Lựa chọn lý trí của 11 thành viên CPTPP hóa giải sự khó xử khi đứng giữa hai cường quốc

28/01/2018 08:49
Sau khi TT Trump rút Mỹ khỏi TPP nhưng CPTPP đã cho thấy 11 thành viên không hề nghiêng ngả hay dịch chuyển lại gần hơn đối tác khác để có sự thay thế cho Mỹ.

Cuộc họp cấp Bộ trưởng ở Tokyo (Nhật Bản) giữa 11 quốc gia tham gia đàm phán về Hiệp ước Quan hệ đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương ( CPTPP ) hay còn được gọi là TPP+11 đã đạt được những nhất trí cần thiết và dọn dẹp mọi trở ngại cuối cùng để văn kiện này có thể được ký kết chính thức vào tháng 3 tới tại Chile.

Về nội dung, hiệp ước mới này không còn như TPP đã được 11 quốc gia này cùng thoả thuận và ký kết với Mỹ hồi tháng 2/2016 nhưng ý tưởng và mục đích không thay đổi.

Sự lựa chọn của lý trí

Lựa chọn lý trí của 11 thành viên CPTPP hóa giải sự khó xử khi đứng giữa hai cường quốc - Ảnh 1.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói về CPTPP tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos 2018. Ảnh: Reuters

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút nước Mỹ ra khỏi TPP, 11 thành viên còn lại bị đẩy đến trước sự lựa chọn giữa từ bỏ hay duy trì TPP và ai cũng biết rằng từ bỏ TPP đồng nghĩa với việc chịu bị khuất phục trước mọi quyết định của phía Mỹ còn nếu duy trì TPP thì không thể tránh khỏi phải đàm phán lại và thêm về một số nội dung đơn giản bởi việc Mỹ không tham gia nữa làm thay đổi cơ bản tương quan trong nội bộ TPP, đặc biệt đối với Nhật Bản và Canada.

Bên lề hội nghị cấp cao APEC cuối năm ngoái ở Đà Nẵng, 11 quốc gia này đã có quyết định của lý trí khi không từ bỏ ý tưởng về TPP và nhất trí thay thế TPP bằng CPTPP. Nhật Bản và cá nhân Thủ tướng nước này Shinzo Abe cổ suý mạnh mẽ nhất và đóng vai trò động lực cho sự ra đời của CPTPP trong khi Canada đã tận dụng triệt để mong muốn của các đối tác duy trì thoả thuận về khu vực mậu dịch tự do để được đáp ứng một số yêu cầu mới về nội dung, cả chỉnh sửa lẫn bổ sung.

Không phải ngẫu nhiên mà Thủ tướng Canada Justin Trudeau tuyên cáo sự nhất trí của 11 nước về CPTPP tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) Davos (Thuỵ Sỹ) năm nay và lại còn trước khi ông Trump tới Davos tham dự WEF.

Ai cũng biết WEF Davos hiện thân cho toàn cầu hoá và tự do hoá mậu dịch trong khi ông Trump chủ trương bảo hộ mậu dịch và đưa nước Mỹ co về nội địa. Ngoài những lợi ích thiết thực đối với 11 nước tham gia, CPTPP còn ba hàm hai ý nghĩa rất đáng được chú ý.

Thứ nhất, CPTPP phát đi thông điệp là chính sách bảo hộ mậu dịch của ông Trump không ngăn cản được bước tiến của toàn cầu hoá và tự do hoá mậu dịch ở bình diện khu vực và châu lục cũng như trên thế giới.

Thứ hai, CPTPP là thoả thuận của 11 nước nhưng luôn mở cửa cho Mỹ tham gia. Như thế cũng còn có nghĩa là CPTPP không nhằm đối phó Mỹ mà chỉ không phụ thuộc vào Mỹ và CPTPP vẫn muốn có Mỹ tham gia chứ không là sân chơi riêng và cuộc chơi khép kín.

Sự ra đời của CPTPP còn được cả ông Abe lẫn ông Trudeau coi là thắng lợi riêng của Nhật Bản và Canada. Hai nước này là hai nền kinh tế lớn nhất trong CPTPP và do vậy đương nhiên đóng vai trò quan trọng hơn cả đối với thành công và hiệu ứng thiết thực của CPTPP.

CPTPP giúp cho các nước thành viên có những cơ hội và tiềm năng mới trong hợp tác kinh tế và trao đổi thương mại với nhau cũng như tạo thế mới cho họ trong quan hệ hợp tác kinh tế và trao đổi thương mại với các đối tác bên ngoài.

Các nước tham gia CPTPP đã lựa chọn tự tập hợp nhau lại sau khi Mỹ không còn tham gia TPP chứ không nghiêng ngả hay dịch chuyển lại gần hơn đối tác khác để có sự thay thế cho Mỹ. Sự lựa chọn này đã giúp các nước tham gia không bị khó xử giữa Mỹ và Trung Quốc.

Sau khi ông Trump rút nước Mỹ ra khỏi TPP, không ít người trên thế giới cho rằng ông Trump đã tạo cho Trung Quốc cơ hội điền lấp chỗ trống và đẩy các nước về phía Trung Quốc. CPTPP đã cho thấy thực tế không phải như thế.

Dù vậy, CPTPP có lợi cho Nhật Bản như thế nào ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương thì cũng có lợi như thế cho Canada ở khu vực Bắc Mỹ. Canada đang phải cùng Mexico đàm phán lại với Mỹ về Thoả thuận khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA).

Quá trình đàm phán này chưa biết đến khi nào mới kết thúc và kết quả cuối cùng sẽ ra sao. CPTPP giúp Canada vừa tăng được thế vừa có thể linh hoạt hơn trong quá trình đàm phán ấy. Nhật Bản cũng tăng được thế của mình ở khu vực và điều này cũng còn rất có lợi cho Nhật Bản trong quan hệ với Trung Quốc.

Ông Trump tỏ ra rất quan tâm tới cái gọi là Bộ tứ Kim cương, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ thì CPTPP có Nhật Bản và Australia. CPTPP vì thế cũng thuận chứ không nghịch đối với ý tưởng lớn của bộ tứ này về khu vực Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương. Sự lựa chọn theo lý trí của 11 thành viên CPTPP vì thế rất đúng đắn, rất cần thiết và rất hợp thời.

Tiêu đề do tòa soạn đặt lại.

Tin mới

Lo xuất khẩu sầu riêng... hết thời
7 giờ trước
Thời hoàng kim của sầu riêng có thể đã qua khi sản lượng tăng nhanh nhưng đầu ra chưa đa dạng, chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Xe ga Suzuki thiết kế hoài cổ đẹp như Vespa, giá chỉ 35 triệu đồng
8 giờ trước
Chiếc Suzuki US125, với giá 35 triệu đồng và thiết kế hoài cổ đậm chất Vespa, đã mang lại làn gió mới cho phân khúc xe ga 125cc.
Trung Quốc vừa cấm xuất khẩu, một mặt hàng lập tức tăng giá gấp 3 lần: Là nguyên liệu cực kỳ quan trọng, Việt Nam cũng là ‘ông trùm’ thế giới với 3,5 triệu tấn
8 giờ trước
Hiện nước ta có trữ lượng mặt hàng này đứng top đầu của thế giới.
'Xe ga quốc dân' thế hệ mới gây sốt: Đẹp như SH Mode, rẻ hơn cả Vision - chỉ 29,5 triệu đồng
8 giờ trước
Mẫu xe tay ga hoàn toàn mới vừa ra mắt đã nhanh chóng trở thành tâm điểm chú ý của thị trường.
Khách nước ngoài thắc mắc mãi về xe diễu binh ở Việt Nam, chuyên trang xe của Mỹ giải đáp có chính xác?
8 giờ trước
Một chuyên trang xe của Mỹ đã giải đáp về chiếc xe mui trần trong lễ diễu binh vừa diễn ra.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Vàng

GOLD

101.522.095 VNĐ / lượng

3,239.30 USD / toz

0.06 %

+ 2.10

Bạc

SILVER

1.003.061 VNĐ / lượng

32.01 USD / toz

1.33 %

- 0.43

Đồng

COPPER

269.237.421 VNĐ / tấn

469.80 UScents / lb

0.99 %

+ 4.60

Bạch kim

PLATINUM

30.278.300 VNĐ / lượng

966.10 USD / toz

0.10 %

- 1.00

Nickel

NICKEL

401.101.307 VNĐ / tấn

15,430.00 USD / mt

1.31 %

+ 200.00

Chì

LEAD

50.333.925 VNĐ / tấn

1,936.30 USD / mt

1.06 %

- 20.90

Nhôm

ALUMINUM

63.437.954 VNĐ / tấn

2,440.40 USD / mt

1.17 %

+ 28.30

» Xem tất cả giá Kim loại

Tin cùng chuyên mục

Anh thợ sửa ống nước phát hiện kho báu chứa 30 kg tiền vàng
13 giờ trước
Kho báu tiền vàng được phát hiện có giá trị lên tới gần 63 tỷ đồng.
iPhone 17 Air mỏng đến mức gần bằng… nút bấm
1 ngày trước
Hình ảnh thực tế mới rò rỉ cho thấy iPhone 17 Air có độ mỏng gần bằng với độ dày của các nút vật lý.
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
1 ngày trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 1/5: Giá dầu ghi nhận tháng giảm mạnh nhất từ năm 2021, vàng tăng tháng thứ 4 liên tiếp
2 ngày trước
Giá dầu có tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2021, đồng cũng ghi nhận giảm mạnh nhất kể từ tháng 6/2022, quặng sắt giảm tháng thứ 3 liên tiếp trong khi vàng tăng tháng thứ 4 liên tiếp