Lý giải cuộc chiến khốc liệt của giới siêu giàu: Tại sao Jeff Bezos chịu thua trước tỷ phú giàu nhất Ấn Độ?

08/06/2021 19:39
"Gã khổng lồ" của Mỹ đã chi 200 triệu USD để thâu tóm mảng bán lẻ của Future Group. Tuy nhiên, Amazon phải đối mặt với một đối thủ sừng sỏ là Reliance Industries của tỷ phú Mukesh Ambani.

Amazon và một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới đang tham gia vào một cuộc "đụng độ" trị giá hàng tỷ USD. Mục tiêu của họ nhắm đến địa điểm mua hàng tạp hóa yêu thích của Rani Pillai. Pillai (47 tuổi) là một y tá đã nghỉ hưu, bà thường xuyên mua sắm tại Big Bazaar – một siêu thị cũ kỹ ở bên dưới ga tàu điện ngầm của khu vực phía đông Delhi.

Bà đã trải nghiệm mua sắm trực tuyến vào năm ngoái, khi đại dịch lây lan tại Ấn Độ và nhận thấy dịch vụ này vẫn không thể sánh bằng đi mua hàng ở Big Bazaar. Cửa hàng này có những hũ xoài ngâm chua, gần đó là khu bán nước sốt cùng mỳ pasta, trong khi mì ăn liền được xếp gần những bao gạo basmati khổng lồ.

Pillai chia sẻ: "Tôi muốn được nhìn thấy những món đồ. Tại cửa hàng, tôi có thể xem sản phẩm trước khi mua."

Lý giải cuộc chiến khốc liệt của giới siêu giàu: Tại sao Jeff Bezos chịu thua trước tỷ phú giàu nhất Ấn Độ? - Ảnh 1.

Một cửa hàng Big Bazaar tại Ấn Độ.

Big Bazaar thuộc sở hữu của công ty Ấn Độ Future Group – điều hành 1.500 siêu thị, cửa hàng đồ ăn nhanh và cửa hàng thời trang tại 400 thành phố tại quốc gia này. Theo đó, những cửa hàng vật lý trở thành "gà đẻ trứng vàng" dành cho những công ty muốn gia nhập thị trường thương mại điện tử đang phát triển nhanh của Ấn Độ.

Trong số đó có Amazon. Công ty này đã đặt cược lớn vào Ấn Độ - quốc gia đã chiếm khoảng 1/3 doanh số bán hàng thương mại điện tử của họ. "Gã khổng lồ" của Mỹ đã chi 200 triệu USD để thâu tóm mảng bán lẻ của Future Group. Mục đích của thương vụ này là để tránh những quy định giới hạn của chính phủ Ấn Độ với sự tham gia của doanh nghiệp nước ngoài vào hoạt động kinh doanh địa phương.

Tuy nhiên, Amazon phải đối mặt với một đối thủ sừng sỏ là Reliance Industries của tỷ phú Mukesh Ambani – một trong những công ty lớn và quyền lực nhất Ấn Độ. Tháng 8 năm ngoái, Reliance đã "vượt mặt" Amazon và đạt được thỏa thuận mua lại toàn bộ Future Group với 3,4 tỷ USD.

Hiện tại, Amazon đang nỗ lực ngăn chặn thương vụ này thông qua một số thủ tục tố tụng ở Singapore. Cuộc chiến đã diễn ra ở các tòa án Ấn Độ, khi Amazon yêu cầu Tòa án Tối cao tạm dừng thương vụ trên cho đến khi việc phân xử được hoàn tất ở Singapore.

Dù triển vọng ngắn hạn của Ấn Độ chịu ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng thứ hai của dịch Covid-19, nhưng tiềm năng tăng trưởng lại là rất lớn khi đại dịch kết thúc. Theo Forrester Research, thị trường trực tuyến tại Ấn Độ dự kiến sẽ cán mốc 85,3 tỷ USD vào năm 2024. Do đó, Facebook, Walmart và Amazon đã đầu tư mạnh vào quốc gia này.

Siêu thị trực tuyến chỉ là một mảng nhỏ nhưng đang phát triển của thị trường Ấn Độ. Hiện tại, người Ấn Độ chủ yếu mua sắm trực tuyến để mua các sản phẩm thời trang và điện thoại di động. Tuy nhiên, một chuỗi các cửa hàng vật lý truyền thống có sẽ trở thành "tài sản quý giá" để đẩy mạnh hoạt động bán hàng trực tuyến, cũng giống mục đích khi Amazon thâu tóm Whole Food cách đây 4 năm. Các cửa hàng tạp hóa có thể trở thành trung tâm phân phối tiện dụng và giúp khách hàng nhận diện thương hiệu, gắn bó lâu dài với các nhà cung cấp.

Lý giải cuộc chiến khốc liệt của giới siêu giàu: Tại sao Jeff Bezos chịu thua trước tỷ phú giàu nhất Ấn Độ? - Ảnh 2.

Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh này ngày càng khó khăn. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và đảng của ông đang tìm cách kiểm soát hoạt động đầu tư từ nước ngoài, trong một phần của chiến dịch thúc đẩy hoạt động sản xuất "cây nhà lá vườn" trong lĩnh vực sản xuất, internet và các ngành khác.

Giới chức Ấn Độ chưa lên tiếng về cuộc chiến giữa Amazon và Reliance, nhưng lại gây sức ép cho công ty của Jeff Bezos ở "mặt trận" khác. NHTW Ấn Độ và Tổng Cục Thực thi (ED) đang điều tra Amazon vì nghi ngờ vi phạm luật đầu tư nước ngoài của nước này. Ngoài ra, Amazon và Flipkart của Walmart cũng đang thực hiện cuộc chiến pháp lý khi Ủy ban Cạnh tranh của Ấn Độ cáo buộc chống độc quyền.

Năm 2018, chính phủ Ấn Độ ban hành một đạo luật có nội dung các công ty thương mại điện tử thuộc sở hữu nước ngoài chỉ có thể hoạt động như những địa điểm mua/bán trung lập, kết nối các bên bán hàng độc lập. Giới chức cũng cho biết, sự giới hạn này sẽ bảo vệ các doanh nghiệp nhỏ bằng cách hạn chế việc những nền tảng như Amazon bán sản phẩm của chính họ.

Trong bối cảnh đó, Amazon vẫn thận trọng để tiếp cận với Future Group. Thỏa thuận này nhằm mở rộng sang các cửa hàng trực tuyến ở Ấn Độ nếu New Delhi nới lỏng luật bán lẻ. Ngoài ra, việc này cũng cho phép Amazon sử dụng mạng lưới các cửa hàng Future làm trung tâm vận chuyển trái cây, rau củ tươi cho khách hàng trực tuyến. Trước khi tranh chấp nổ ra, khách hàng có thể đặt mua rau từ các cửa hàng Big Bazaar qua ứng dụng Amazon.

Dẫu vậy, Reliance Industries cũng nhận thấy tiềm năng tương tự. Trong cuộc họp với nhà đầu tư, CFO của tập đoàn – Dinesh Thapar, đã nói về một chiến lược tương tự là sử dụng các cửa hàng làm trung tâm phân phối. Ngay cả trước khi mua lại Future, Reliance đã sử dụng mạng lưới riêng để đảm bảo hơn 90% đơn hàng trực tuyến được giao trong 6 giờ. Khi Future gần như vỡ nợ, Reliance cũng sẵn sàng chi trả toàn bộ. 

Theo đó, người giành chiến thắng trong cuộc "đụng độ" giữa Reliance và Amazon sẽ tạo ra tầm ảnh hưởng lớn về cách thương mại điện tử phát triển ở Ấn Độ. Và dấu ấn của tỷ phú Ambani đã hiện rõ trong những bước đi của Big Bazaar – nơi nhiều loại đậu của Reliance được đặt ưu tiên trên các kệ hàng.

Tham khảo New York Times

Tin mới

Anh Minh Râu bán hàng ế ẩm vẫn đều đặn tặng rau miễn phí, vừa lĩnh tiền từ YouTube vội làm ngay một việc
2 giờ trước
Anh Minh Râu tâm sự, vì hiện tại kinh tế khó khăn hơn trước nên anh cho rau ít hơn. Tuy nhiên, chồng rau tặng miễn phí sinh viên, công nhân của anh vẫn chất thành đống lớn.
Sầu riêng Bình Phước chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân
2 giờ trước
Hai tháng qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bất ngờ chuyển sang tình trạng rụng lá, khô cành và chết hàng loạt không rõ nguyên nhân.
Tin vui: "Cục gạch huyền thoại" của Nokia tái xuất sau 25 năm - Một thứ rất được yêu thích cũng trở lại
55 phút trước
Nokia 3210 phiên bản mới ra đời nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 25, làm lại từ thiết bị được ví như chiếc "điện thoại di động" đầu tiên mà hầu như mọi người đều sở hữu.
'Muốn không bị 'đâm sau lưng', đừng vội mua iPhone, Samsung Galaxy và các flagship mới ra mắt'
30 phút trước
Lý do được Sohu (Trung Quốc) đưa ra thật sự thuyết phục.
Bi hài Starbucks: Giảm doanh số lần đầu tiên kể từ năm 2020, thương hiệu cà phê 100.000 đồng đổ lỗi tại... 'quá đông nên khách bỏ về' còn CEO thì bị người tiền nhiệm ‘đưa vào thế bí’
36 phút trước
Người kế nghiệp của CEO huyền thoại Howard Schultz tại Starbucks đã có pha biện minh "đi vào lòng đất" trước các cổ đông. Tuy nhiên đằng sau đó là cả một "nỗi đau không ai biết" khi bị chính người tiền nhiệm đặt vào thế bí.

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ không "giải cứu" dự án BOT giao thông do lỗi chủ đầu tư gây ra
14 giờ trước
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh như vậy trong một văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc ở một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao), thuộc hình thức PPP.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú: Báo NTNN là cầu nối quan trọng giúp nông dân tiếp cận vốn
17 giờ trước
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú nhấn mạnh, những năm qua Báo Nông thôn Ngày nay đã luôn đồng hành và là cầu nối quan trọng giúp nông dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng ngày càng nhiều hơn.
Xả kho, Honda CR-V tiếp tục giảm đậm tối đa 170 triệu đồng trong tháng 5
19 giờ trước
Nhiều mẫu xe Honda tiếp tục được áp dụng chương trình ưu đãi giảm giá trong tháng này.
Nhu cầu vàng bùng nổ cao nhất 7 năm - người Việt "xuống tiền" mua bao nhiêu tấn trong quý I mà lọt top 10 toàn cầu?
20 giờ trước
Bất chấp giá vàng liên tục leo thang, nhu cầu tiêu dùng vàng tại Việt Nam vẫn tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái.