Lấy độc trị độc

18/03/2018 09:36
Chứng khoán Việt Nam đã bắt đầu từng bước hòa mình với sự biến động của thị trường thế giới. Điều này có tác động tới nhà đầu tư theo hai mặt.

Một mặt, giờ đây họ phải để mắt đến sự lên xuống của các đồng tiền, các chỉ số chứng khoán quốc tế, phải theo kịp diễn biến của tình hình bên ngoài. Mặt khác, họ phải sàng lọc các thông tin trong nước, kể cả thông tin chính thống và không chính thức từ doanh nghiệp. Ngoài ra họ còn phải ước lượng tâm lý đám đông vì trình độ, kinh nghiệm của giới đầu tư nội địa vô cùng phân hóa và ở nhiều tầng nấc khác nhau.

Chính vì vậy, giao dịch hàng ngày càng trở nên “khó nhằn”. Một bộ phận nhà đầu tư đã chuyển từ giao dịch ngày sang mua và nắm giữ. Họ buộc phải chọn các cổ phiếu cơ bản tốt, triển vọng ổn định và có ảnh hưởng đến chỉ số, tức thường trực có mặt trong danh mục đầu tư của các tổ chức. Xuất phát từ đây, sự phân hóa giữa các nhóm cổ phiếu ngày càng trầm trọng. Dòng tiền trên thị trường tập trung cao độ vào các cổ phiếu vốn hóa lớn, bất chấp chỉ số P/E của chúng đã ở mức gấp đôi P/E bình quân khu vực.

Một đặc điểm khác đang manh nha của dòng tiền là tìm đến các doanh nghiệp tầm cỡ IPO và mau chóng có mặt ở sàn UpCom. Thanh khoản giao dịch hàng ngày của Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) và PVPower (POW) trên UpCom đang giúp sàn này cải thiện khối lượng giá trị giao dịch rõ rệt. Chỉ cần thêm 4-5 doanh nghiệp quy mô như thế nữa lên UpCom, thì thanh khoản của UpCom sẽ vượt Hnx. Đây là một dấu hiệu đáng mừng trong việc tạo cung cho thị trường.

Sau năm doanh nghiệp lớn IPO vừa qua, tới đây một vài đơn vị nhỏ hơn bán cổ phần lần đầu ra công chúng với tổng trị giá cổ phần tính theo giá khởi điểm chỉ khoảng 2.000 tỉ đồng. Nhà nước đã chủ động giãn các đợt IPO khi nhận thấy VN-Index đang chịu thử thách ở vùng đỉnh cao về điểm số. Chứng khoán cần một “liều thuốc” kích thích mới để lấy lại hưng phấn - sự hưng phấn bền vững dựa trên tiền tươi thóc thật của người dân, chứ không phải tiền margin.

Dân gian có câu “lấy độc trị độc”. Các đợt IPO hoặc bán vốn nhà nước tại những doanh nghiệp tốt nhất, làm ăn hiệu quả không nên dừng lại. Ngược lại, cần được chuẩn bị kỹ để mang ra tiến hành lúc này. Nhà nước cần xác định một cách rõ ràng và dứt khoát: chúng ta thoái vốn để thay đổi phương thức quản trị kinh doanh, cải cách khối doanh nghiệp quốc doanh; hay thoái vốn để thu được nhiều tiền một cách tối đa. Đâu là mục tiêu chính và quan trọng mang tầm quyết định của công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước?

Nếu xác định thoái vốn nhà nước là một cách thức tận thu cho ngân sách và phải làm sao để không làm thất thoát tài sản nhà nước là mục tiêu hàng đầu, thì có lẽ chúng ta sẽ còn phải chờ đợi dài dài. Trong khi một đồng tiền từ thoái vốn nhà nước hôm nay thu về, nếu biết quản lý, đầu tư, tiêu xài hợp lý, thì 1-2 năm sau, nó đã có thể sinh sôi nảy nở thành 1,5-2 đồng. Như vậy há chẳng tốt hơn là đợi 1-2 năm rồi mới thoái vốn để thu về 1,5 đồng thay vì 1 đồng hiện nay sao? Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn!

Hai mẩu chuyện có thật. Khi được tham khảo ý kiến về việc thoái vốn nhà nước ở Vinamilk (36% vốn Nhà nước nắm giữ tại doanh nghiệp này hiện có giá thị trường ít nhất 10 tỉ đô la Mỹ - NV), bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc Vinamilk, nói rằng Nhà nước nên cân nhắc bán một lần phần còn lại để tận dụng việc bán lô lớn, sẽ được quan tâm hơn bán từng đợt nhỏ, và công khai việc sử dụng số tiền bán vốn đó vào việc đầu tư những công trình tầm cỡ của đất nước có sự giám sát chặt chẽ của người dân như sân bay Long Thành, đường cao tốc Bắc Nam, hay những thành phố vệ tinh xung quanh Hà Nội, TPHCM để giãn dân số, giảm tắc nghẽn giao thông, phát triển các địa phương gần thủ đô và TPHCM. Tuy nhiên đến nay ý kiến của Vinamilk vẫn chỉ đang được “nghiên cứu” và liệu Nhà nước có bán tiếp vốn nhà nước ở Vinamilk không, còn là ẩn số. Trên nghị trường Quốc hội, trả lời các đại biểu, đại diện các bộ, ngành khẳng định sẽ tiếp tục thoái vốn nhà nước. Nhà nước không đi kinh doanh bia, sữa mà tạo điều kiện, xây dựng môi trường tốt cho doanh nghiệp kinh doanh.

Kể từ khi Nhà nước bán 53% cổ phần Sabeco, thu về 4,8 tỉ đô la Mỹ, cho đến nay người dân vẫn không rõ số tiền đó được sử dụng như thế nào. Có chuyên gia kinh tế nhận định: quan trọng là Nhà nước bán được giá, và tiền đã hòa vào ngân sách quốc gia, còn chi tiêu ra sao, để trả nợ nước ngoài, hay chi thường xuyên, hay chi đầu tư phát triển... đều tốt cả. Ông nhấn mạnh trước đây có ai dám nghĩ đến việc bán hơn phân nửa Sabeco được gần 5 tỉ đô la Mỹ đâu. Người ta nghĩ chắc được 1,5-2 tỉ đô la Mỹ là cùng.

Vậy bán được giá là mục tiêu hay cải cách doanh nghiệp quốc doanh là mục tiêu? Và nếu chọn bán được giá là mục tiêu, người dân có quyền được biết tiền đó sử dụng như thế nào, vì đấy là tiền của dân mà.

Tin mới

Phát hiện 11.500 hộp trà, sữa hạt 'quảng cáo công dụng quá mức'
5 giờ trước
11.500 hộp gồm trà, sữa hạt, viên uống của Công ty Thảo dược Mộc Can ghi nhãn sai sự thật, mô tả công dụng gây hiểu lầm là thuốc chữa bệnh.
Loại quả chát xít, ngày xưa ăn với muối ớt “cho vui”, giờ thành đặc sản phố cổ Hà Nội khiến khách Tây phát cuồng
5 giờ trước
Từng là món quà vặt gắn liền tuổi thơ, loại quả này nay đã thành đặc sản Hà Nội, khiến cả du khách nước ngoài cũng mê mẩn.
Con số gây bất ngờ, vượt xa kỳ vọng ở thành phố đang lưu hành 9 triệu xe máy
5 giờ trước
Mục tiêu của chiến dịch là để giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm từ xe máy.
‘Nên hỗ trợ chi phí cho chủ xe nâng cấp để đạt chuẩn khí thải’
5 giờ trước
Cựu Tổng Thư ký VAMA, ông Vũ Tấn Công, cho rằng dự thảo quy chuẩn quốc gia về khí thải đối với ô tô có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường, nhưng để thành hiện thực cần đáp ứng nhiều yếu tố.
Đề xuất quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
5 giờ trước
Bộ Công Thương đề xuất các thương nhân xuất khẩu gạo phải nộp báo cáo về tình hình ký kết và thực hiện hợp đồng trước ngày 20 hằng tháng, báo cáo về lượng thóc, gạo tồn kho, phân theo từng chủng loại và phẩm cấp trước ngày 5.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.