Muốn “lớn”, DN tư nhân phải hướng đến cái mới, phải “chơi thật“

01/05/2019 08:19
Theo các chuyên gia kinh tế, bên cạnh chính sách "cởi trói" cho doanh nghiệp tư nhân (DNTN), bản thân DNTN phải hướng đến cái mới, phải "chơi thật".

Doanh nghiệp tư nhân vẫn chưa “nở”

Sau 30 năm Việt Nam thực hiện cải cách chuyển sang kinh tế thị trường, thực lực cơ cấu của nền kinh tế vẫn cải thiện chậm. Sản xuất GDP dựa chủ yếu vào thành phần kinh tế nhà nước (đóng góp 28%) và kinh tế hộ gia đình (đóng góp 32%). Tuy nhiên, cả hai thành phần chủ yếu tạo GDP này đều có sức cạnh tranh yếu, khó là trụ cột bảo đảm cho nền kinh tế năng lực hội nhập và cạnh tranh quốc tế thành công. Trong khi đó, kinh tế tư nhân trong nước, tuy về nguyên tắc phải là lực lượng đóng góp chủ yếu vào GDP thì sau 30 năm đổi mới, chỉ đóng góp chưa đến 10%.

Muốn “lớn”, DN tư nhân phải hướng đến cái mới, phải “chơi thật“ - Ảnh 1.

Sau hơn 30 năm đổi mới, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vẫn chưa lớn mạnh như kỳ vọng. (Ảnh minh họa)

“Tình trạng nền kinh tế hiện nay, nhìn từ góc độ cơ cấu các thành phần là đáng báo động. Đây là kết quả của một chiến lược phát triển nền kinh tế nhiều thành phần “có vấn đề”: phân biệt đối xử, không tôn trọng nguyên tắc thị trường, xác định vai trò, chức năng của các lực lượng kinh tế sai lệch kéo dài, làm méo mó môi trường kinh doanh thông qua các chính sách thiên lệch”, ông Thiên chỉ rõ.PGS. TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đánh giá: Kinh tế tư nhân 30 năm đáng lẽ đã phải "nở" ra rất nhanh nhưng thực tế theo thống kê năm 2018, khu vực này mới chỉ sản xuất ra được 7,8% GDP. Như vậy, với nền kinh tế mở cửa của Việt Nam mà khu vực tư chỉ đóng góp dưới 10% GDP, trong khi khu vực kinh tế nước ngoài (FDI) đóng góp tới 20% GDP, khoảng cách hai khu vực này khá xa nhau.

Muốn “lớn”, DN tư nhân phải hướng đến cái mới, phải “chơi thật“ - Ảnh 2.

PGS. TS. Trần Đình Thiên

PGS. TS. Trần Đình Thiên cho rằng, hiện vẫn chưa có một chiến lược phát triển doanh nghiệp Việt đúng nghĩa. Hiện mới quan tâm đến việc thành lập nhiều doanh nghiệp (DN) chứ chưa có cách tiếp cận phát triển lực lượng DN Việt.

Theo chuyên gia này, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam chậm phát triển là do nhận thức về kinh tế tư nhân chậm thay đổi, nặng tính thiên kiến, chủ quan; không định hướng phát triển các thị trường và các lực lượng thị trường đúng nghĩa.

Ngoài ra, định hướng chiến lược phát triển các lực lượng thị trường sai lệch nghiêm trọng, phủ nhận nguyên lý cạnh tranh thông qua việc áp dụng các chính sách “phi thị trường”, “xin – cho”, bình quân, hay việc áp dụng quá lâu hệ thống khuyến khích ngược trong khi vẫn muốn phát triển kinh tế thị trường cũng là một trong những rào cản khiến khu vực kinh tế tư nhân chưa thực sự phát triển.

Cần “cởi trói” nhanh cho doanh nghiệp tư nhân

Đề cập sự “chậm lớn” của doanh nghiệp tư nhân (DNTN), GS. TS. Ngô Thắng Lợi - Trưởng Bộ môn Kinh tế Phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, nhận định, sức sống của các doanh nghiệp nhỏ và vừa không lâu bền thể hiện qua số lượng doanh nghiệp giải thể hàng năm liên tục tăng. Nguyên nhân chủ yếu do năng lực của bản thân khu vực tư nhân còn nhiều điểm yếu: quy mô doanh nghiệp quá nhỏ, quy trình công nghệ lạc hậu và rất lạc hậu, trình độ quản lý thấp, lao động hầu hết là chưa qua đào tạo...

Muốn “lớn”, DN tư nhân phải hướng đến cái mới, phải “chơi thật“ - Ảnh 3.

GS. TS. Ngô Thắng Lợi

GS. Lợi dẫn kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2018 cho hay, trong số các doanh nghiệp hoạt động, có 55,2%  luôn gặp khó khăn, trong đó có nhấn mạnh đến 3 điểm: Khó cạnh tranh do yếu kém về năng lực, khó khăn về tài chính và khó khăn trong tuyển lao động. Do đó, các doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của nhà nước để có thể cải thiện hiệu quả và tồn tại trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

Cho rằng, cần đảm bảo thể chế kinh doanh bình đẳng cho các DNTN, DNNVV, GS. Ngô Thắng Lợi nêu rõ: Cần có các chính sách để hạn chế những đặc quyền, đặc lợi của các doanh nghiệp nhà nước để đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng. Trong đó, các chính sách nên tập trung vào việc tôn trọng quyền được kinh doanh và quyền tài sản của các doanh nghiệp tư nhân. Nghĩa là, các cơ quan quản lý cũng như các tổ chức kinh tế phải thực sự coi trọng doanh nghiệp tư nhân, không được xem thường họ với bất kỳ quy mô nào, các chính sách phải hướng vào doanh nghiệp tư nhân với tinh thần cải cách thủ tục, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, không gây khó khăn cho họ, tạo điều kiện thuận lợi nhất giúp các doanh nghiệp có niềm tin, tạo động lực và sức bật cho phát triển.

Bên cạnh đó, cần thực hiện nhanh quá trình “cởi trói” cho DNTN thông qua cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh và bảo vệ hợp pháp của nhà đầu tư, tuyệt đối không đặt ra các rào cản, các điều kiện đầu tư kinh doanh bất hợp lý gây cản trở hoạt động của DNTN, quán triệt và thực hiện nghiêm nguyên tắc chính phủ kiến tạo, lấy doanh nghiệp làm động lực để thúc đẩy nền kinh tế.

Phải hướng đến cái mới, phải “chơi thật”

Để gỡ nút thắt cho DN tư nhân phát triển, TS. Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng, điều quan trọng nhất là cả chính sách và DN phải hướng đến cái mới.

Muốn “lớn”, DN tư nhân phải hướng đến cái mới, phải “chơi thật“ - Ảnh 4.

TS. Võ Trí Thành

“Khi hướng đến cái mới, chúng ta không chỉ bắt kịp với những nước đi trước mà còn có cơ hội để đi cùng với thế giới. Trước kia chúng ta không biết rất nhiều điều thì thế giới lại biết; chúng ta biết ‘đôi điều’ thì thế giới lại biết ‘nhiều điều’. Gần như không có điều gì chúng ta biết mà thế giới lại không biết nên chúng ta thua và luôn cố gắng bắt kịp. Thế nhưng, có rất nhiều điều chúng ta không biết và thế giới cũng không biết nên ta có thể đi cùng”, ông Thành nói.

TS. Võ Trí Thành cho rằng, để hội nhập được, quan trọng nhất đối với các DN tư nhân là phải "chơi thật", bán được hàng và đứng vững được trên thị trường trong nước và thế giới.

"Điều này đòi hỏi các DN phải phát triển thực chất dựa trên năng lực của chính mình, thắng thật chứ không phải thắng giả vờ dựa trên những ưu đãi của Chính phủ. Khi nào các DN Việt Nam còn nhờ đến những ưu đãi này, nghĩ rằng mình kinh doanh ngành nghề gì thì được gì từ nhà nước thì khi ấy các DN chưa thể phát triển bền vững", ông Thành nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, trong bối cảnh cách mạng 4.0, các DN Việt cần nhanh chóng “tư duy lại, thiết kế và xây dựng lại”, ưu tiên và tận dụng nguồn lực để bắt kịp với sự chuyển dịch công nghệ, học hỏi kinh nghiệm để phát triển.

Về ứng phó với bất định, rủi ro, theo TS Võ Trí Thành, nguyên tắc chính là biến cái “bất định” thành cái “xác định”. DN cần học hỏi, chuẩn bị, sử dụng các công cụ phòng chống rủi ro và chấp nhận sai lầm. Nếu như các DN nhà nước với bộ máy cồng kềnh, lợi ích nhóm lớn rất khó chấp nhận sai lầm thì các DN tư nhân có lợi thế hơn trong việc dễ dàng đương đầu với rủi ro.

“Chấp nhận sai lầm cũng là một yếu tố quan trọng để từ đó các DN có thể rút ra những bài học kinh nghiệm và có được thành công. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế hội nhập như hiện nay, các DN tư nhân cần dám nghĩ, dám làm, không nên chờ đợi vào các ưu đãi từ Chính phủ. Yếu tố quyết định nhất đối với thành công của DN tư nhân không phải từ Chính phủ mà là chính bản thân họ”, ông Thành nêu quan điểm./.

Tin mới

Thu giữ số vàng trị giá 15,4 tỷ đồng giấu trong quần áo tại sân bay
41 phút trước
Số vàng trị giá 15,4 tỷ đồng được người đàn ông giấu tinh vi trong quần áo.
Sở hữu VinFast VF 8 tại Canada, nam Gen Z chia sẻ: ‘Tăng tốc tốt như xe xăng máy V6, nhiều người trầm trồ không tin Việt Nam cũng có thể sản xuất ô tô’
28 phút trước
Theo bạn Hoàng Tiến Huy, VinFast VF 8 vận hành tốt trong mọi điều kiện địa hình như đi phố, đường cao tốc, đường đèo núi hay điều kiện thời tiết khó như sương mù dày đặc.
Khởi tố chủ cơ sở sản xuất, buôn bán số lượng lớn mỹ phẩm giả ở Bắc Giang
32 phút trước
Nguyễn Văn Khánh đã bán trót lọt trên 100.000 đơn hàng cho khách hàng tại các tỉnh, thành phố trong cả nước và với doanh thu trên 6 tỷ đồng.
Cà phê Robusta Việt Nam đang bị đe dọa
13 phút trước
Từng là “ông vua” cà phê Robusta với gần 40% thị phần toàn cầu, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ đánh mất vị thế số 1 xuất khẩu cà phê này vào tay Brazil, do sản lượng liên tục sụt giảm. Sản lượng Robusta trong niên vụ 2024/2025 đã giảm xuống mức thấp nhất 4 năm.
Ô tô dưới 350 triệu ở Việt Nam năm 2025: Lựa chọn nào 'đáng đồng tiền bát gạo'?
51 phút trước
Phân khúc ô tô giá rẻ nhất Việt Nam (dưới 350 triệu đồng) có thêm nhiều lựa chọn đáp ứng được nhu cầu của đông đảo người tiêu dùng.

Tin cùng chuyên mục

Mazda CX-5 giảm giá còn 699 triệu đồng tại đại lý: Rẻ hơn niêm yết Xforce bản ‘full’, vẫn là VIN 2025 mới nhất
22 giờ trước
Mức giảm sâu liệu có tiếp tục giữ mạch doanh số cao của Mazda CX-5?
CEO Xanh SM: VinFast EC Van là 'món mới' đáng gờm trên thị trường logistics toàn các ông lớn như Lalamove, Ahamove
2 ngày trước
Mẫu xe tải điện mới của VinFast có giá bán cạnh tranh 285 triệu đồng và sở hữu chi phí vận hành tiết kiệm 60–70% so với xe xăng.
Hyundai Care Day khởi động tại tỉnh đầu tiên - mở màn cho hành trình chăm sóc xe lưu động tại 10 tỉnh/thành
2 ngày trước
Sự kiện mở màn thu hút hàng nghìn lượt tham gia, hơn 120 xe Hyundai được kiểm tra, chăm sóc miễn phí.
Ảnh thực tế Kia Carens Clavis vừa ra mắt: Có phanh tay điện tử, đồng hồ tốc độ 12 inch và 20 tính năng ADAS cấp độ 2
3 ngày trước
Kia Carens Clavis được định vị ở phân khúc cao cấp, với thiết kế sang trọng và nhiều tiện nghi hơn so với Carens thông thường.