Miền Bắc lấy nước đổ ải vụ đông xuân vượt kế hoạch

08/02/2020 16:26
(Dân Việt) Bộ NNPTNT vừa quyết định rút ngắn 6 ngày lấy nước, phục vụ gieo cấy vụ đông xuân 2019-2020 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ. “Trong thực tế điều hành sẽ điều chỉnh linh hoạt nhằm đảm bảo yêu cầu lấy nước hiệu quả, đồng thời tiết kiệm nguồn nước” - Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh trong buổi kiểm tra tình hình lấy nước và sản xuất nông nghiệp đầu năm trên địa bàn Hà Nội.

Nhiều tỉnh lấy nước đã đạt 100%

Vụ đông xuân 2019-2020, 11 tỉnh, thành phố trong khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ thực hiện gieo cấy khoảng 528.700ha lúa; trong đó, có gần 431.000ha (khoảng 81%) phụ thuộc trực tiếp vào nguồn nước điều tiết từ các hồ chứa thủy điện.

mien bac lay nuoc do ai vu dong xuan vuot ke hoach hinh anh 1

mien bac lay nuoc do ai vu dong xuan vuot ke hoach hinh anh 2

Đoàn công tác Bộ NNPTNT và TP.Hà Nội kiểm tra lấy nước đổ ải tại Trạm bơm dã chiến Phù Sa. Ảnh: K.L

"Với mực nước năm nay, chúng ta kết thúc đợt 2 sớm thì có thể tiết kiệm so với kế hoạch khoảng 1,5 tỷ m3 nước. Cứ 1 tỷ m3 nước hiện nay rất là quý, nếu tiết kiệm để phát vào tháng 4, tháng 5 thì có thể thu được 700 tỷ đồng”.

Ông Ngô Hải Sơn - Phó Tổng giám đốc EVN.

Trước nguy cơ các hồ thủy điện thiếu hụt nguồn nước, Bộ NNPTNT đã đưa ra kế hoạch với 3 đợt kéo dài 18 ngày (đợt 1 từ 20/1-23/1 (4 ngày), đợt 2 từ 5/2-12/2 (8 ngày), đợt 3 từ 19/2-24/2 (6 ngày).

Theo đó, dự kiến lần đầu tiên mực nước sông Hồng tại Trạm Thủy văn Hà Nội được duy trì ở mức cao nhất 2,0m (đợt 2), thấp nhất là 1,4m (đợt 3) và đợt 1 chỉ xả ở mức 1,6m trở lên.

Khác với lo lắng thiếu hụt nguồn nước, tiến độ lấy nước năm nay đã đạt và vượt so với kế hoạch ban đầu đề ra. Kết thúc đợt 1 lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ đông xuân 2019-2020 ở khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, đã có gần 54% diện tích được cấp đủ nước.

Trong dịp Tết Nguyên đán, do có mưa trên diện rộng cho khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ với tổng lượng mưa phổ biến từ 60-90mm và các địa phương vẫn tranh thủ vận hành công trình tiếp tục lấy nước nên diện tích có nước đã tăng đáng kể.

Tính đến 4 giờ ngày 6/2, đã có 3 địa phương cán đích, lấy đủ nước cho 100% diện tích gieo cấy là Vĩnh Phúc, Hà Nam, Hải Phòng; các địa phương khác đạt ở mức cao như: Thái Bình (99,62%), Hưng Yên (99,17%), Nam Định (96,45%), Phú Thọ (95,65%), Ninh Bình (94,33%) Bắc Ninh (93,63%), Hải Dương (92,48%)... Riêng TP. Hà Nội,  diện tích lấy nước là 67.000ha, đạt gần 75% - mức cao so với cùng kỳ năm trước (đạt 40%).

Làm việc với đoàn công tác của Bộ NNPTNT, ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội đề nghị Bộ NNPTNT giảm bớt 3 ngày xả nước trong đợt 2 và tăng cường xả nước vào dịp 18-22/2 để tiết kiệm và đảm bảo lấy đủ nước cho gieo cấy vụ đông xuân 2019-2020.

Đồng tình với đề xuất này, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp đề xuất cơ chế điều hành linh hoạt, đảm bảo cấp đủ nước gieo cấy cho Hà Nội. Ông Hiệp tính toán, việc rút ngắn thời gian xả nước và điều hành linh hoạt này sẽ tiết kiệm khoảng 2,5 tỷ m3 nước.

Theo ông Ngô Hải Sơn - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), như mọi năm khi diện tích lấy nước đạt trên 90% là kết thúc 3 đợt lấy nước. Vì thế, ông đề nghị Bộ NNPTNT xem xét kết thúc sớm đợt 2, đặc biệt không xả đợt 3.

Không để ăn đong mãi

Lý giải về nguyên nhân chậm lấy nước ở Hà Nội, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng do tập quán gieo cấy muộn, một số nơi làm vụ đông nên phải chờ thu hoạch sang rằm tháng Giêng mới lấy nước để gieo cấy. Cùng với đó, TP.Hà Nội hiện có 3 trạm bơm chưa được cải tạo là Phù Sa, Ấp Bắc, Liên Mạc, trong khi đáy sông Hồng lại hạ thấp, dẫn tới hiện tượng các trạm bơm trơ trõ, không lấy được nước. Để khắc phục, TP.Hà Nội đã phải đầu tư 274 trạm bơm dã chiến, đồng thời tiến hành nạo vét kênh dẫn, đầu hút ở các trạm bơm.

Không chỉ có vậy, với 90.000ha đất trồng lúa nhưng nhiều diện tích xen kẹt, gây khó khăn cho việc lấy nước, phục vụ gieo cấy. “Như tại huyện Quốc Oai của Hà Nội có 4.500ha trồng lúa, nhưng phải lấy nước từ 4 nguồn khác nhau: Nguồn trạm bơm dã chiến Phù Sa cấp cho 500ha, nguồn từ sông Tích 1.500ha; lấy Đồng Mô về 1.700ha; còn lại tự bơm” – Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đơn cử.

Đáng nói hơn, hầu như việc xả nước trong đợt 2 này chủ yếu để phục vụ riêng cho TP.Hà Nội. Chính vì thế, Bộ NNPTNT đang tính toán nâng cấp các trạm bơm còn lại của Hà Nội để đảm bảo cung cấp đủ nước cho bà con gieo cấy. Về lâu dài, Bộ NNPTNT đang giao các đơn vị nghiên cứu, xem xét phương án xây đập dâng trên sông Hồng để nâng mực nước sông Hồng lên, góp phẩn đảm bảo nguồn nước cho gieo cấy và cải thiện môi trường các dòng sông trên địa bàn Hà Nội.

Ông Hoàng Trung Hải - Bí thư Thành ủy TP.Hà Nội đề nghị các đơn vị liên quan xem xét đề nghị rút ngắn đợt lấy nước thứ 2, tăng thêm đợt xả từ 18-22/2 để đảm bảo lấy đủ nước, phục vụ gieo cấy lúa trước ngày 25/2. “Các huyện, xã và bà con nông dân cần tích cực chuẩn bị cho công tác xuống giống, gieo cấy” – ông Hải chỉ đạo, đồng thời đồng tình với đề xuất của Bộ NNPTNT về phương án xây dựng đập dâng, góp phần cải thiện nguồn nước và môi trường của Hà Nội.

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
12 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
12 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
12 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
12 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
13 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

36.983.960 VNĐ / tấn

169.00 JPY / kg

0.06 %

+ 0.10

Đường

SUGAR

9.920.865 VNĐ / tấn

17.31 UScents / lb

0.35 %

+ 0.06

Cacao

COCOA

226.769.214 VNĐ / tấn

8,723.00 USD / mt

1.85 %

- 164.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

225.308.523 VNĐ / tấn

393.12 UScents / lb

3.37 %

- 13.71

Gạo

RICE

15.499 VNĐ / tấn

13.10 USD / CWT

1.22 %

+ 0.16

Đậu nành

SOYBEANS

9.840.624 VNĐ / tấn

1,030.20 UScents / bu

0.44 %

- 4.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

8.440.760 VNĐ / tấn

294.55 USD / ust

1.16 %

- 3.45

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vải Tây Nguyên đầu mùa giá cao đến khó tin
17 giờ trước
Là loại quả chỉ có theo mùa nên quả vải đầu mùa có giá cao ngất, hơn cả sầu riêng
Không phải Việt Nam, nước nào là nhà cung cấp cà phê số 1 cho Thái Lan?
2 ngày trước
Việt Nam là một trong số ít những nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, cà phê Việt Nam chiếm lĩnh vị trí quan trọng tại nhiều thị trường. Tuy nhiên, mới đây tại thị trường Thái Lan, cà phê Việt Nam bất ngờ mất vị trí số 1, đối thủ không ai ngờ tới là Lào.
‘Bom hàng' tầm quốc tế: Trung Quốc dừng nhập hàng loạt mặt hàng quan trọng do thuế quan, nông dân Mỹ lập tức điêu đứng
2 ngày trước
Nhiều doanh nghiệp Mỹ có đơn hàng đang trên đường tới Trung Quốc, hiện lo sợ bị 'bom hàng' ngay khi cập cảng.
Chỉ sau hơn 3 tháng, một kỳ tích của Việt Nam xuất hiện tại Cuba
2 ngày trước
Mô hình này tạo nên kỳ tích và trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Cuba.