45 phút trước
Con số 27.000 đơn đặt mua VinFast VF 3 chỉ sau 3 ngày cho thấy sức hút khủng khiếp của mẫu xe này với người tiêu dùng Việt.
Cuộc chiến phân khúc ô tô nhỏ bình dân: Mẫu xe rẻ nhất nhà Toyota "bứt tốc" mạnh mẽ vẫn hụt hơi trước i10
47 phút trước
Hyundai Grand i10 bất ngờ sa sút phong độ khiến mẫu xe cỡ nhỏ nhà Toyota lần đầu trở thành mẫu xe bán chạy nhất phân khúc.
Giá vàng hôm nay 17/5: Vàng thế giới được dự báo có thể đạt 2.600 USD/ounce
54 phút trước
Giá vàng hôm nay (17/5) giảm nhẹ trên thế giới và ổn định trong nước sau phiên đấu thầu thành công hôm qua của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, giá vàng thế giới được dự báo sẽ sớm đạt mốc 2.600 USD/ounce nếu vượt qua mốc 2.400 USD/ounce.
Đầu mùa mưa giá heo tăng vọt nhưng người nuôi chưa mạnh dạn tái đàn
23 phút trước
Hiện nay, giá heo tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre tăng ở mức cao. Tuy nhiên do một thời gian dài nắng nóng đàn heo chậm lớn và còn nhiễm một số loại bệnh mùa khô làm người chăn nuôi lo ngại dẫn đến việc tái đàn chậm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.349.324 VNĐ / tấn

166.10 JPY / kg

0.79 %

+ 1.30

Đường

SUGAR

10.291.471 VNĐ / tấn

18.34 UScents / lb

-1.66 %

- -0.31

Cacao

COCOA

186.954.380 VNĐ / tấn

7,345.00 USD / mt

-6.35 %

- -498.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

111.421.722 VNĐ / tấn

198.56 UScents / lb

-0.97 %

- -1.95

Đậu nành

SOYBEANS

11.444.628 VNĐ / tấn

1,223.70 UScents / bu

0.59 %

+ 7.20

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.330.751 VNĐ / tấn

368.20 USD / ust

0.05 %

+ 0.20

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.004.794 VNĐ / tấn

44.56 UScents / lb

0.18 %

+ 0.08

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Cây xoài "độc lạ" nhất MXH: Nửa quả vàng ươm, nửa quả vẫn còn "xanh ngắt"
2 giờ trước
Chẳng hiểu vì lý do gì, một cây xoài bỗng cho những quả vô cùng "độc lạ".
Bắc Giang bắt đầu thu hoạch vải thiều, giá tại vườn khoảng 35.000 đồng/kg
6 giờ trước
Nhiều vườn vải thiều tại Bắc Giang bắt đầu cho thu hoạch, mặc dù sản lượng dự kiến giảm 50% nhưng giá thu mua tại vườn cũng không tăng quá mạnh.
Giá heo hơi vào "sóng" tăng sắp chạm mốc 70.000 đồng/kg, nhiều "ông lớn" đua nhau tái đàn
7 giờ trước
Tính từ đầu năm đến nay, giá heo hơi bình quân đã tăng khoảng 25%.
Nguồn cung giảm, giá hồ tiêu tiếp tục tăng
1 ngày trước
Giá hồ tiêu trong nước và xuất khẩu của Việt Nam vẫn ghi nhận tăng, trong khi mùa vụ thu hoạch hồ tiêu đã kết thúc nên nguồn cung sẽ ngày càng giảm. Do vậy, Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) dự báo giá tiêu sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.