Mặt bằng lãi suất khó giảm thêm dịp cuối năm

16/12/2019 17:11
Đối với các khoản cho vay thông thường, khả năng giảm không cao do lãi suất huy động vốn trung dài hạn chưa thể giảm và chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra của hệ thống ngân hàng...

Sau động thái hạ trần lãi suất tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng đã liên tiếp công bố thông tin về giảm lãi suất huy động ở cả khối ngân hàng cổ phần Nhà nước và khối ngân hàng tư nhân.

Mặt bằng lãi suất mới

Theo đánh giá của Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, việc giảm trần lãi suất huy động ngắn hạn không ảnh hưởng nhiều đến lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại có sở hữu Nhà nước gồm BIDV, VCB, CTG và Agribank, do từ tháng 6/2019, trên cơ sở đồng thuận, lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng của 4 ngân hàng này đã duy trì ở mức dưới 5%/năm.

Tuy nhiên, trần lãi suất giảm có tác động tốt trong việc thu hẹp mức chênh lệch lớn bấy lâu giữa lãi suất tiền gửi của các ngân hàng thương mại có sở hữu Nhà nước và các ngân hàng cổ phần tư nhân.

Nếu như trước đây, mặt bằng chung lãi suất kỳ hạn dưới 6 tháng các ngân hàng thương mại cổ phần luôn cao hơn các nhóm thương mại cổ phần Nhà nước từ 0,7-1%/năm, thì nay, mức chênh lệch giảm xuống, chỉ còn khoảng 0,1-0,2%/năm (kỳ hạn 3 tháng) và 0,5-0,7%/năm (kỳ hạn 1 tháng).

Căn cứ thị phần huy động vốn của các ngân hàng niêm yết hiện nay, ước tính bình quân, lãi suất toàn thị trường các kỳ hạn dưới 6 tháng giảm khoảng 0,3%/năm so với thời điểm trước khi điều chỉnh lãi suất.

lãi suất huy động kỳ hạn 13 tháng

Mặc dù vậy, chênh lệch lãi suất các kỳ hạn từ 6 tháng trở lên vẫn còn rất lớn. Cụ thể, nhóm nghiên cứu tại Công ty Chứng khoán SSI thống kê, ở kỳ hạn 6 tháng đến dưới 12 tháng, mức chênh lệch lãi suất là lớn nhất, khi có ngân hàng chỉ áp dụng mức từ 5,3 - 6,3%/năm (phổ biến các ngân hàng lớn, khỏe) thì cũng có những ngân hàng vẫn áp dụng mức lãi suất hơn 7%/năm, thậm chí là gần 8%/năm.

Ngoài ra, ở nhóm các ngân hàng thương mại nhỏ hoặc ngân hàng lớn có truyền thống lãi suất cao như SCB thì lãi suất kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên vẫn hơn 8%/năm, trong khi đó ở các ngân hàng lớn khác, đặc biệt là nhóm thương mại cổ phần Nhà nước thì lãi suất cao nhất chưa đến 7%/năm, tức mức chênh lệch là hơn 1%.

Tác động đến các chủ thể

Đối với người gửi tiền, nhóm nghiên cứu tại Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV cho rằng, lãi suất thấp hơn khiến giảm đi nguồn thu mang lại từ tiết kiệm, điều này có thể điều chỉnh hành vi người gửi tiền như chuyển sang chi tiêu nhiều hơn thay vì tiết kiệm; chuyển sang các kênh đầu tư khác có tính hấp dẫn hơn như chứng khoán, bất động sản, ngoại tệ...

Tuy nhiên, mức giảm lãi suất ít, lại chỉ đối với các kỳ hạn ngắn nên dự kiến tác động này không lớn. Việc chuyển sang các kênh đầu tư khác sẽ chỉ xảy ra khi mức lãi suất giảm đáng kể hơn hoặc trên diện rộng tại tất cả các kỳ hạn do tiết kiệm vẫn là một trong những kênh đầu tư ưa thích của 73% người dân Việt Nam (theo báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường AC Nielsen, 2018).

Mặc dù vậy, người gửi tiền có thể sẽ chuyển sang kỳ dài hạn hơn hoặc chuyển tiền từ các ngân hàng được đánh giá là nhỏ, có uy tín thấp hơn sang các ngân hàng lớn có uy tín cao hơn.

Thông tin sơ bộ từ một số ngân hàng, quy mô huy động vốn ngắn hạn có chiều hướng giảm nhẹ khoảng 0,3% thay vào đó, tiền gửi trung dài hạn có chiều hướng gia tăng so với trước khi điều chỉnh lãi suất.

Đối với người vay tiền, lãi suất thấp hơn, chi phí vay rẻ hơn, từ đó khuyến khích tiêu dùng và các công ty vay vốn để tài trợ cho chi tiêu và đầu tư. Theo đó, người vay tiền sẽ là đối tượng được hưởng lợi đầu tiên từ việc giảm lãi suất, nhất là đối với các khoản vay ngắn hạn và 5 lĩnh vực ưu tiên (Ngân hàng Nhà nước yêu cầu giảm lãi suất thêm 0,5%/năm) và một số tổ chức tín dụng đã công bố giảm lãi suất ngay sau đó.

Song, đối với các khoản cho vay thông thường, khả năng giảm không cao do lãi suất huy động vốn trung dài hạn chưa thể giảm và chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra của hệ thống ngân hàng hiện nay của Việt Nam đã ở mức tương đối thấp (khoảng 2,7%) so với bình quân khu vực Đông Nam Á (khoảng 3-3,2%).

Riêng với tổ chức tín dụng, việc cắt giảm lãi suất huy động vốn giai đoạn cuối năm là hành động ít thấy tại thị trường Việt Nam do đây là thời kỳ cao điểm cho nhu cầu nguồn vốn, tiền mặt. Các ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất vừa qua nhiều khả năng không nằm trong kế hoạch từ trước mà chủ yếu nhằm thực thi chủ trương giảm lãi suất của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước.

Việc giảm lãi suất huy động và cho vay ngắn hạn sẽ giúp các ngân hàng tăng tín dụng dịp cuối năm, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng đang ở mức thấp hơn so cùng kỳ năm 2018.

"Một số ngân hàng nhỏ, uy tín thấp hơn vẫn duy trì lãi suất tiền gửi nhằm đảm bảo khách hàng không dịch chuyển sang nơi khác. Mặc dù vậy, việc giảm lãi suất cho vay ngắn hạn và lĩnh vực ưu tiên cũng có tác động nhất định đến lợi nhuận của một số tổ chức tín dụng", nhóm nghiên cứu tại Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đánh giá.

Tin mới

Việt Nam đang nắm giữ 1/10 kho báu này của thế giới: Trung Quốc giá nào cũng mua, thu hơn nửa tỷ USD kể từ đầu năm
10 giờ trước
Riêng trong tháng 3, Việt Nam đã thu về hơn 180 triệu USD từ mặt hàng này.
Phó Thống đốc nói về sai phạm ngân hàng trong vụ Vạn Thịnh Phát
55 phút trước
Tại buổi họp báo của Ngân hàng Nhà nước thông tin về kết quả hoạt động ngân hàng quý I/2024, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là tất cả các sai phạm do cá nhân gây ra.
Starbucks vừa thực hiện thay đổi lớn chưa từng có
56 phút trước
Trong lần tới ghé thăm một quán Starbucks, món cà phê đá có thể không khác lắm nhưng trên thực tế, chuỗi đồ uống này vừa thực hiện một sự thay đổi lớn chưa từng có.
Doanh nghiệp bất động sản đang dần quay lại thị trường, còn vướng mắc nào cần gỡ?
3 giờ trước
Số lượng doanh nghiệp bất động sản quay trở lại trong quý I/2024 đã tăng 25,8% so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cho thấy, niềm tin vào thị trường ngày càng lớn. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định vẫn còn một số khó khăn về áp lực đáo hạn trái phiếu, nguồn vốn tín dụng,... mà các doanh nghiệp phải đối mặt.
Haval H6 2024 lộ hoàn toàn nội, ngoại thất qua bộ ảnh, clip chi tiết: Nhiều điểm giống Mercedes, màn hình khủng, về Việt Nam dễ hot
3 giờ trước
Là bản nâng cấp facelift, Haval H6 2024 có nhiều thay đổi rõ rệt trong thiết kế từ trong ra ngoài.

Tin cùng chuyên mục

Giá USD hôm nay 19/4: Ngân hàng Nhà nước mạnh tay, tỷ giá trung tâm tăng vọt
6 giờ trước
Giá USD hôm nay 19/4: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ngày 19/4 ở mức 24.260 VND/USD, tăng 29 đồng so với phiên giao dịch trước. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 23.047-25.473 đồng.
Các NHTƯ mua vàng nhưng không đột biến, người dân tích trữ không cao - 'thế lực bí ẩn' nào đẩy giá vàng tăng điên cuồng?
13 giờ trước
Biến động chưa từng thấy trên thị trường vàng thế giới đã trở thành tâm điểm thảo luận của các thị trường trong nhiều ngày nay. Dù vậy, đâu là nguyên nhân thực sự và giá sẽ tăng đến đâu vẫn là một ẩn số lớn.
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới: Số tiền bồi thường có thể gấp tới 2.727 lần phí bảo hiểm
1 ngày trước
Với bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, số tiền bồi thường tối đa cho một người là 150 triệu đồng, gấp 2.727 lần so với số phí bảo hiểm với dòng xe máy dưới 50cc, gấp 437 lần và 198 lần với dòng xe không kinh doanh vận tải 4 chỗ và dòng xe khách dưới 6 chỗ.
Giá USD hôm nay 18/4: Thế giới giảm, trong nước tiếp tục "đu đỉnh"
1 ngày trước
Giá USD hôm nay 18/4: Tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ngày 18/4 ở mức 24.231 VND/USD. Với biên độ +/-5%, tỷ giá sàn và tỷ giá trần áp dụng cho các ngân hàng thương mại là 22.920-25.442 đồng.