Lâm Đồng: Hàng triệu cành hoa xuất khẩu sang Australia nguy cơ thành phân bónicon

Người trồng hoa tại TP Đà Lạt, Lâm Đồng đang đứng ngồi không yên vì hàng ngàn cành hoa không bán được, nguy cơ phải vứt bỏ, tiêu hủy làm phân bón.

Người trồng hoa tại TP Đà Lạt, Lâm Đồng đang đứng ngồi không yên vì hàng ngàn cành hoa không bán được, nguy cơ phải vứt bỏ, tiêu hủy làm phân bón.

 

Ông Aad GorDijn, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đà Lạt Hasfarm cho biết, công ty hiện liên kết với hơn 200 hộ nông hộ trồng hoa ở Lâm Đồng. Việc xuất khẩu hoa sang Australia được thực hiện theo một quy trình nghiêm ngặt theo yêu cầu của đối tác.

Để xuất khẩu hoa cúc và hoa cẩm chướng cắt cành sang Australia cần phải sử dụng hoạt chất Glyphosate để triệt mầm hoa theo yêu cầu (ngâm 35cm cành hoa trong dung dịch 0,5% hoạt chất trên trong vòng 20 phút). 

Lâm Đồng: Hàng triệu cành hoa xuất khẩu sang Australia nguy cơ thành phân bón
Hàng ngàn cành hoa cúc của Công ty TNHH Đà Lạt Hasfarm phải vứt bỏ do không xuất khẩu được sang Australia.

Tuy nhiên theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ ngày 1/7/2021, các loại thuốc bảo vệ thực vật có chứa Glyphosate bị cấm sử dụng trong nước. Với quy định này, từ nay đến cuối năm, gần 20 triệu cành hoa sẽ bị tiêu huỷ, trở thành phân bón.

"Chúng tôi đã mất nhiều năm để xây dựng thị trường ở Australia, đây là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của chúng tôi. Việc kinh doanh này của chúng tôi sẽ được chuyển cho các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc vì Trung Quốc vẫn cho phép sử dụng Glyphosate", ông Aad GorDijn cho biết.

Australia là thị trường xuất khẩu hoa truyền thống hơn 23 năm qua của cty TNHH Đà Lạt Hasfarm và đang tăng trưởng liên tục trong thời gian gần đây lên tới hơn 30 triệu cành hoa và lá trang trí, mang lại doanh thu 5,5 triệu USD/năm. Đây là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Hasfarm sau Nhật Bản.

Việc dừng, không sử dụng Glyphosate trong xử lý mầm hoa sẽ kéo theo hàng loạt những thiệt hại và lớn nhất chính là đứt gãy chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp và người trồng hoa ở Đà Lạt. Tiếp đến là mất đi thị trường xuất khẩu hoa tiềm năng.

Ông Lê Mỹ Thành ở phường 7, TP Đà Lạt có 0.7ha trồng hoa cúc cũng đang rầu rĩ vì vườn hoa của ông liên kết sản xuất với Công ty TNHH Đà Lạt Hasfarm sắp bước vào vụ thu hoạch nhưng không biết bán cho ai.

"Bây giờ cứ ra vườn chăm hoa vậy thôi, nhưng bây giờ không xuất khẩu được, nhìn hoa chăm cả năm trời mà giờ phải cắt bỏ, xót xa lắm", ông Thành nói.

Lâm Đồng: Hàng triệu cành hoa xuất khẩu sang Australia nguy cơ thành phân bón
Công nhân Công ty TNHH Đà Lạt Hasfarm đổ hoa vứt bỏ.

Ông Nguyễn Đình Sơn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Lâm Đồng cho biết, không riêng công ty Đà Lạt Hasfarm mà Lâm Đồng hiện có 6 doanh nghiệp đang trồng hoa xuất khẩu đi Australia, nếu không có biện pháp cấp bách lúc này thì hơn 40 triệu cành, giống hoa sẽ đổ bỏ, cần có biện pháp tạm thời trước khi chờ thỏa thuận giữa 2 nước.

Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng cho biết, tỉnh đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phương án tạm thời cho sử dụng 350lit glyphosate/năm dưới sự quản lý chặt chẽ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng để hoa có thể xuất khẩu ít nhất trong giai đoạn dịch bệnh này, cứu doanh nghiệp khỏi nguy cơ phá sản.

Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng cũng đề nghị Bộ hỗ trợ làm việc với các cơ quan chức năng của Australia để đàm phán việc cho phép sử dụng hoạt chất thay thế Glyphosate trong xử lý triệt mầm hoa cúc và cẩm chướng cắt cành xuất khẩu sang thị trường lớn mạnh này.

(Theo VTC News)

Tin mới

Phát hiện 11.500 hộp trà, sữa hạt 'quảng cáo công dụng quá mức'
6 giờ trước
11.500 hộp gồm trà, sữa hạt, viên uống của Công ty Thảo dược Mộc Can ghi nhãn sai sự thật, mô tả công dụng gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh.
Loại quả chát xít, ngày xưa ăn với muối ớt “cho vui”, giờ thành đặc sản phố cổ Hà Nội khiến khách Tây phát cuồng
6 giờ trước
Từng là món quà vặt gắn liền tuổi thơ, loại quả này nay đã thành đặc sản Hà Nội, khiến cả du khách nước ngoài cũng mê mẩn.
Con số gây bất ngờ, vượt xa kỳ vọng ở thành phố đang lưu hành 9 triệu xe máy
6 giờ trước
Mục tiêu của chiến dịch là để giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm từ xe máy.
‘Nên hỗ trợ chi phí cho chủ xe nâng cấp để đạt chuẩn khí thải’
6 giờ trước
Cựu Tổng Thư ký VAMA, ông Vũ Tấn Công, cho rằng dự thảo quy chuẩn quốc gia về khí thải đối với ô tô có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường, nhưng để thành hiện thực cần đáp ứng nhiều yếu tố.
Đề xuất quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
6 giờ trước
Bộ Công Thương đề xuất các thương nhân xuất khẩu gạo phải nộp báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng trước ngày 20 hằng tháng, báo cáo về lượng thóc, gạo tồn kho, phân theo từng chủng loại và phẩm cấp trước ngày 5.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.728.016 VNĐ / tấn

172.40 JPY / kg

1.71 %

- 3.00

Đường

SUGAR

10.012.176 VNĐ / tấn

17.52 UScents / lb

0.85 %

- 0.15

Cacao

COCOA

282.492.507 VNĐ / tấn

10,898.00 USD / mt

6.25 %

+ 641.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

214.095.990 VNĐ / tấn

374.64 UScents / lb

2.14 %

- 8.18

Gạo

RICE

15.050 VNĐ / tấn

12.76 USD / CWT

1.16 %

- 0.15

Đậu nành

SOYBEANS

10.000.744 VNĐ / tấn

1,050.00 UScents / bu

0.12 %

- 1.30

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.443.488 VNĐ / tấn

295.50 USD / ust

1.50 %

- 4.50

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam có cà phê đặc sản, giá cao gấp đôi mặt bằng thế giới
7 giờ trước
Ông Trịnh Đức Minh - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột - cho biết, mục tiêu xuất khẩu cà phê trong năm nay có thể vượt mốc 6 tỷ USD. Đáng chú ý, Việt Nam đã bắt đầu sản xuất cà phê đặc sản, giá bán cao gấp rưỡi đến gấp đôi so với mặt bằng thế giới.
Đối thủ sầu riêng mới nổi chính thức gia nhập thị trường Trung Quốc: Muốn đe dọa thị phần Thái Lan, Việt Nam nhưng chuyên gia nhận xét còn thiếu một điều quan trọng
9 giờ trước
Sầu riêng của quốc gia này được đánh giá có giá trị thị trường cao do quá trình trồng trọt tốn nhiều công sức và diện tích đất thích hợp để trồng trọt ở nước này có hạn.
Lý do Việt Nam có thể nhập khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới
10 giờ trước
Việt Nam từ lâu được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Thế nhưng, theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), Việt Nam lại có thể trở thành nước nhập khẩu gạo lớn thứ hai toàn cầu trong thời gian tới.
Khan hàng loại quả xuất khẩu tỉ USD, giá tăng mạnh
10 giờ trước
Đơn hàng xuất khẩu dồn dập nhưng một số doanh nghiệp phản ánh khó mua quả dừa tươi do khan hiếm nguồn cung.