Kinh tế Hà Nội bị tác động như thế nào trong thời Covid-19 bủa vây?

03/04/2020 11:09
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý I/2020 ước tính tăng 3,72% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất so với cùng kỳ nhiều năm gần đây.

Số liệu của Cục Thống kê Hà Nội cho biết GRDP quý I/2020 ước tính tăng 3,72% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng thấp so với cùng kỳ nhiều năm gần đây. 

Kinh tế Hà Nội bị tác động như thế nào trong thời Covid-19 bủa vây? - Ảnh 1.

Trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm 1,17%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,46%; khu vực dịch vụ tăng 3,2%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 4,7%.

Kinh tế Hà Nội bị tác động như thế nào trong thời Covid-19 bủa vây? - Ảnh 2.

Lý do tăng trưởng quý I giảm chủ yếu do ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, đặc biệt là các ngành du lịch, vận tải, lưu trú, ăn uống, công nghiệp chế biến, chế tạo, hoạt động xuất nhập khẩu và một số ngành dịch vụ khác.

Khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản giảm 1,17% so cùng kỳ năm trước làm giảm 0,03% điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm, chủ yếu do chăn nuôi lợn bị ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi từ năm 2019 (sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng quý I ước tính giảm 41,2% so với cùng kỳ năm trước).

Bên cạnh đó, sản lượng một số cây vụ đông năm nay cũng giảm so cùng kỳ do diện tích gieo trồng giảm; riêng chăn nuôi gia cầm và hoạt động thủy sản tiếp tục tăng khá.

Khu vực công nghiệp - xây dựng quý I tăng 5,46% so với cùng kỳ năm trước đóng góp 0,96 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của Thành phố. 

Cùng với xu hướng của cả nước, sản xuất công nghiệp quý I/2020 của Hà Nội chỉ đạt mức tăng 5,09% so với cùng kỳ năm trước (mức tăng thấp nhất của quý I trong một số năm gần đây 4 ), đóng góp 0,64 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn. 

Nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến ngành chế biến, chế tạo đặc biệt là những ngành sản xuất, xuất khẩu sản phẩm và sử dụng nhiều nguyên, vật liệu, phụ kiện xuất xứ từ Trung Quốc. 

Bên cạnh đó, Nghị định 100/2019 của Chính phủ cũng ảnh hưởng đến ngành chế biến thực phẩm, đồ uống. Ngành xây dựng quý I/2020 tăng 6,35% (thấp hơn mức tăng 10% của cùng kỳ năm 2019), đóng góp 0,33 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn.

Khu vực dịch vụ quý I/2020 ước tính tăng 3,2% so cùng kỳ năm trước đóng góp 2,12 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn. 

Trong đó: Ngành bán buôn, bán lẻ mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các hệ thống cửa hàng bán lẻ vắng khách hơn nhưng do nhu cầu hàng hóa thiết yếu tăng và người dân tăng lượng mua cho mỗi lần mua sắm, đồng thời các cơ sở kinh doanh cũng đẩy mạnh hình thức thương mại điện tử, mua sắm trực tuyến (Doanh thu từ thương mại điện tử của một số đơn vị tăng từ 20-30%), góp phần duy trì mức tăng trưởng.

Kinh tế Hà Nội bị tác động như thế nào trong thời Covid-19 bủa vây? - Ảnh 3.

Giá trị tăng thêm ngành bán buôn, bán lẻ quý I tăng 7,1%, đóng góp 0,71 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm. Ngành thông tin, truyền thông quý I/2020 tiếp tục đạt mức tăng trưởng 7,65%.

Các ngành vận tải, kho bãi, khách sạn nhà hàng, du lịch, vui chơi giải trí bị ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Trong đó: Giá trị tăng thêm ngành vận tải, kho bãi giảm 5,15% so với cùng kỳ năm trước, làm giảm 0,39% điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm trên địa bàn Hà Nội.

Ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 21,77% làm giảm 0,59 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm. Hoạt động nghệ thuật, vui chơi và giải trí giảm 7,41%, làm giảm 0,05 điểm phần trăm mức tăng tổng giá trị tăng thêm.

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (trong đó doanh thu từ du lịch, lữ hành chiếm 25%) giảm 5,95%. Hoạt động giáo dục đào tạo do từ sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán, toàn bộ học sinh các cấp và sinh viên các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn đều nghỉ học để tránh lây lan dịch bệnh, nên giá trị tăng thêm chỉ tăng 3,74% so với cùng kỳ năm trước (Quý I/2019 tăng 6,87%).

Các ngành còn lại: Tài chính, ngân hàng; kinh doanh bất động sản; khoa học công nghệ; quản lý Nhà nước; an ninh quốc phòng; dịch vụ khác… duy trì tốc độ tăng trưởng, tuy nhiên nhìn chung mức tăng thấp hơn cùng kỳ năm trước.

Kinh tế Hà Nội bị tác động như thế nào trong thời Covid-19 bủa vây? - Ảnh 4.


Tin mới

Sedan hạng B rầm rộ giảm giá đẩy doanh số: Hyundai Accent, Toyota Vios lập đáy mới - giá thấp nhất chỉ từ 400 triệu đồng, rẻ ngang Kia Morning
2 giờ trước
Hyundai Accent, Toyota Vios hay Honda City đang nhận hàng loạt chương trình ưu đãi tại đại lý. Mức giảm tiền mặt và khuyến mãi phụ kiện lên đến hàng chục triệu đồng.
Sốc vì vé máy bay sang Châu Âu không đắt hơn chặng nội địa là bao, đi Úc cũng chỉ có 6 triệu khứ hồi
39 phút trước
Cùng ngày, cùng thời điểm, cùng hãng vậy mà giá vé máy bay từ TP.HCM đi Thái Lan còn rẻ hơn từ TP.HCM ra Hà Nội, khiến du khách Việt đổ xô xuất ngoại du lịch dịp lễ 30/4 - 1/5.
Không chỉ bán xe, VinFast sắp bán 1 thứ được nhiều “ông lớn” theo đuổi, có thể thu về hàng tỷ USD
16 phút trước
Theo chia sẻ của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, VinFast sẽ bán thứ này không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác.
Chuyên gia: Ngay khi mua flagship Samsung, đừng lấy thêm thứ này vì 'có vấn đề'
54 phút trước
"Cảnh báo" này đến từ trang tin công nghệ uy tín GSM Arena.
"Không thể tin nổi": Ngay tại quê nhà, người Hàn Quốc giờ đây mê iPhone hơn cả điện thoại Samsung?
10 phút trước
Khi ngày càng mất nhiều người dùng ở Trung Quốc vì Huawei, Apple có thể được an ủi khi iPhone đang được nhiều người Hàn Quốc ưa chuộng hơn.

Tin cùng chuyên mục

BYD Han EV sắp về Việt Nam dễ ‘hot’: Dáng như Taycan, chạy Hà Nội - Quảng Trị chỉ cần 1 lần sạc
35 phút trước
BYD Han EV được xem là mẫu xe flagship của hãng xe đến từ Trung Quốc và đang được lên kế hoạch đưa về Việt Nam trong thời gian tới.
MG "nhá hàng" sắp ra mắt mẫu xe điện đầu tiên ở Việt Nam: Có thể là SUV đô thị, giá bán vẫn còn là ẩn số
5 giờ trước
MG đã hé lộ thông tin về sự xuất hiện của mẫu xe điện mới tại thị trường Việt Nam.
Ngày mai 26/4, sẽ thông xe cầu Trần Hoàng Na bắc qua sông Cần Thơ
13 giờ trước
Ngày mai 26/4, cầu Trần Hoàng Na sẽ thông xe sau nhiều lần trễ hẹn. Đây là thông tin được đưa ra từ Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (Ban quản lý dự án ODA) TP.Cần Thơ.
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: Việt Nam chỉ có 18 tháng để quyết định với ngành bán dẫn
15 giờ trước
Theo chia sẻ của Chủ tịch Tập đoàn FPT ông Trương Gia Bình, cách đây một tuần trong buổi gặp mặt, đại sứ Mỹ, đại sứ Nhật Bản, đại sứ Singapore nói rằng, cơ hội của Việt Nam rất lớn, nhưng chỉ có 18 tháng thôi.