Lo sợ bị "ế" khí đốt, Nga kêu gọi các ông lớn thành lập Liên minh khí đốt, chuyên xuất khẩu cho khách hàng thân thiết

01/12/2022 09:25
Mới đây, Nga đã kêu gọi Kazakhstan và Uzbekistan thành lập một Liên minh khí đốt trong bối cảnh lệnh cấm vận năng lượng sắp có hiệu lực và châu Âu đang thảo luận về việc áp giá trần.
Lo sợ bị ế khí đốt, Nga kêu gọi các ông lớn thành lập Liên minh khí đốt, chuyên xuất khẩu cho khách hàng thân thiết - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Mới đây, Phó Thủ tướng Nga - ông Alexander Novak cho biết nước này cùng Kazakhstan và Uzbekistan đang thảo luận về việc thành lập một "Liên minh khí đốt" nhằm đáp ứng nhu cầu khí đốt của 3 quốc gia này và cung ứng cho thị trường các nước thứ 3, trong đó có vị khách thân thiết Trung Quốc của Nga.

Phó Thủ tướng Novak cho biết các lĩnh vực hợp tác này đang được xem xét trong bối cảnh Nga, Kazakhstan và Uzbekistan thực sự đã có một hệ thống vận chuyển khí đốt đồng nhất từ thời Liên Xô trước đây. Ông cho biết thêm rằng cả 3 nước có nhiều cơ hội để mở rộng hợp tác cùng nhau, bao gồm việc cung cấp và xử lý khí đốt, cũng như về xuất khẩu cho các nước thứ 3, đặc biệt là Trung Quốc.

Quan chức Nga nhấn mạnh tất cả những điều này cần phải được xem xét như lĩnh vực hợp tác bổ sung. Theo hãng thông tấn Tass, đánh giá về khả năng thành lập liên minh khí đốt của Nga, Kazakhstan và Uzbekistan, ngày 29/11, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga - ông Dmitry Peskov nêu rõ ý tưởng này hết sức phù hợp và đáp ứng lợi ích của các nước liên quan. Hiện nay 3 nước đều có lãnh thổ rộng lớn trong khu vực quan trọng cũng như các tuyến đường cung cấp năng lượng hết sức phù hợp.

Theo người phát ngôn Tổng thống Kazakhstan, ông Ruslan Zheldibai, trong cuộc trao đổi tại Điện Kremlin, Tổng thống Kazakhstan và nhà lãnh đạo Nga đã thảo luận việc thành lập một liên minh khí đốt nói trên nhằm phối hợp nỗ lực trong việc vận chuyển khí đốt của Nga qua lãnh thổ Kazakhstan và Uzbekistan. Ông Zheldibai cho biết 3 nước sẽ cần tiến hành các cuộc thảo luận chi tiết hơn, với sự tham gia của chuyên gia của mỗi bên, để tìm kiếm giải pháp hợp lý cho vấn đề này dựa trên việc cân nhắc đến lợi ích của tất cả các bên liên quan.

Về vấn đề nhập khẩu khí đốt, mới đây EU đã đưa ra tuyên bố rằng sẽ thay thế hoàn toàn khí đốt của Nga. EU đã tăng cường nỗ mua khí đốt tự nhiên hóa lỏng từ Mỹ để thay thế. Theo Ủy ban châu Âu, từ tháng 1 đến tháng 8, tổng khối lượng nhập khẩu khí đốt từ Nga, bao gồm cả LNG, đã giảm 39 tỷ m3. Trong cùng thời gian, lượng nhập khẩu LNG từ Mỹ đã tăng gần 80% so với mức hàng năm.

Năm 2021, Nga chiếm khoảng 45% lượng khí đốt nhập khẩu của EU. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, Moskva đã cung cấp 155 tỷ m3 cho liên minh này, trong khi lượng khí đốt nhập khẩu năm nay dự kiến sẽ giảm hơn 1/3 con số đó, còn khoảng 60 tỷ m3.

Trong tháng này, các nhà phân tích từ Công ty nghiên cứu Kpler cảnh báo việc thay thế nguồn cung khí đốt Nga bằng LNG sẽ khiến chi phí năng lượng gia tăng đáng kể với EU. Không giống như khí đốt được cung cấp theo các hợp đồng dài hạn, LNG thường được mua trên thị trường giao ngay với mức giá cao hơn nhiều lần.Việc EU tăng cường mua LNG cũng đã gây khó khăn cho các nước đang phát triển, vì những quốc gia này bị buộc phải cạnh tranh về giá với các quốc gia giàu có hơn.

Theo Bloomberg, Reuters

Tin mới

Xe điện Honda thiết kế "chất" như motor, hiệu năng ngang SH
22 giờ trước
Một mẫu xe máy điện mang thương hiệu Honda với thiết kế café-racer cực kỳ cuốn hút, sở hữu hiệu năng mạnh mẽ có thể được các đơn vị nhập khẩu tư nhân đưa về Việt Nam vào tháng 9 tới.
Bất ngờ người Việt chi đến 725 tỷ đồng mua giấy qua mạng
23 giờ trước
Chi hơn 203.000 tỷ đồng mua sắm qua mạng trong nửa đầu năm, bên cạnh sản phẩm làm đẹp, thời trang, thực phẩm, người tiêu dùng Việt tốn 725 tỷ đồng để mua giấy rút.
Ảnh thật VinFast Evo Grand: Hai người ngồi có chật không, cốp xe có thể lắp thêm pin phụ trông ra sao?
1 ngày trước
CEO của Xanh SM cũng đã ngồi thử VinFast Evo Grand.
'Gậy ông đập lưng ông': Hạ giá trần dầu Nga xuống 15%, châu Âu sắp phải đi đường vòng mua dầu Nga với giá đắt đỏ?
1 ngày trước
Theo các chuyên gia, các biện pháp mới có thể khiến EU phải trả giá cao hơn cho nhiên liệu nhập khẩu trong khi chưa mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc làm giảm nguồn thu từ dầu mỏ của Nga.
Mỹ đã chốt đơn hơn 18 tỷ USD một mặt hàng thế mạnh của Việt Nam: xuất khẩu tăng hơn 60%, nước ta là ông lớn thứ 5 thế giới
1 ngày trước
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ở mặt hàng này.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.990.624 VNĐ / tấn

173.60 JPY / kg

2.42 %

+ 4.10

Đường

SUGAR

9.389.316 VNĐ / tấn

16.29 UScents / lb

1.69 %

- 0.28

Cacao

COCOA

217.756.669 VNĐ / tấn

8,329.00 USD / mt

2.52 %

+ 205.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

171.561.071 VNĐ / tấn

297.65 UScents / lb

2.52 %

- 7.70

Gạo

RICE

15.030 VNĐ / tấn

12.64 USD / CWT

0.72 %

+ 0.09

Đậu nành

SOYBEANS

9.599.213 VNĐ / tấn

999.25 UScents / bu

0.50 %

- 5.00

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.115.505 VNĐ / tấn

281.60 USD / ust

0.53 %

- 1.50

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo, cà phê gửi kiến nghị khẩn lên Thủ tướng
1 ngày trước
Hiệp hội ngành hàng cà phê và gạo vừa có văn bản kiến nghị đưa 2 mặt hàng này ra khỏi danh mục chịu thuế GTGT.
Tìm "mỏ vàng” trên cây thuốc có từ 2.000 năm trước, kiếm tiền tỷ/năm
1 ngày trước
Từ bỏ mức lương hàng tỷ đồng/năm ở thành phố lớn, người đàn ông này gây sốc khi chọn về quê, biến những mảnh đất bị bỏ hoang thành nơi “trồng vàng”.
Khai phá thị trường mới, tiếp tục đưa trái cây Việt lên kệ hàng quốc tế
2 ngày trước
Với những tín hiệu tích cực từ thị trường quốc tế và năng lực sản xuất ngày càng nâng cao, nhiều trái cây Việt đang đứng trước cơ hội lớn để bứt phá về xuất khẩu. Tuy nhiên, bài toán đặt ra hiện nay là làm sao khai mở hiệu quả các thị trường tiềm năng, tối ưu hóa chuỗi giá trị, qua đó phát huy triệt để lợi thế so sánh mà những loại trái cây này đang sở hữu.
Nga, Ukraine đua nhau gửi đến Việt Nam hàng trăm nghìn tấn 'báu vật' nông sản: Thuế nhập khẩu 0%, nước ta lọt top 10 tiêu thụ nhiều nhất thế giới
2 ngày trước
Nhập khẩu mặt hàng này từ Nga đã tăng gần gấp 3 lần với giá cực kỳ cạnh tranh.