Kim ngạch rau quả sang Trung Quốc có dễ đạt 3 tỷ USD trong năm nay?

22/04/2019 11:19
Từ ngày 1/5/2019, hải quan Trung Quốc sẽ không thông quan dưa hấu lót rơm, yêu cầu dùng xốp lưới hoặc chất liệu không có vi sinh vật gây hại để bọc trái...

Thời gian gần đây, dư luận xôn xao việc sản phẩm dưa hấu trồng và thu hoạch ở một số địa phương bỗng dưng được dán tem truy xuất nguồn gốc có dòng chữ Trung Quốc. Nhiều người đặt câu hỏi: việc dán tem chữ Trung Quốc như vậy có vi phạm pháp luật nước ta?

Ông Nguyễn Quốc Toản, quyền Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho biết, trong tháng 4/2019, cục đã có Công văn số 339 thông báo thời gian áp dụng quản lý truy xuất nguồn gốc trái cây nhập khẩu của Trung Quốc.

Theo yêu cầu của phía Trung Quốc, từ 1/1/2019, các loại nông sản xuất khẩu sang nước này đều phải đăng ký thông tin nhà vườn, nhà xưởng, bao bì gửi cho hải quan, trong đó có mặt hàng dưa hấu.

Từ ngày 1/5/2019, hải quan Trung Quốc sẽ không thông quan dưa hấu lót rơm, yêu cầu dùng xốp lưới hoặc chất liệu không có vi sinh vật gây hại để bọc trái; đối với mít tươi phải dùng giấy dai Kraft hoặc bao bì là thùng giấy; chuối cũng phải được bọc bằng thùng giấy hoặc túi nhựa... và bao bì phải in thông tin truy xuất nguồn gốc.

Như vậy, trái cây Việt Nam xuất sang Trung Quốc phải dán tem có mã truy xuất nguồn gốc hoặc đóng trong bao bì thùng giấy có thông tin truy xuất nguồn gốc. Vì vậy, đối với những lô sản phẩm dưa hấu dành để xuất khẩu sang Trung Quốc, việc dán tem chữ Trung Quốc là hợp pháp theo thỏa thuận giữa cơ quan chức năng hai nước.

Hiện nước ta chưa ban hành mẫu tem truy xuất nguồn gốc riêng cho sản phẩm rau quả, cũng chưa công bố mẫu tem đến các thị trường thế giới, nên giải pháp tạm thời là "nhờ" vào tem của phía Trung Quốc nhằm xuất khẩu dưa theo hợp đồng đôi bên đã ký. Về lâu dài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ thiết kế mẫu mã tem truy xuất nguồn gốc nông sản chung cho nông sản Việt, để đăng ký với các nước nhập khẩu.

Theo ông Lê Muộn, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Nam, đã kiểm tra những lô dưa hấu trên địa bàn tỉnh, cho thấy dù tem do các nhà nhập khẩu Trung Quốc in và chuyển cho đối tác Việt Nam dán vào sản phẩm, nhưng đều tuân thủ các thông tin truy xuất nguồn gốc của Việt Nam. Đặc biệt, mã vạch trên các tem đều đúng mã vạch 893 của Việt Nam.

Ông Toản cho hay, trước đây, rau quả Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu theo đường tiểu ngạch, rất bấp bênh. Hiện nay, Trung Quốc đã siết chặt đường biên mậu, nên sẽ không còn cửa để xuất khẩu tiểu ngạch nữa. Bù lại, phía bạn đang mở rộng cửa, tạo điều kiện cho Việt Nam xuất khẩu nông sản đi theo đường chính ngạch khi giảm thuế từ 17% trước đây còn 3%-4%.

Để được xuất khẩu ngạch sang Trung Quốc, nông sản, trái cây cần có chứng thư kiểm nghiệm, kiểm dịch do cơ quan quản lý nước xuất khẩu cấp theo mẫu và theo thỏa thuận với phía Trung Quốc. 

Thông tin trên tem nhãn bao gồm thông tin về vườn trồng, cơ sở đóng gói... Danh sách vườn trồng, doanh nghiệp đóng gói phải được cơ quan quản lý nước xuất khẩu thông báo chính thức cho phía Trung Quốc. Đây không phải là quy định mới mà là các quy định đã có từ trước, phù hợp với thông lệ quốc tế, trước đây thực hiện chưa nghiêm.

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, giá trị xuất khẩu rau quả 3 tháng đầu năm 2019 ước đạt 879 triệu USD, giảm 9,3% so với cùng kỳ năm 2018. Trong quý đầu năm, Trung Quốc vẫn đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu rau quả của Việt Nam với 73,1% thị phần. Tuy vậy, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc giảm 17,7% so với cùng kỳ năm 2018.

Năm 2018, trong hơn 3,8 tỷ USD giá trị xuất khẩu của ngành rau quả, thì riêng Trung Quốc đạt gần 2,8 tỷ USD, chiếm 70% tỷ trọng xuất khẩu. Như vậy, Trung Quốc vẫn là thị trường rất lớn cho rau quả Việt Nam mở rộng khối lượng và giá trị xuất khẩu. Đến nay đã có 8 loại trái cây tươi của Việt Nam được phía Trung Quốc cho phép xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc, bao gồm thanh long, dưa hấu, vải, nhãn, chuối, xoài, mít và chôm chôm. Hiện Việt Nam đang đàm phán với Trung Quốc đưa thêm một số trái cây như sầu riêng, bưởi, na, roi, dừa, chanh leo... trong thời gian tới.

Việc tổ chức sản xuất tốt, đầu tư nâng chất lượng hàng xuất khẩu đúng với yêu cầu của thị trường sẽ giúp tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc. Dự báo, trong năm 2019, xuất khẩu rau quả có thể chinh phục thị trường này với giá trị 3 tỷ USD, thậm chí có thể hơn.

Tuy vậy, Hiệp hội Rau quả Việt Nam lại tỏ ra ít kỳ vọng vào việc tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc trong năm nay.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam  cho rằng, lâu nay nhiều người bán hàng kiểu "hàng chợ" với thương nhân Trung Quốc nên giờ lúng túng trước các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn. Chính vì lúng túng, chưa thực hiện được theo các quy định mới, nên kim ngạch xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc trong quý 1 giảm tới 17,7% so với cùng kỳ năm trước. 

Cũng do chính sách siết nhập khẩu tiểu ngạch của Trung Quốc, từ đầu năm đến nay, một số địa phương thu hoạch khoai lang, dứa... đã gặp cảnh dội chợ, giá rẻ vì thương lái Trung Quốc không mua. Gần đây nhất, dứa Lào Cai đã không bán sang Trung Quốc được vì mặt hàng này chưa có trong danh sách được nhập khẩu. Một số xe sầu riêng từ miền Tây chở sang biên giới phải quay đầu về bán nội địa vì lý do tương tự. Doanh nghiệp, nông dân Việt Nam không nên hy vọng có thể xuất khẩu qua đường tiểu ngạch như trước.

Dự báo tình hình tiêu thụ trái cây năm nay sẽ khó khăn do Việt Nam vẫn chưa mở thêm được mặt hàng nào mới sang Trung Quốc. Nếu trước đây, xuất khẩu tiểu ngạch thì mọi rau quả đều có thể đưa được sang Trung Quốc, nhưng năm nay sẽ chỉ có 8 loại trái cây được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường này.  

"Phải mất 5-10 năm mới mở cửa được một loại trái cây tươi. Tình hình này, chúng tôi khuyến cáo nông dân không nên trồng quá nhiều mặt hàng như khoai lang, sầu riêng... để chờ thị trường Trung Quốc vì rất rủi ro. Nông dân chỉ nên trồng những mặt hàng đã xác định rõ đầu ra", ông Nguyên nói.

Tin mới

Mỹ vừa chốt đơn hơn 1 tỷ USD một 'mỏ vàng' của Việt Nam: thuế nhập khẩu 25%, nước ta là ông lớn thứ 3 thế giới
10 giờ trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở mặt hàng tỷ đô này sau khi vượt qua Nhật Bản.
Thị trường nhan nhản lòng se điếu: Thực khách đang bị lừa trắng trợn?
3 giờ trước
Trên thị trường dễ dàng bắt gặp những hàng, quán mời chào khách ăn đặc sản lòng se điếu, nhưng chỉ người có kinh nghiệm mới biết đó hầu hết không phải "hàng xịn".
LG ra mắt máy giặt sấy AI thế hệ mới: Có khả năng ghi nhớ thói quen của người dùng, mô phỏng cả giặt tay
4 giờ trước
Công nghệ LG AI DD 2.0 với khả năng thấu cảm được trang bị trong sản phẩm máy giặt mới nhất của LG giúp mang đến trải nghiệm giặt giũ thông minh hơn với người tiêu dùng.
Tôi từng nghĩ sẽ bỏ hết iPhone, Samsung để mua điện thoại hãng khác, nhưng lại "quay xe" ngay vì lý do này
4 giờ trước
Nhiều người sẽ cảm thấy chán iPhone hay Samsung vì thiếu sự đổi mới trong những năm gần đây, nhưng việc rời bỏ để mua điện thoại hãng khác hóa ra không hề dễ.
Starbucks muốn khách hàng vừa ăn kẹo cu đơ vừa uống matcha latte?
4 giờ trước
Starbucks đã chính thức có mặt tại Hà Tĩnh với cửa hàng đầu tiên đặt tại khách sạn Meliá Vinpearl. Cửa hàng này nằm trong chiến lược mở rộng ra các tỉnh thành mới của thương hiệu cà phê Mỹ tại Việt Nam.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.684.248 VNĐ / tấn

172.20 JPY / kg

0.12 %

- 0.20

Đường

SUGAR

9.930.441 VNĐ / tấn

17.35 UScents / lb

0.52 %

- 0.09

Cacao

COCOA

231.709.065 VNĐ / tấn

8,925.00 USD / mt

4.78 %

+ 407.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

231.347.797 VNĐ / tấn

404.20 UScents / lb

1.14 %

+ 4.57

Gạo

RICE

14.884 VNĐ / tấn

12.60 USD / CWT

1.25 %

+ 0.16

Đậu nành

SOYBEANS

9.997.214 VNĐ / tấn

1,048.00 UScents / bu

1.28 %

+ 13.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.423.704 VNĐ / tấn

294.35 USD / ust

0.50 %

+ 1.45

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Cám cảnh 'trái cây vua': Tiểu thương thờ ơ, người trồng mỏi mòn chờ khách
7 giờ trước
Dù giá sầu riêng Ri6 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã giảm sâu xuống chỉ còn khoảng 25.000 đồng/kg - mức thấp hiếm thấy trong nhiều vụ gần đây, nhưng nghịch lý là thương lái vẫn thờ ơ, không mặn mà thu mua. Sầu riêng đã vào mùa thu hoạch, lo ngại trái rụng hỏng, nhiều nông dân buộc phải mang sầu riêng ra bày bán dọc các tuyến quốc lộ, vừa bán vừa ngóng người mua trong tâm thế bất an và thua lỗ cận kề.
Thuế nhập khẩu 0%, hàng trăm nghìn tấn 'báu vật' từ Mỹ vừa đổ bộ với giá siêu rẻ: Việt Nam tiêu thụ đứng thứ 3 thế giới
8 giờ trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Mỹ vào Việt Nam đã tăng gần gấp đôi trong khi giá giảm mạnh.
Một đối thủ sầu riêng của Việt Nam tại Trung Quốc tự tin tăng trưởng 2 chữ số bất chấp mất mùa: Giá tăng mạnh do khan hiếm, tuyên bố ‘chúng tôi không cạnh tranh với Thái Lan’
1 ngày trước
“Chúng tôi không cạnh tranh với sầu riêng Thái Lan vì giá cả và chất lượng là hai vấn đề hoàn toàn riêng biệt”, đại diện phòng thương mại quốc gia này chia sẻ.
Không phải sầu riêng, loại quả của Việt Nam khiến Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp Mỹ phải tấm tắc khen ngon 10/10: thuế nhập khẩu 0%, sản lượng hơn 900 nghìn tấn/năm
1 ngày trước
Loại quả của Việt Nam được người Mỹ ưa chuộng hơn cả hàng 'Made in China'.