Lộ diện 2 quốc gia châu Âu đang say sưa với khí đốt Nga: Mua đến 97% các lô hàng giá rẻ, không có ý định cấm vào năm 2027

10/06/2025 05:24
Hai nước tiêu thụ khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga hàng đầu EU, không ủng hộ kế hoạch của Ủy ban châu Âu nhằm cấm hoàn toàn loại nhiên liệu này vào năm 2027.
Lộ diện 2 quốc gia châu Âu đang say sưa với khí đốt Nga: Mua đến 97% các lô hàng giá rẻ, không có ý định cấm vào năm 2027 - Ảnh 1

Ảnh minh họa

Pháp và Bỉ, những nước tiêu thụ khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG ) của Nga hàng đầu EU, không ủng hộ kế hoạch của Ủy ban châu Âu nhằm cấm hoàn toàn loại nhiên liệu này vào năm 2027. Cả hai nước đều muốn có sự rõ ràng hơn về tác động pháp lý và kinh tế trước khi đưa ra quyết định.

Vào ngày 6/5, EU đã công bố kế hoạch nhằm chấm dứt mọi hoạt động nhập khẩu khí đốt của Nga vào năm 2027. Kế hoạch này chỉ cần có đa số phiếu của 15 quốc gia chấp thuận, không phải tất cả 27 quốc gia, để được thông qua.

Pháp muốn tập trung vào việc tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế. Bộ trưởng Năng lượng Marc Ferracci cho biết họ đã thay thế khí đốt của Nga bằng khí đốt nhập khẩu từ Qatar.

Trước khi EU công bố đề xuất chắc chắn của mình, chúng tôi yêu cầu Ủy ban trình bày đánh giá tác động sâu sắc của các biện pháp, Bộ trưởng Năng lượng Bỉ Mathieu Bihet chia sẻ. Theo ông, đất nước sẽ thực hiện đánh giá kỹ thuật về tác động của các biện pháp đối với cơ sở hạ tầng LNG của Bỉ.

Tây Ban Nha và Hà Lan, hai nước mua hàng lớn thứ ba và thứ tư của EU, cho biết họ muốn ủng hộ luật pháp trong tương lai nhằm chấm dứt hợp đồng với Nga, cấm các giao dịch mua ngắn hạn trong năm nay và các hợp đồng dài hạn vào năm 2027.

Tây Ban Nha ủng hộ động thái chung của EU nhằm chấm dứt việc mua bán. Nhưng nước này vẫn bị ràng buộc bởi hợp đồng dài hạn với công ty năng lượng Novatek của Nga có hiệu lực đến năm 2042. Hà Lan có một thỏa thuận tương tự với TotalEnergies có hiệu lực đến năm 2032.

Theo cơ quan truyền thông này, Bỉ cam kết tiếp nhận LNG của Nga cho đến năm 2035. Các quan chức cho biết họ sẽ không đưa ra lập trường cuối cùng cho đến khi EU công bố một gói pháp lý.

Năm 2024, Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha và Hà Lan đã mua 97% tổng lượng LNG nhập khẩu của Nga vào EU - trị giá hơn 6 tỷ euro (6,9 tỷ USD) và chiếm hơn một nửa lượng LNG xuất khẩu toàn cầu của Moscow. Tuy nhiên, Hungary và Slovakia cũng được cho là sẽ phản đối động thái này vì họ muốn tiếp tục nhập khẩu nguồn năng lượng giá rẻ của Nga.

Trong khi lượng khí đốt nhập khẩu của Nga vào châu Âu đã giảm sau xung đột tại Ukraine vào năm 2022, nước này vẫn tiếp tục đóng góp một phần nhỏ lượng khí đốt thông qua Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ, tuyến đường ống còn lại duy nhất tới châu Âu với công suất chỉ dưới 16 tỷ mét khối (565 feet khối) mỗi năm, cộng với lượng khí đốt được giao dưới dạng LNG .

Trong năm 2024, khí đốt của Nga chiếm 19% lượng khí đốt nhập khẩu của EU, giảm so với mức 45% trước năm 2022.

"Tuy nhiên, EU đã chứng kiến sự phục hồi trong nhập khẩu khí đốt của Nga vào năm 2024. Do đó, Ủy ban châu Âu đã đưa ra lộ trình để đảm bảo EU chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga, đồng thời đảm bảo nguồn cung năng lượng và giá cả ổn định trên toàn EU", Ủy ban cho biết.

Các nguồn nhập khẩu khí đốt thay thế bao gồm Mỹ, nơi đã cung cấp LNG cho châu Âu sau xung đột diễn ra. Kể từ đó, Mỹ đã trở thành nhà cung cấp LNG lớn nhất của khối, chiếm 45% thị trường.

Tin mới

Xe điện Honda thiết kế "chất" như motor, hiệu năng ngang SH
4 giờ trước
Một mẫu xe máy điện mang thương hiệu Honda với thiết kế café-racer cực kỳ cuốn hút, sở hữu hiệu năng mạnh mẽ có thể được các đơn vị nhập khẩu tư nhân đưa về Việt Nam vào tháng 9 tới.
Bất ngờ người Việt chi đến 725 tỷ đồng mua giấy qua mạng
5 giờ trước
Chi hơn 203.000 tỷ đồng mua sắm qua mạng trong nửa đầu năm, bên cạnh sản phẩm làm đẹp, thời trang, thực phẩm, người tiêu dùng Việt tốn 725 tỷ đồng để mua giấy rút.
Ảnh thật VinFast Evo Grand: Hai người ngồi có chật không, cốp xe có thể lắp thêm pin phụ trông ra sao?
6 giờ trước
CEO của Xanh SM cũng đã ngồi thử VinFast Evo Grand.
'Gậy ông đập lưng ông': Hạ giá trần dầu Nga xuống 15%, châu Âu sắp phải đi đường vòng mua dầu Nga với giá đắt đỏ?
7 giờ trước
Theo các chuyên gia, các biện pháp mới có thể khiến EU phải trả giá cao hơn cho nhiên liệu nhập khẩu trong khi chưa mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc làm giảm nguồn thu từ dầu mỏ của Nga.
Mỹ đã chốt đơn hơn 18 tỷ USD một mặt hàng thế mạnh của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 60%, nước ta là ông lớn thứ 5 thế giới
7 giờ trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở mặt hàng này.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.786.656 VNĐ / thùng

68.36 USD / bbl

1.19 %

- 0.82

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.703.020 VNĐ / thùng

65.16 USD / bbl

1.32 %

- 0.87

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.190.756 VNĐ / m3

3.09 USD / mmbtu

0.02 %

- 0.00

Than đá

COAL

2.972.968 VNĐ / tấn

113.75 USD / mt

3.31 %

+ 3.65

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Giá xăng 24/7: Giảm còn 19.279 đồng/lít từ 15h
1 ngày trước
Kể từ 15h00 ngày 24/7/2025, giá bán lẻ tối đa xăng E5 RON92 và RON95-III lần lượt giảm còn 19.279 đồng/lít và 19.709 đồng/lít, tương ứng mức giảm 202 và 216 đồng.
'Vua xe máy' Honda chính thức bước vào chiến trường xe điện: Bắt đầu phân phối mẫu xe đầu tiên, tung ngay ưu đãi lớn cạnh tranh sòng phẳng với các đối thủ
1 ngày trước
Trong bối cảnh các đô thị lớn tại Việt Nam thúc đẩy phương tiện xanh, Honda Việt Nam triển khai các chương trình ưu đãi nhằm thúc đẩy tiêu dùng xe điện.
Cửa hàng xe điện ở TP.HCM tấp nập khách giữa thông tin chuyển đổi xe xăng
1 ngày trước
Theo nhiều chủ cửa hàng, trước đây có khi cả tuần bán được 1 xe, nay ngày nào cũng có khách tới tìm hiểu, có ngày bán tới 2 – 3 chiếc.
Trung Quốc hay Ấn Độ xưa rồi, đây mới là cứu tinh mới cho dầu Nga: Nhập khẩu liên tục tăng mạnh bất chấp lệnh trừng phạt, là nhà sản xuất top đầu thế giới
1 ngày trước
Bất chấp thuế quan hay cấm vận, quốc gia này đang trở thành khách hàng lớn nhất cho mặt hàng dầu nhiên liệu của Nga.