Kinh tế số: Không để chính sách "đuổi" doanh nghiệp ra khỏi Việt Nam

07/09/2018 20:56
"Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng cho Cách mạng Công nghiệp 4.0" bởi các chỉ số liên quan đến đổi mới và sáng tạo còn ở mức thấp...

Việt Nam có chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế số, tận dụng cơ hội từ Cách mạng Công nghiệp 4.0 nhưng môi trường kinh tế số của Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập.

"Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng cho Cách mạng Công nghiệp 4.0", đó là nhận định được TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra ngay trước thềm diễn ra Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ASEAN về Cách mạng Công nghiệp 4.0 tại Hà Nội vào ngày 11-13/9.

Lý do, theo ông Cung, là bởi các chỉ số liên quan đến đổi mới và sáng tạo ở Việt Nam còn ở mức thấp. Dẫn báo cáo được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố gần đây nhất, ông Cung cho rằng, Việt Nam thuộc vào nhóm các quốc gia "trứng nước" về công nghệ và đổi mới.

Cụ thể, Việt Nam xếp hạng 70 về nguồn nhân lực, trong đó các chỉ số về lao động có chuyên môn cao, chất lượng đại học lần lượt xếp hạng 81 và 75. Chỉ số công nghệ và đổi mới sáng tạo xếp hạng 90 trong đó đứng thứ 92 về nền tảng công nghệ và thứ 77 về năng lực sáng tạo.

Trong số những nước ở khu vực Đông Nam Á được báo cáo của WEF đánh giá, Việt Nam đứng sau Singapore và Malaysia (hai nước thuộc nhóm 25 nước "dẫn đầu"), Thái Lan và Philippines (hai nước thuộc nhóm 10 nước "có kế thừa"). Việt Nam cũng đứng sau Indonesia và chỉ trên Campuchia, là hai nước cùng nhóm 58 nước "trứng nước" với Việt Nam. Đông Nam Á không có nước nào thuộc nhóm 7 nước "tiềm năng cao".

Nhưng theo ông Cung, vấn đề đáng quan ngại đối với Việt Nam hiện nay chính là môi trường kinh doanh cho sự phát triển của ngành kinh tế số đang có nhiều vấn đề. Chỉ số đánh giá sự nghiêm ngặt của các quy định pháp luật liên quan tới kinh tế số của Việt Nam được xếp ở mức 0,45 điểm, cao hơn rất nhiều so với mức trung bình của các nước được WEF đánh giá, tương đương với vị trí thứ 5 trong bảng xếp hạng của WEF. "Điều này cho thấy chính sách pháp luật của chúng ta đang có nhiều quy định bất cập, gây trở ngại cho hoạt động thương mại, đầu tư, dịch vụ liên quan tới công nghệ", ông Cung nhận định.

Dẫn câu chuyện tranh cãi gần đây giữa hình thức gọi xe Grab, Uber... với hình thức taxi truyền thống hay hàng loạt doanh nghiệp startups phải sang Singapore để đăng ký kinh doanh... ông Cung cho rằng sẽ không có môi trường thuận lợi cho tài năng số, lực lượng lao động có kỹ năng về kinh tế số có môi trường để hiện thực nó nếu chúng ta không có những thay đổi về tư duy quản lý kinh tế theo hướng Cách mạng Công nghiệp 4.0.

"Đó là cái mà chúng ta cần suy nghĩ, những thứ mà chúng ta đang làm hiện nay hoàn toàn không phù hợp với thời đại công nghiệp 4.0 và kỷ nguyên kinh tế số", TS. Cung nói.

Trong khi Việt Nam đang có chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh số nhưng vẫn được xếp vào nhóm "trứng nước" thì có tới 25 nước thuộc nhóm dẫn đầu được hưởng lợi từ Cách mạng Công nghiệp 4.0 (Mỹ, Anh, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Áo, Bỉ, Canada, Trung Quốc, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Ireland, Israel, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Hà Lan, Ba Lan, Singapore, Slovenia, Tây Ban Nha). Nhóm này hiện chiếm hơn 75% giá trị sản xuất toàn cầu và tiếp tục có khả năng tăng trưởng thị phần trong tương lai.

Vì vậy, vị chuyên gia đến từ CIEM cảnh báo Việt Nam cần phải nhanh chóng "cùng tư duy, cùng suy nghĩ, thúc đẩy cho quá trình cải cách nhất là khi trong thời đại Cách mạng Công nghiệp 4.0 hay 5.0 mà kỷ nguyên kinh tế số ở Việt Nam vẫn chỉ là trên giấy tờ, trên hội nghị".

Theo đó, ông Cung cho rằng Cách mạng Công nghiệp 4.0 cần suy nghĩ hành động hơn là các tuyên bố khẩu hiệu và cũng phải bắt đầu bằng tư duy, thể chế, hạ tầng và các kế hoạch hành động cụ thể. "Những quy định sắp tới ban hành, nếu chúng ta không thay đổi, vẫn theo lối đưa ra các điều kiện kinh doanh can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp; thêm các giấy phép con, cháu, chúng ta sẽ tiến nhanh hơn quá trình đuổi doanh nghiệp ra khỏi Việt Nam sớm hơn", ông Cung nói và thêm rằng "Hay chúng ta kêu gọi nhân tài Việt Nam ở nước ngoài về đóng góp xây dựng kinh tế trong nước. Nhưng trước hết chúng ta hãy phát huy hết trí tuệ người trong nước vì chừng nào thể chế kinh tế còn bất cập, môi trường kinh doanh còn chưa minh bạch, người Việt còn phải ra Singapore để thành lập doanh nghiệp thì người ở Việt Nam vẫn sẽ ra đi và người Việt Nam ở nước ngoài cũng khó trở về".

Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN (WEF ASEAN) từ ngày 11-13/9/2018 tại Hà Nội là một trong những hoạt động đối ngoại đa phương lớn được tổ chức ở Việt Nam trong năm 2018 với sự tham dự của lãnh đạo cấp cao nhiều nước ASEAN và khu vực, các tổ chức quốc tế lớn và gần 1.000 lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu ASEAN.

Với chủ đề "ASEAN 4.0: tinh thần doanh nghiệp và Cách mạng công nghiệp 4.0", Diễn đàn là cơ hội để nhìn nhận, đánh giá đúng tầm vóc và tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đối với các nước ASEAN và khu vực, đặc biệt là tác động đến doanh nghiệp và người dân. Trên cơ sở đó, chia sẻ các ý tưởng, tầm nhìn, các hướng đi và chính sách phù hợp để khơi dậy tiềm năng, sức sáng tạo và sự năng động của doanh nghiệp và người dân...

Tin mới

Trung Quốc mua hàng triệu tấn 'vàng trắng' để theo đuổi giấc mơ xe điện, nhưng lại giảm nhập từ Việt Nam
5 phút trước
Trung Quốc là thị trường chiếm 72% tổng giá trị xuất khẩu của cao su của Việt Nam nhưng đang có xu hướng giảm nhập khẩu từ ta.
Attrage rẻ nhất hơn 340 triệu đồng, Xforce bản ‘cận trung’ tiệm cận giá tiêu chuẩn và nhiều xe Mitsubishi khác có khuyến mãi tháng 5 này
2 giờ trước
4 mẫu xe có doanh số tốt nhất của Mitsubishi đều có khuyến mãi. Có mẫu được bán song song cả xe sản xuất từ năm ngoái với mức hỗ trợ giá khác biệt.
Đua quyết liệt trên thị trường xe máy điện, hãng xe Việt bỏ xa loạt ông lớn
2 giờ trước
Thị trường xe máy điện Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy mạnh mẽ, với sự gia nhập và cạnh tranh quyết liệu của loạt thương hiệu lớn nhỏ.
Cảnh báo của công an về ưu đãi “phòng 5 sao giá 500.000 đồng/đêm”
3 giờ trước
Công an Đà Nẵng hướng dẫn người dân, du khách cách kiểm tra tính xác thực của các khách sạn để tránh chiêu lừa đặt phòng trong dịp cao điểm du lịch.
Ông Trump muốn áp thuế ngay lập tức phim sản xuất bên ngoài nước Mỹ để 'cứu Hollywood khỏi cái chết rất nhanh'
3 giờ trước
Tổng thống Donald Trump đang lên kế hoạch áp thuế 100% đối với các bộ phim được sản xuất bên ngoài Hoa Kỳ.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Thịt bò

BEEF

1.319.750.174 VNĐ / tấn

319.45 BRL / kg

0.19 %

+ 0.60

Thịt gà

CHICKEN

36.314.303 VNĐ / tấn

8.79 BRL / kg

1.50 %

+ 0.13

Thịt heo

LEAN HOGS

5.286.750 VNĐ / tấn

92.25 USD / lbs

0.75 %

- 0.70

» Xem tất cả giá Thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Ngã ngửa với 'sữa cỏ': Quảng cáo rất bốc, chất lượng tù mù
4 giờ trước
Bằng những lời quảng cáo “nổ” về công dụng thần thánh như giúp trẻ tăng cân thần tốc, phát triển chiều cao sau 3-6 tháng… ma trận “sữa cỏ” đang âm thầm bủa vây người tiêu dùng Việt. Các loại sữa này thâm nhập sâu vào hệ thống đại lý và phủ khắp các kênh bán hàng online khiến người tiêu dùng rối bời.
Người Việt biến lá rau dại thành "lá vàng", hái đếm tiền không xuể
21 giờ trước
Loại rau dại này mọc khắp Việt Nam, được ưa chuộng khi sở hữu tới hai giá trị đặc biệt cho người Việt.
Cô gái tiết lộ về nghề "đi ăn miễn phí" ở nhiều nhà hàng hot tại Việt Nam, netizen rần rần ứng tuyển và điều mà người trong cuộc nói
22 giờ trước
Một công việc nghe như mơ là đi ăn không mất tiền tại loạt nhà hàng nổi tiếng đang khiến cộng đồng mạng xôn xao, nhưng thực tế đằng sau lại không "ngon ăn" như nhiều người tưởng.
'Siêu thực phẩm' của Việt Nam được Trung Quốc đặc biệt ưa chuộng: Xuất khẩu tăng mạnh 125%, nhưng Mỹ mới là 'mỏ vàng' lớn nhất
1 ngày trước
Xuất khẩu mặt hàng này sang các thị trường chính đều ghi nhận mức tăng trưởng mạnh.