Lợi ích khổng lồ từ các "sân sau" ngành hàng không

05/04/2018 08:15
Cùng nằm trong “hệ sinh thái” ACV, đằng sau những công ty con trên là một hệ thống chằng chịt những công ty “cháu”, công ty “chắt” do các cá nhân sở hữu cổ phần chi phối.

Điểm mặt những sân sau

Năm 2012, Bộ trưởng GTVT quyết định thành lập Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), trên cơ sở sáp nhập ba cụm cảng hàng không, với hơn 20 sân bay và các dự án hạ tầng hàng không cả nước. Cho đến nay ACV đã trở thành siêu tổng công ty cổ phần khai thác các sân bay trong nước. ACV có 3 công ty con, công ty liên kết hoạt động tại khu vực sân bay Nội Bài. Đó là CTCP Dịch vụ nhiên liệu hàng không Nội Bài (NAFSC) – chuyên cung cấp nhiên liệu máy bay; CTCP Phục vụ mặt đất Hà Nội (HGS) – chuyên cung cấp các dịch vụ mặt đất, hành khách tại sân bay; và CTCP Dịch vụ hàng hóa hàng không (ACSV) – chuyện cung cấp các dịch vụ liên quan tới hàng hóa hàng không.

Cùng nằm trong “hệ sinh thái” ACV, đằng sau những công ty con trên là một hệ thống nhiều công ty “cháu”, “chắt” do các cá nhân sở hữu cổ phần chi phối. Chẳng hạn, CTCP Dịch vụ hàng hóa Nội Bài cùng CTCP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Quốc tế góp vốn thành lập CTCP Logistics hàng không (ALS).

ALS chuyên lo các phần việc thủ tục, vận chuyển hàng hóa hàng không “ngon nhất” của ACV, với chủ lực là hàng hóa giá trị cao, như là hàng hóa của hãng điện tử Samsung. ALS lại tiếp tục góp vốn cùng CTCP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Quốc tế thành lập CTCP Dịch vụ sân bay (ASG), chuyên lo thủ tục các hàng hóa, dịch vụ giá trị cao cho các khách hàng của ACV và sân bay Nội Bài.

Đáng lưu ý, đến cấp công ty “cháu”, công ty “chắt” này, phần vốn của các công ty con thuộc ACV đã giảm hẳn, mà phần lớn vốn góp thuộc về các công ty TNHH hoặc cá nhân. Tại ALS, hiện vốn của CTCP Dịch vụ hàng hóa Nội Bài chỉ còn 10,063% vốn điều lệ. Tới Công ty ASG, tỷ lệ sở hữu của ALS chỉ còn chưa tới 5%, trong khi một công ty TNHH và một cá nhân còn lại nắm gần 78%.

Cách đầu tư và bố trí công việc này đưa tới kết quả, những phần việc lợi nhuận tốt nhất trong chuỗi dịch vụ hàng không mà ACV khai thác độc quyền đã “tự nhiên” rơi vào những doanh nghiệp về danh nghĩa thuộc ACV, nhưng thực tế lại là của một số cá nhân, hoặc doanh nghiệp ngoài ACV.

Những doanh nghiệp này mặc nhiên được thuê trụ sở, thuê kho ngay trong khu vực sân bay Nội Bài – một điều mà ngay các doanh nghiệp lớn khác không thể với tới. Chẳng hạn, Samsung dù đang chiếm khoảng 25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam cũng đã bị từ chối cho thuê diện tích tại sân bay Nội Bài để tự làm thủ tục hàng không cho hàng hóa của hãng. Samsung hiện vẫn phải thuê dịch vụ của ALS, công ty chỉ có hơn 10% vốn là của công ty con thuộc ACV.

Lợi ích khổng lồ từ các sân sau ngành hàng không - Ảnh 1.

ACV “nhường” đặc quyền cho các cá nhân như thế nào?

Ai cũng hiểu, khai thác các dịch vụ có yêu cầu rất cao về an ninh và chất lượng như dịch vụ ở sân bay là một loại hình kinh doanh đặc thù. Do đó, dù mọi doanh nghiệp đều mong muốn, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đáp ứng được yêu cầu.

ACV đã khéo léo tận dụng lợi thế này để biến các dịch vụ trong sân bay thành đặc quyền dành cho chuỗi công ty thân hữu của mình. Một trong những ví dụ điển hình đó là CTCP Phục vụ mặt đất Hà Nội (HGS).

HGS được thành lập từ ngày 2/4/2015 với vốn điều lệ 150 tỷ đồng, trong đó ACV nắm giữ 20%. 3 cổ đông sáng lập còn lại gồm: CTCP Cung cấp thiết bị và dịch vụ bảo dưỡng hàng không (30%) do Công ty TNHH Danh Minh và ông Nguyễn Tuấn Anh nắm 80% vốn điều lệ (ông Nguyễn Tuấn Anh cũng đồng thời là Chủ tịch HĐQT của HGS); Cổ đông thứ 2 tại HGS là Cty TNHH TM và DV ATS Việt Nam do hai cá nhân Vũ Thanh Sơn và ông Bùi Huy Đức sở hữu;  Cổ đông thứ 3 tại HGS là CTCP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ hàng không Thủ Đô, một DN có liên quan cổ đông tới Xí nghiệp xăng dầu hàng không miền Bắc do ông Nguyễn Văn Hữu làm giám đốc.

HGS đang cung cấp và nắm khoảng 30% thị phần dịch vụ mặt đất tại sân bay Nội Bài, với khoảng 350 – 400 tỷ đồng doanh thu mỗi năm. HGS nắm trong tay các hợp đồng cung cấp dịch vụ với các hãng bay hàng đầu thế giới như Emirates, Turkish Airlines, Malindo Airlines, Hainam Airlines…

Sau 2 năm thành lập, đến năm 2017, Bộ GTVT đồng ý để ACV thoái toàn bộ 20% cổ phần đang nắm giữ tại công ty này. Việc tham gia và sau đó là thoái vốn tại HGS của ACV dường như chỉ nhằm mục đích hỗ trợ cho các cổ đông của HGS tiến vào và nắm được thị phần dịch vụ lớn nhất tại sân bay Nội Bài.

Cơ cấu cổ đông kiểu này còn xuất hiện tại CTCP Dịch vụ hàng hóa hàng không (ACSV), doanh nghiệp mới thành lập năm 2011 và hiện nắm khoảng 40-45% thị phần dịch vụ tại sân bay Nội Bài. Cũng như tại CTCP Phục vụ mặt đất Sài Gòn, doanh nghiệp hiện nắm thị phần dịch vụ khá lớn tại sân bay Tân Sơn Nhất… và nhiều doanh nghiệp khác. Đáng lưu ý, những cổ đông tại các doanh nghiệp góp vốn vào công ty liên kết với ACV đều có liên quan tới một số lãnh đạo của chính Tổng công ty này.

Tin mới

Nắng nóng kéo dài, giá dừa tươi tăng gần gấp 3 lần
8 giờ trước
Do ảnh hưởng của hạn mặn, nắng nóng kéo dài nên giá dừa tươi (dừa xiêm xanh) uống nước trên địa bàn tỉnh Bến Tre đang hút hàng, sốt giá và được thương lái săn lùng thu mua.
Thị trường khan hàng, giá cả neo cao: Cơ hội "vàng" cho gạo Việt bứt phá
8 giờ trước
Thị trường gạo thế giới thời gian qua nhiều biến động và đang mở ra nhiều cơ hội để xuất khẩu gạo Việt bứt phá.
1001 cách người nông dân bảo vệ những trái sầu riêng khỏi kẻ trộm, "hú hồn" nhất là cảnh rắn bò
7 giờ trước
Trong những cách mà người nông dân bảo vệ sầu riêng, cách nào cũng thấy thú vị nhưng không kém phần hài hước.
Người dùng Việt rủ nhau “dậy sớm để đặt cọc VF 3 thành công”
7 giờ trước
Chỉ ít phút sau khi VinFast VF 3 chính thức mở cọc sớm, những hình ảnh chụp màn hình đơn hàng đặt cọc VF 3 thành công đã tràn ngập trên mạng xã hội. Rất nhiều khách hàng hào hứng chờ tới lúc được biết số thứ tự chiếc xe “độc bản” của mình.
Doanh số SUV đô thị cỡ B: ‘Tân binh’ vươn lên thần tốc, xe Hàn bất ngờ thất thế
6 giờ trước
Những cái tên như Kia Seltos, Hyundai Creta đang cho thấy sự đuối sức trong việc cạnh tranh với những cái tên đến từ Nhật Bản.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.