Linh hoạt nới room tín dụng

24/04/2020 21:58
Với tín dụng tăng trưởng âm trên toàn hệ thống ở nửa đầu tháng 4, trong khi một số ít tổ chức tín dụng (TCTD) đã cho vay rất mạnh, nên chăng đã đến lúc cần linh hoạt nới room tín dụng.

Kết thúc quý I/2020, tín dụng tăng trưởng 1,3% so với cùng năm trước. Tuy nhiên đến 15/04/2020, tín dụng đã tăng trưởng âm khoảng 0,5%, đưa tổng tăng trưởng lũy kế về 0,8%- phản ánh rõ cầu tín dụng mới chưa cao và các thành phần trong nền kinh tế đang tập trung trả nợ hoặc duy trì nợ cũ.

Linh hoạt nới room tín dụng - Ảnh 1.

Dư nợ cho vay khách hàng của Vietcombank trong quý 1/2020 tăng 2,7% đạt 754.505 tỷ đồng.

Sắp cạn room tín dụng

NHNN cho biết đối với các khoản dư nợ hiện hữu cũng như các khoản vay mới, các TCTD đang đồng thuận tích cực hỗ trợ nền kinh tế vượt COVID-19. Theo đó, tổng số tiền cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ và miễn giảm lãi cho vay mới của các TCTD đạt khoảng trên 300.000 tỷ đồng. Trong đó, cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ 18.000 tỷ đồng, miễn giảm lãi và điều chỉnh lãi suất 126.500 tỷ đồng, cho vay mới với doanh số cho vay xấp xỉ 180.000 tỷ đồng.

Cùng tăng trưởng tín dụng của quý trước và doanh số vay mới, rõ ràng dòng tiền tín dụng vẫn lưu thông. Tín hiệu tích cực từ phòng chống dịch của Việt Nam cũng đang cho các thành phần kinh tế quyền hy vọng và tâm thế sẵn sàng để "bật lò xo" hậu COVID-19.

Trong dư địa thúc đẩy tăng trưởng lớn của Việt Nam, "room" tín dụng dành cho các TCTD theo đó cần điều chỉnh linh hoạt hơn nữa. Bởi theo ghi nhận cho thấy ở một số ít TCTD bắt đầu xuất hiện tín hiệu gần cạn room tín dụng.

Nguyên do là bởi quy mô tổng tài sản của các tổ chức này còn khiêm tốn, trong khi tỷ lệ room tín dụng được cấp lại thấp. Bản thân các TCTD này cũng có khách hàng thân thiết theo chuỗi, theo hợp tác đối tác dài hạn... Do đó, vốn tín dụng có thể đã được ưu tiên để giải ngân cho các đối tượng này trong các tháng đầu quý I/2020.

Việc duy trì quan hệ đối tác lớn, giải ngân vốn nhanh từ đầu năm cho khách hàng có nhu cầu, qua đó cũng để tổ chức có "cơ may" được NHNN xem xét nới room cho vay mới trong năm nay, lẫn kế hoạch của năm tới. Điều này là dễ hiểu khi nguồn thu từ nghiệp vụ cho vay truyền thống vẫn đóng góp lợi nhuận lớn cho hầu hết các ngân hàng.

Cần cơ chế đặc cách

Với thực tế trên và tình hình tín dụng tăng trưởng âm trên toàn hệ thống ở nửa đầu tháng 4, nên chăng cơ quan quản lý cần có sự linh hoạt để xem xét nới room tín dụng.

Theo đó, với những TCTD đảm bảo thanh khoản, hệ số an toàn vốn CAR cao và đạt chuẩn Basel II nhưng có khả năng cạn room tín dụng sớm, có thể triển khai cơ chế đặc cách cho vay tiếp theo một tỷ lệ khống chế nào đó - dành riêng cho các khách hàng chịu thiệt hại do COVID-19. Tỷ lệ cho vay này không tính vào room tín dụng đã được duyệt từ trước của TCTD nếu lãi suất cho vay thực sự ưu đãi với khách hàng, đồng thời ngân hàng phải chịu trách nhiệm chứng minh các khoản vay cho đúng đối tượng theo định hướng hỗ trợ, vừa giúp luân chuyển dòng tiền của ngân hàng, vừa đóng góp chia sẻ với toàn xã hội.

Đó cũng là cách để các TCTD không "đứng ngoài" công cuộc hỗ trợ nền kinh tế, thể hiện trách nhiệm xã hội và đồng hành doanh nghiệp đúng nghĩa, qua đó cũng giúp dòng tiền tiếp tục luân chuyển hiệu quả.

Tin mới

Thu giữ số vàng trị giá 15,4 tỷ đồng giấu trong quần áo tại sân bay
2 giờ trước
Số vàng trị giá 15,4 tỷ đồng được người đàn ông giấu tinh vi trong quần áo.
Sở hữu VinFast VF 8 tại Canada, nam Gen Z chia sẻ: ‘Tăng tốc tốt như xe xăng máy V6, nhiều người trầm trồ không tin Việt Nam cũng có thể sản xuất ô tô’
2 giờ trước
Theo bạn Hoàng Tiến Huy, VinFast VF 8 vận hành tốt trong mọi điều kiện địa hình như đi phố, đường cao tốc, đường đèo núi hay điều kiện thời tiết khó như sương mù dày đặc.
Khởi tố chủ cơ sở sản xuất, buôn bán số lượng lớn mỹ phẩm giả ở Bắc Giang
16 phút trước
Nguyễn Văn Khánh đã bán trót lọt trên 100.000 đơn hàng cho khách hàng tại các tỉnh, thành phố trong cả nước và với doanh thu trên 6 tỷ đồng.
Cà phê Robusta Việt Nam đang bị đe dọa
35 phút trước
Từng là “ông vua” cà phê Robusta với gần 40% thị phần toàn cầu, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ đánh mất vị thế số 1 xuất khẩu cà phê này vào tay Brazil, do sản lượng liên tục sụt giảm. Sản lượng Robusta trong niên vụ 2024/2025 đã giảm xuống mức thấp nhất 4 năm.
Ô tô dưới 350 triệu ở Việt Nam năm 2025: Lựa chọn nào 'đáng đồng tiền bát gạo'?
2 phút trước
Phân khúc ô tô giá rẻ nhất Việt Nam (dưới 350 triệu đồng) có thêm nhiều lựa chọn đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục

Tịch thu 7 kg vàng trị giá hơn 21 tỷ đồng trên xe vận chuyển táo
4 giờ trước
Số vàng trên đang được xác minh và kiểm tra thêm.
Xforce thực tế còn 569 triệu, Xpander còn 532 triệu và các xe Mitsubishi khác có giá lăn bánh giảm hàng chục triệu đồng tháng này
1 ngày trước
Mức khuyến mãi 50% trước bạ lần này của Mitsubishi áp dụng cho gần như tất cả danh mục sản phẩm sản xuất năm 2025. Riêng Attrage được giảm tới 100% trước bạ.
Thị trường ảm đạm không ngăn được phân khúc xe này tăng 40% so với năm ngoái
2 ngày trước
Phân khúc xe này tăng trưởng mạnh cho thấy xu hướng hội nhập mạnh mẽ của thị trường Việt so với thế giới.
‘Nên hỗ trợ chi phí cho chủ xe nâng cấp để đạt chuẩn khí thải’
2 ngày trước
Cựu Tổng Thư ký VAMA, ông Vũ Tấn Công, cho rằng dự thảo quy chuẩn quốc gia về khí thải đối với ô tô có ý nghĩa quan trọng đối với môi trường, nhưng để thành hiện thực cần đáp ứng nhiều yếu tố.