Lập vòng vây kiểm soát, bảo vệ vùng vải thiều 7.000 tỷicon

UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu gấp rút lập các chốt kiểm tra y tế dịch Covid-19 trên các tuyến đường trục chính vào các vùng sản xuất vải thiều Lục Ngạn, Tân Yên nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ vải thiều.

UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu gấp rút lập các chốt kiểm tra y tế dịch Covid-19 trên các tuyến đường trục chính vào các vùng sản xuất vải thiều Lục Ngạn, Tân Yên nhằm đảm bảo không ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ vải thiều.

 

Cụ thể, trong kế hoạch sản xuất vải thiều đảm bảo an toàn dịch bệnh năm 2021 do UBND tỉnh Bắc Giang ban hành ngày 13/5 nêu rõ, thời gian thu hoạch vải chín sớm sẽ tập trung thu hoạch từ ngày 20/5-10/6, vải chính vụ sẽ thu hoạch từ ngày 10/6-20/7. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và trong nước vẫn diễn biến hết sức phức tạp, ảnh hưởng đến công tác sản xuất và tiêu thụ quả vải thiều. 

Để sản xuất vải thiều năm 2021 giành thắng lợi, tỉnh yêu cầu lập chốt kiểm tra y tế trên các tuyến đường trục chính vào các vùng sản xuất vải thiều tập trung, bao gồm: kiểm tra, khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt, phun khử khuẩn toàn bộ phương tiện ra vào vùng trồng vải thiều, xong trước ngày 15/5. Đưa đi cách ly tập trung tại tỉnh các đối tượng F1 để đảm bảo tại huyện Lục Ngạn không có đối tượng F1.

Lấy mẫu xét nghiệm với các nhân công lao động từ các địa phương khác đến tham gia thu hái vải thiều, đóng gói, vận chuyển vải thiều đảm bảo an toàn dịch bệnh Covid-19.

Lập vòng vây kiểm soát, bảo vệ vùng vải thiều 7.000 tỷ
Bắc Giang sắp bước vào vụ thu hoạch vải thiều (ảnh: T.An)

Tiến hành lập danh sách và kiểm tra y tế đối với tất cả các mã số vùng trồng vải, các trang trại, các tổ hợp tác và HTX trồng vải phải đảm bảo an toàn dịch bệnh Covid-19, xong trước ngày 20/5; lập danh sách và kiểm tra y tế đối với các cơ sở đóng gói, sơ chế vải thiều trên địa bàn đảm bảo an toàn dịch bệnh Covid-19, từ ngày 20/5 đến ngày 5/6.

Ngoài ra, tỉnh cũng yêu cầu lập hồ sơ xác nhận sản xuất an toàn dịch Covid-19 để chứng minh các lô vải thiều xuất đi các thị trường trong và ngoài nước đảm bảo an toàn dịch bệnh; các mã vùng sản xuất vải an toàn; người sản xuất, người thu hái, cơ sở đóng gói, người và phương tiện vận chuyển được kiểm soát đảm bảo an toàn dịch bệnh Covid-19.

Bên cạnh đó, cần huy động đủ nguồn nhân lực đảm bảo thu hoạch, sơ chế, đóng gói kịp thời để tiêu thụ vải thiều. Đồng thời huy động lực lượng quân đội đóng quân trên địa bàn giúp các địa phương thu hái, vận chuyển vải thiều kịp thời vụ thu hoạch.

Trong kế hoạch sản xuất vải thiều đảm bảo an toàn dịch bệnh năm 2021, UBND tỉnh Bắc Giang cũng yêu cầu các cơ quan chức năng đồng loạt vào cuộc nhằm đảm bảo và cam kết về thương hiệu, chất lượng, sản phẩm an toàn dịch bệnh đối với người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đối với quả vải thiều Bắc Giang. Đặc biệt, đảm bảo tiêu thụ vải thiều hiệu quả trong mọi tình huống dịch bệnh xảy ra.

Vụ vải thiều năm 2020, dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, loại trái cây đặc sản này tại Bắc Giang vẫn được tiêu thụ tốt với mức giá ổn định, đem lại doanh thu gần 7.000 tỷ đồng.

Đáng chú ý, ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, năm 2020 vải thiều Bắc Giang còn xuất khẩu thành công sang Nhật Bản. Vải còn được bày bán trong siêu thị Nhật với giá lên tới 500.000 đồng/kg, gấp 20-30 lần giá vải thiều trong nước.

Năm nay, phía Nhật Bản đã chính thức ủy quyền cho cơ quan kiểm dịch thực vật của Việt Nam giám sát vải thiều xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Đến nay, các cơ sở đều đã sẵn sàng khử trùng vải thiều; đánh mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói... ở các địa phương, sẵn sàng chuẩn bị xuất khẩu vải thiều sang Nhật Bản.

T.An

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
6 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
6 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
6 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
8 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
8 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
12 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
1 ngày trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
1 ngày trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
1 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.