Mỹ liệt 'MIT của Trung Quốc' vào danh sách đen, đe dọa tham vọng bá chủ toàn cầu và đưa cuộc chiến công nghệ sang giai đoạn mới

17/06/2020 17:24
Cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc đã bước sang một giai đoạn mới, khi các trường đại học tại đại lục đã bị Mỹ đưa vào danh sách đen đối với các thực thể công nghệ.

Trong khi những "gã khổng lồ" công nghệ Trung Quốc như Huawei, Hikvision và Sense Time đã bị hạn chế tiếp cận với công nghệ của Mỹ, thì danh sách đen này tiếp tục được mở rộng với cái tên mới được đưa vào là trường đại học được mệnh danh có trình độ tương đương với MIT (Viện công nghệ Massachusetts) của Mỹ. Đó là trường đại học 100 năm tuổi – Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân (HIT).

Theo Nikkei, HIT hiện không còn được phép tiếp cận phần mềm kỹ thuật quan trọng của Mỹ. Hơn nữa, kế hoạch hợp tác giáo dục với Đại học Arizona cũng gặp khó khăn và các chương trình trao đổi với Đại học California cũng không còn được thực hiện. Vấn đề này bắt đầu được bàn luận vào tuần trước khi một đoạn email giữa HIT và nhà phá triển phần mềm MathWorks được lan truyền trên các trang mạng xã hội .

Trả lời khiếu nại của người dùng về việc không thể truy cập phần mềm mà trường này đã mua, MathWorks cho biết MIT không còn được sử dụng sản phẩm này do Mỹ đã thay đổi chính sách. Hiện tại, cả HIT và MathWorks đều từ chối yêu cầu bình luận của Nikkei, nhưng các sinh viên trong trường đều xác nhận về thông tin trên. Phần mềm này có tên MATLAB, được sinh viên ngành kỹ thuật của HIT sử dụng trong các nghiên cứu hàng ngày và trong phòng thí nghiệm.

Mỹ liệt MIT của Trung Quốc vào danh sách đen, đe dọa tham vọng bá chủ toàn cầu và đưa cuộc chiến công nghệ sang giai đoạn mới - Ảnh 1.

Trước đó, hồi tháng 5, Đại học Kỹ thuật Cáp Nhĩ Tân (HEU) cũng bị Mỹ đưa vào danh sách đen. Hiện tại, cả HEU và HIT đều không thể nhập khẩu thiết bị hoặc phần mềm của Mỹ mà không có sự chấp thuận của Washington. Dù Trung Quốc đã nỗ lực tìm kiếm các nhà cung cấp khác ngoài Mỹ và sử dụng các nguồn mở trong những năm gần đây, nhưng các chuyên gia cho biết việc không được tiếp cận các công cụ phát triển và nghiên cứu của Mỹ sẽ gây cản trở cho họ.

Căng thẳng chính trị cũng là yếu tố "phủ bóng đen" đối với các dự án trao đổi trong lĩnh vực học thuật của Trung Quốc, khi một trường đại học hàng đầu của Mỹ đã hoãn kế hoạch trao đổi với các trường đại học ở đại lục.

Paul Triolo – trưởng nhóm nghiên cứu công nghệ địa chất tại tập đoàn tư vấn rủi ro Eurasia Group, nhận định: "Đối với các tổ chức đang nằm trong danh sách đen, thì việc cân nhắc hợp tác của các tổ chức học thuật của Mỹ sẽ khó khăn hơn. Các tổ chức học thuật của Mỹ sẽ ngày càng phải cân nhắc về mức độ uy tín khi hợp tác với Trung Quốc."

Bộ Thương mại Mỹ cho biết trong một thông báo rằng hai trường đại học trên của Trung Quốc và 22 thực thể khác bị trừng phạt vì "tham gia các hoạt động trái với lợi ích an ninh hoặc chính sách đối ngoại của Mỹ". Tuy nhiên, cơ quan này không cho biết rõ những lợi ích đó là gì, nhưng Bắc Kinh đã coi đó là một động thái tấn công mới.

Hua Chunying – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phát biểu hôm thứ Sáu tuần trước: "Động thái này cho thấy suy nghĩ về chiến tranh lạnh đã ăn sâu vào Mỹ" và kêu gọi Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm.

Trong khi đó, các trường đại học này của Trung Quốc đang đóng vai trò quan trọng trong kế hoạch thúc đẩy quốc gia này tiến đến vị trí dẫn đầu thế giới về công nghệ. Cùng với việc hỗ trợ nâng cao khả năng của các nhà khoa học, kỹ sư và lập trình viên cho các công ty trong nước, họ cũng trực tiếp cung cấp công nghệ hiện đại.

Hơn nữa, khả năng chế tạo các thiết bị y tế hiện đại – một lĩnh vực được ưu tiên theo chiến lược "Made in China 2025", của HIT cũng có nguy cơ gặp rủi ro. Một sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật y sinh chia sẻ với Nikkei rằng phòng thí nghiệm của anh phụ thuộc nhiều vào chipset cao cấp của Mỹ để xử lý hình ảnh về y tế và công cụ này rất khó để thay thế.

Chưa dừng ở đó, sinh viên và các học giả thuộc các trường nằm trong danh sách đen cũng phải đối mặt với sự xa lánh ngày càng tăng từ cộng đồng khoa học quốc tế. Theo lý thuyết, danh sách đen không có sự hạn chế đối với nhân tài. Nhưng thực tế, ít trường đại học của Mỹ thoải mái khi hợp tác với những bên chịu lệnh trừng phạt của chính phủ nước này.

Dù không nổi tiếng ở nước ngoài, nhưng HIT là trường đại học đầu tiên của Trung Quốc chế tạo máy tính chơi cờ vua và robot hàn hồ quang. Năm 2015, đại học này đã tiết lộ về cấu trúc protein của HIV. Ngoài ra, HIT còn vượt MIT, Đại học Stanford để dẫn đầu danh sách "Các trường đại học tốt nhất thế giới" theo U.S. News & World Report.

Tham khảo Nikkei

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
2 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
3 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
5 giờ trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
7 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
7 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
1 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
3 ngày trước
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.