Loạt dự án điều chỉnh quy hoạch, chủ đầu tư ‘chây ỳ’ nộp hàng trăm tỷicon

Hàng loạt chủ đầu tư các dự án nhà ở, khu đô thị chưa thực hiện theo kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) nộp số tiền bổ sung do điều chỉnh quy hoạch, sai phạm về thực hiện nghĩa vụ tài chính...

Hàng loạt chủ đầu tư các dự án nhà ở, khu đô thị chưa thực hiện theo kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) nộp số tiền bổ sung do điều chỉnh quy hoạch, sai phạm về thực hiện nghĩa vụ tài chính...

 

Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) Hà Nội vừa qua đã có văn bản gửi Bộ TN-MT về việc công khai đối với các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai theo quy định của Luật Đất đai năm 2013. Đây là các chủ đầu tư dự án nhà ở, khu đô thị mới (KĐTM) chưa nộp tiền vào ngân sách thành phố và tài khoản tạm giữ của TTCP theo Kết luận thanh tra số 1203/KL-TTCP ngày 16/5/2017.

Theo báo cáo của Sở TN-MT Hà Nội, tính đến ngày 21/10/2021, hàng loạt dự án phải nộp tiền vào tài khoản tạm giữ của TTCP do điều chỉnh quy hoạch nhưng vẫn chưa nộp.

Loạt dự án điều chỉnh quy hoạch, chủ đầu tư ‘chây ỳ’ nộp hàng trăm tỷ
Dự án KĐTM Xa La của Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 Điện Biên phải nộp bổ sung gần 21 tỷ đồng do điều chỉnh quy hoạch

Trong đó, dự án tổ hợp đa năng 28 tầng tại làng quốc tế Thăng Long của Tổng Công ty xây dựng Hà Nội (HANCORP) với số tiền gần 37 tỷ đồng; Dự án KĐTM Kim Văn – Kim Lũ của Công ty CP Xây dựng số 2 Vinaconex phải nộp bổ sung hơn 6 tỷ đồng; Dự án KĐTM Xa La của Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 Điện Biên phải nộp bổ sung gần 21 tỷ đồng; Dự án nhà ở cao tầng CT2 Khu đô thị mới Trung Văn của Công ty TNHH PNT Viettel-Hancic và Cty TNHH kinh doanh nhà Phục Hưng là 26,8 tỷ đồng;

Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, văn phòng và trường học tại 310 Minh Khai của Công ty CPXD 3 (Vinaconex3 và Công ty TNHH MTV Mai Động là 12,67 tỷ đồng; Dự án xây dựng nhà ở để bán cho CBCS công an huyện Từ Liêm, CBCC làm việc tại CQ TPHN và một phần để kinh doanh của Công ty CPĐT XD Vinaconex- PVC là 26,5 tỷ đồng.

Tại dự án Khu nhà ở Mễ Trì, Từ Liêm của Công ty KD phát triển nhà Hà Nội (Hanhud) nay là Công ty CPKD phát triển nhà và đô thị Hà Nội với hơn 26,5 tỷ đồng phải nộp tiền vào ngân sách thành phố do còn nợ đọng tiền chênh lệch giá thành giá bán theo kết luận thanh tra, đến nay mới nộp vào tài khoản tạm giữ 1,75 tỷ còn lại hơn 24,8 tỷ đồng…

Cùng với đó, danh sách cũng điểm mặt hàng loạt chủ đầu tư phải nộp bổ sung do sai phạm về thực hiện nghĩa vụ tài chính theo QĐ 123/2001/QĐ-UB vào tài khoản tạm giữ của TTCP nhưng đến nay chưa nộp hoặc nộp thiếu.

Loạt dự án điều chỉnh quy hoạch, chủ đầu tư ‘chây ỳ’ nộp hàng trăm tỷ
Dự án tổ hợp đa năng 28 tầng tại làng quốc tế Thăng Long của Tổng Công ty xây dựng Hà Nội (HANCORP) chưa nộp bổ sung gần 37 tỷ đồng

Trong đó, 3 dự án do đoàn thanh tra thực hiện gồm: Dự án nhà ở để bán tại số 6 Đội Nhân Hà Nội của Công ty CP Tập đoàn Ba Đình chưa nộp gần 34 tỷ đồng; Dự án nhà ở cao tầng và dịch vụ số 5 Nguyễn Chí Thanh (số mới là 71 Nguyễn Chí Thanh) của Công ty CP Xây dựng Công nghiệp mới nộp 6,2 tỷ đồng còn 30,7 tỷ đồng chưa nộp; Dự án Khu đô thị Nghĩa Đô- Dịch Vọng của Công ty TNHH MTV quản lý kinh doanh và phát triển nhà Hà Nội là hơn 36 tỷ đồng.

Ngoài ra, hàng loạt dự án do TP Hà Nội báo cáo có sai phạm phải nộp tiền bổ sung như: Dự án Khu nhà ở chung cư cao tầng Mỹ Đình chưa nộp 26,4 tỷ đồng; Dự án VP, nhà ở tại 96 Trương Định của Công ty CP Mộc và XD HN chưa nộp 15,8 tỷ đồng; Dự án khu nhà ở bán tại Mỹ Đình của Công ty CPKD và PTN HN là 4,6 tỷ đồng; Dự án 39 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân của Công ty đầu tư xây lắp và phát triển nhà là 4,3 tỷ đồng;

Dự án khu nhà ở mở rộng xã Trung Văn của Công ty CP Vinaconex 2 là 6,5 tỷ đồng; Dự án xây dựng nhà ở tại 349 Minh Khai của Công ty DVTM Tràng Thi là 4,2 tỷ đồng; Dự án xây dựng nhà ở để bán tại 46 ngõ 230 Lạc Trung của Cty CP Xây dựng Hà Nội là 8,2 tỷ đồng; Dự án xây dựng nhà ở để bán tại 38 ngõ 72 Quan Nhân của Công ty XD PTNT chuyển cho An Lạc là gần 6 tỷ đồng chưa nộp.

Trước đó, năm 2017, TTCP ban hành Kết luận thanh tra số 1203 về việc quản lý đầu tư xây dựng một số dự án phát triển nhà ở, khu đô thị và quản lý, sử dụng quỹ đất, quỹ nhà để lại từ các dự án đầu tư phát triển khu nhà ở, khu đô thị theo QĐ 123 năm 2001 của UBND TP Hà Nội, giai đoạn từ năm 2002-2014.

Kết luận đã chỉ ra sai phạm trong công tác quản lý về đầu tư xây dựng; quản lý, sử dụng đất đai và quỹ đất ở, quỹ nhà ở để lại từ các dự án đầu tư phát triển khu nhà ở, khu đô thị theo QĐ 123 của UBND TP Hà Nội; sai phạm về tài chính...

Vào tháng 7/2021, Văn phòng UBND TP Hà Nội cũng có văn bản về biện pháp hành chính về đất đai đối với các chủ đầu tư chưa nộp tiền vào ngân sách TP và tài khoản tạm giữ của TTCP theo kết luận thanh tra 1230. Việc nhiều chủ đầu tư “chây ỳ” nộp tiền bổ sung vào ngân sách cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng nhiều năm nhưng cư dân vẫn chưa nhận được sổ hồng ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua nhà tại các dự án.

Thuận Phong

Tin mới

Một mặt hàng mới nổi nhưng đắt đỏ đang “cháy hàng” ở Hàn Quốc, Việt Nam cũng ồ ạt mua
7 giờ trước
Mặt hàng đang tạo nên “cơn sốt” trên toàn thế giới lại được bán “đắt như tôm tươi” tại các cửa hàng tiện lợi của Hàn Quốc.
Xử phạt 12 doanh nghiệp kinh doanh vàng, trang sức, mỹ nghệ có sai phạm
6 giờ trước
Thông tin từ Cục quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang cho biết, qua kiểm tra đột xuất đã phát hiện 12/12 doanh nghiệp kinh doanh vàng, trang sức, mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh có vi phạm phải xử phạt hành chính.
Toyota Hilux 2024 ra mắt Việt Nam: Giá từ 668 triệu, thêm trang bị đấu Ranger, nhưng có điểm chưa bằng
5 giờ trước
Toyota Hilux đã chính thức trở lại thị trường Việt Nam với 3 phiên bản và giá từ 668 triệu đến 999 triệu đồng (riêng tùy chọn màu trắng ngọc trai cộng thêm 8 triệu so với các bản tương ứng).
Cụ bà 80 tuổi xếp hàng 2 tiếng chưa đến lượt mua vàng, 'cò mồi' xuất hiện
4 giờ trước
Sáng 14/5, người dân vẫn chờ đợi xếp hàng vài tiếng mới mua được vàng và hạn chế số lượng mua trong ngày. Bên ngoài cửa hàng phát sinh hiện tượng tự mua bán giữa người dân với nhau và cửa hàng phải phát thông báo rủi ro khi mua vàng bên ngoài cửa hàng để tránh bị lừa mua phải vàng giả.
Những ai nói 'doanh số Xforce bị thổi phồng, Stargazer giảm giá sẽ đe doạ Xpander' thì cần nhìn kết quả này!
4 giờ trước
Xpander và Xforce đóng góp 82,4% doanh số cho Mitsubishi trong tháng 4, đồng thời giúp hãng xe Nhật Bản có tháng thứ 2 liên tiếp có 2 mẫu xe góp mặt trong top 10 xe bán chạy nhất thị trường.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Việt Nam khuyến khích dự án lớn, công nghệ cao của doanh nghiệp Trung Quốc
5 giờ trước
Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ quan điểm Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp lớn, có năng lực, uy tín của Trung Quốc cùng hợp tác để sớm có những dự án lớn, công nghệ cao, tiêu biểu cho trình độ phát triển của Trung Quốc và phù hợp với nhu cầu của Việt Nam.
Không hợp thức hóa các sai phạm trong Khu du lịch Nam Hồ tại TP. Đà Lạt
6 giờ trước
UBND TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) yêu cầu các cơ quan chức năng thành phố xử lý dứt điểm các sai phạm về trật tự xây dựng tại dự án Khu du lịch Nam Hồ của Công ty cổ phần xây dựng du lịch Nam Hồ, không hợp thức hóa các sai phạm trên.
Tạm hoãn xuất cảnh hàng loạt giám đốc doanh nghiệp nợ thuế ở Quảng Ninh
7 giờ trước
Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh thông báo về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với hàng loạt giám đốc doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn.
Ông chủ doanh nghiệp thay thế Tân Hoàng Minh là con trai cựu chủ tịch Đỗ Anh Dũng
8 giờ trước
Dự án D’.Palais de Louis với vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng đã đổi tên thành Hanoi Signature sau khi xuất hiện chủ đầu tư mới là Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh bất động sản Ramond Holdings. Được biết, cổ đông lớn của công ty này là con trai ông Đỗ Anh Dũng, cựu Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh.