Khủng hoảng vận tải gây lạm phát toàn cầu sẽ kéo dài đến 2023

12/12/2021 12:09
Một cuộc khủng hoảng vận chuyển trên toàn cầu có vẻ sẽ còn tiếp diễn, không chỉ làm trì trệ hoạt động lưu thông hàng hóa mà còn thúc đẩy lạm phát tăng cao, dự kiến tới tận năm 2023.

Vận chuyển hàng hóa khó khăn đã trở thành nỗi đau đầu của các nhà kinh tế bởi gây lạm phát quá nóng. Bên cạnh vấn đề vận chuyển, các doanh nghiệp ngày càng lo lắng về nguyên liệu và chi phí lao động. Thậm chí nỗi lo về chi phí có thể sắp vượt qua cả nỗi lo về logistics.

Theo chỉ số Freightos FBX, chi phí vận chuyển một đơn vị container 40 feet (FEU) đã giảm khoảng 15% so với mức cao kỷ lục trên 11.000 USD chạm tới hồi tháng 9. Nhưng trước đại dịch, chi phí cho cùng một thùng hàng đó chỉ là 1.300 USD.

Với 90% hàng hóa trên thế giới được vận chuyển bằng đường biển, chi phí quá cao nguy cơ làm trầm trọng thêm lạm phát toàn cầu - vốn đang ngày càng rắc rối hơn nhiều so với dự đoán.

Peter Sand, nhà phân tích trưởng của hãng tư vấn vận tải biển Xeneta, khẳng định không có hy vọng chi phí vận chuyển container sẽ bình thường trở lại trước năm 2023.

Theo ông Sand: "Điều đó có nghĩa là chi phí logistics tăng không phải là hiện tượng nhất thời", và "Đối với lạm phát, điều đó có nghĩa là rắc rối ... Yếu tố vận chuyển, trong giá cả tổng thể, dù nhỏ nhưng đã, đang và có thể sẽ còn tiếp tục lớn hơn nhiều so với trước đây, thậm chí có thể hình thành mặt bằng giá mới vĩnh viễn từ nay về sau."

Chi phí vận tải đường biển ban đầu tăng vọt sau khi kênh Suez bị tắc nghẽn kéo dài 6 ngày vào tháng 3 gây ra tình ùn ứ trên toàn thế giới. Thị trường thuê tàu vốn đã bị thắt chặt càng trở nên căng thẳng do sự không chắc chắn về những quy định về sử dụng nhiên liệu và khí thải trong tương, khiến các đơn đặt hàng đóng tàu mới giảm xuống mức thấp kỷ lục.

Sau đó, nhu cầu hàng hóa của người tiêu dùng tăng vọt trong bối cảnh khắp nơi trên thế giới thực hiện các biện pháp giãn cách / phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan virus Covid-19, trong khi các xưởng đóng tàu chật vật khó khăn vì tình trạng thiếu lao động liên quan đến Covid-19.

Các nhà phân tích của ngân hàng Berenberg hồi đầu tháng 11 ước tính khoảng 11% khối lượng container chở đầy hàng hóa trên toàn cầu bị tắc nghẽn ở ở các cảng biển hoặc trên đường đi, giảm so với mức cao điểm hồi tháng 8, song vẫn cao hơn rất nhiều so với mức 7% trước khi xảy ra đại dịch Covid-19.

Rắc rối sẽ còn kéo dài đến 2023

Vào cuối tháng 10/2021, tại Los Angeles / Long Beach, một trong những cảng container lớn nhất thế giới, các con tàu mất thời gian gấp đôi so với trước khi đại dịch để có thể được bốc dỡ / bốc xếp hàng và ra khỏi cảng, theo ước tính của RBC Capital Markets.

Mặc dù giai đoạn tồi tệ nhất có thể đã qua, nhưng nhà phân tích Michael Tran của RBC cho rằng trong vài năm tới, giá vận chuyển hàng hóa sẽ chưa thể quay trở lại mức như trước đại dịch. Theo đó, ngay cả khi kế hoạch dỡ thêm 3.500 container mỗi tuần được thực hiện, thì sự ách tắc ở Los Angeles / Long Beach khó có thể giải quyết xong trước năm 2023.

"Giá vận tải giảm vào cuối tháng 9 là một tia sáng sớm lụi tàn. Những gì chún tôi thấy từ góc độ dữ liệu tổng thể là mọi thứ trên thực tế chưa hề tốt lên."

Khủng hoảng vận tải gây lạm phát toàn cầu sẽ kéo dài đến 2023 - Ảnh 1.

Cước vận chuyển container vẫn ở mức gần cao nhất trong lịch sử.

Một báo cáo của Liên hợp quốc vào tháng trước cho biết giá cước vận tải cao đang đe dọa sự phục hồi toàn cầu, cho rằng cước vận tải cao có thể khiến chi phí nhập khẩu trên toàn cầu tăng 11%, và làm giá tiêu dùng tăng thêm 1,5% từ nay đến năm 2023.

Ảnh hưởng không chỉ dừng lại ở đó. Cước vận tải container tăng 10% khiến sản lượng công nghiệp của Mỹ và Châu Âu mất đi hơn 1%.

Giá hàng hóa trở nên ‘méo mó’ 

Liên Hiệp Quốc lưu ý rằng sau khi cộng cước vận tải, giá những mặt hàng giá thành rẻ hơn sẽ bị tăng nhiều hơn so với những mặt hàng giá đắt hơn, và những nước nghèo vốn sản xuất những mặt hàng có giá trị gia tăng thấp, như đồ nội thất hay hàng dệt may, sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng cạnh tranh.

Ben May, người phụ trách bộ phận nghiên cứu vĩ mô của Oxford Economics, cho biết giá bán lẻ một chiếc tủ lạnh chất lượng thấp sẽ tăng 24%, trong khi một chiếc tủ lạnh có thương hiệu và đắt tiền hơn sẽ tăng khoảng 6,5%. "Các công ty có thể dừng xuất khẩu những chiếc tủ lạnh gí rất rẻ, bởi họ không có lãi từ những sản phẩm đó", ông May nói.

Tình trạng ‘bùng nổ’ cước vận chuyển dự kiến ​​sẽ giảm bớt khi các nền kinh tế mở cửa trở lại, cho phép mọi người chi tiêu vào các hoạt động đi lại và ăn uống hơn là quần áo hoặc đồ dùng. Nhưng lý thuyết đó đang bị thách thức bởi các biến thể mới của virus Covid-19 và số tiền tiết kiệm của người tiêu dùng tăng vọt trong giai đoạn đại dịch, khiến cho mọi người có thể cần mua nhiều hàng hóa hơn nữa.

Trong mùa thu nhập vừa qua, hãng sản xuất bánh mì Hasbro, nhà bán lẻ Dollar Tree và hãng hàng tiêu dùng khổng lồ Nestle nằm trong số các công ty than phiền về chi phí vận chuyển hàng hóa tăng vọt và đã quyết định phải tăng giá.

Với tỷ lệ hàng tồn kho trên doanh số bán hàng ở Mỹ hiện gần mức thấp kỷ lục, các doanh nghiệp cũng sẽ cần phải bổ sung thêm lượng hàng dự trữ.

"Điều này sẽ hỗ trợ nhu cầu hàng hóa trong nửa đầu năm tới", các nhà phân tích của Unicredit cho biết.

Khủng hoảng vận tải gây lạm phát toàn cầu sẽ kéo dài đến 2023 - Ảnh 2.

Hàng hóa tồn kho ở Mỹ hiện thấp kỷ lục.

James Gellert, Giám đốc điều hành của công ty phân tích RapidRatings, cho biết: "Những quả bom hẹn giờ này ‘xuyên thủng’ chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp lớn và sẽ gây ra nhiều vấn đề cho những khách hàng tin cậy đối với hàng hóa và dịch vụ của họ", "Tình hình chỉ có thể cải thiện vào mùa xuân tới".

Đơn đặt hàng đóng tàu đã tăng đáng kể trong năm nay. Nhà kinh tế cấp cao Rico Luman của ING dự đoán phải mất ba năm để chế tạo và chuyển giao một chiếc tàu, và như vậy thì phải đến năm 2024 những chiếc tàu năm nay đặt mua mới có thể hạ thủy.

Khủng hoảng vận tải gây lạm phát toàn cầu sẽ kéo dài đến 2023 - Ảnh 3.

Đơn đặt hàng đóng tàu mới tăng mạnh trong năm nay.

Tham khảo: Refinitiv

Tin mới

Hà Tĩnh: Dự án trường đua chó 300 tỷ đồng khu “đất vàng” ven biển, chưa đón khách đã xuống cấp
4 giờ trước
Trung tâm dịch vụ thể thao giải trí đua chó giá trị 300 tỷ nằm tại khu “đất vàng” ven biển xã Xuân Thành, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) hoàn thành năm 2017. Cơ sở này vẫn chưa đi vào hoạt động do thiếu giấy phép, đã xuống cấp nghiêm trọng.
CEO Xiaomi Lôi Quân nói "thất vọng" về các hãng ô tô Trung Quốc: "Ngành công nghiệp ô tô đang quá rập khuôn!"
4 giờ trước
Nhận định này được ông Lôi Quân đưa ra sau Triển lãm ô tô Bắc Kinh 2024.
Dự án hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành bị giảm mức đầu tư hơn 3.600 tỷ đồng
5 giờ trước
Với quyết định của Chính phủ, Dự án hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành vừa bị điều chỉnh giảm mức đầu tư hơn 3.600 tỷ đồng.
Hai khách Tây tố bị tài xế taxi 'chặt chém' 500.000 đồng quãng đường 100m
5 giờ trước
Chính quyền quận Hoàn Kiếm đang xác minh thông tin 2 du khách bị tài xế taxi "chặt chém" 500.000 đồng cho quãng đường khoảng 100m từ Trần Nhật Duật đến phố Chợ Gạo.
Trang trại tằm Việt Nam tại châu Phi sắp được thu hoạch bỗng gặp biến cố chết hàng loạt, ông chủ cầu cứu
6 giờ trước
Tằm lá sắn được ông chủ trang trại tại châu Phi xách tay trứng tằm từ Việt Nam sang, với hy vọng nhân được giống, nuôi làm thực phẩm.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.736.572 VNĐ / tấn

163.30 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

10.814.758 VNĐ / tấn

19.27 UScents / lb

-1.58 %

- -0.31

Cacao

COCOA

225.647.525 VNĐ / tấn

8,864.00 USD / mt

1.94 %

+ 169.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

113.961.844 VNĐ / tấn

203.06 UScents / lb

0.04 %

+ 0.07

Đậu nành

SOYBEANS

11.261.862 VNĐ / tấn

1,204.00 UScents / bu

0.88 %

+ 10.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.452.770 VNĐ / tấn

372.50 USD / ust

-0.11 %

- -0.40

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

24.867.770 VNĐ / tấn

44.31 UScents / lb

3.92 %

+ 1.67

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Nhiều nông sản của Nga đối mặt với nguy cơ mất mùa
8 giờ trước
Đợt lạnh và băng tuyết bất thường vào đầu tháng Năm vừa qua đã đe dọa mất mùa lúa mỳ, ngô, củ cải đường và các loại cây trồng khác ở tỉnh Voronezh, Tula, Tambov và Lipetsk của Nga.
Ấn Độ, Mỹ đua nhau săn mua loại cây hiếm của Việt Nam: Chỉ có dưới 10 quốc gia trên thế giới sở hữu, thu hơn 65 triệu USD kể từ đầu năm
9 giờ trước
Việt Nam giữ ngôi vị xuất khẩu đứng đầu thế giới ở loại cây gia vị lâu đời nhất thế giới này.
Yến sào xuất khẩu chính ngạch sang Pháp
12 giờ trước
Lô hàng tổ yến sào và các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam vừa được thông quan 100% vào Pháp, đạt chuẩn chất lượng kiểm định nghiêm ngặt của thị trường châu Âu.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khảo sát mỏ cát trên sông Hậu
23 giờ trước
Hôm nay 11/5, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có chuyến khảo sát mỏ cát san lấp trên sông Hậu (huyện Trà Ôn, tại Vĩnh Long). Đây mỏ cát cung cấp cho dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.