Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran: Cái kết nào cho giá dầu?

10/05/2018 23:26
Một số chuyên gia nhận định, nếu lệnh trừng phạt bị áp lại giá dầu có thể tăng tiếp khoảng 5 USD/thùng, tuy nhiên cũng sẽ quay đầu giảm nếu thỏa thuận hạt nhân không có gì thay đổi.

Sáng ngày 9/5 theo giờ Việt Nam, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015. Hành động này như lời phán quyết dành cho thỏa thuận hạt nhân lịch sử đạt được sau chặng đường đàm phán kéo dài hơn một thập kỷ giữa Iran và các cường quốc thế giới.

Ngay sau khi quyết định được công bố, rất nhiều nước đã lên tiếng chỉ trích quyết định này của Tổng thống Trump và cho rằng hành động ấy đã "đổ dầu vào lửa" cho tình hình bất ổn tại khu vực.

Theo báo cáo mới nhất của Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC), Iran là nước có sản lượng dầu mỏ lớn thứ 3 trong nhóm OPEC (sau Saudi Arabia và Iraq), sản lượng trong năm 2017 của Iran ước đạt 3,81 triệu thùng/ngày (chiếm 12% tổng sản lượng năm 2017 của khối OPEC). Ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran bị gián đoạn từ 7/2012 – 01/2016 do lệnh cấm vận quốc tế nhằm để Iran mất nguồn lực tài chính cho công nghệ hạt nhân. 

Năm 2015 thỏa thuận hạt nhân Iran đã đạt được giữa Iran và nhóm nước P5+1 (bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh, Đức), và cứ 120 ngày tổng thống Mỹ sẽ ký gia hạn cho việc miễn trừ các lệnh trừng phạt với Iran. Vì vậy, bên cạnh ảnh hưởng từ sản lượng dầu đá phiến, thỏa thuận này cũng góp phần tạo áp lực giảm lên giá dầu khi sản lượng khai thác của Iran tăng mạnh. 

Tuy nhiên với những bất đồng chính trị giữa Israel và Syria/Iran gần đây kéo theo Mỹ – Nga có thể sẽ gây trở ngại cho việc gia hạn lệnh miễn trừ trừng phạt với Iran. Nếu lệnh trừng phạt bị áp lại, sản lượng dầu Iran có thể sụt giảm 1 triệu thùng/ngày (chiếm hơn 1% nhu cầu Thế giới) và gần bằng mức 1,8 triệu thùng/ngày là cam kết cắt giảm sản lượng từ 01/2017 – hết năm 2018 của OPEC và 11 nước ngoài OPEC.

Thỏa thuận hạt nhân Iran tác động đến giá dầu một phần được phản ánh qua xu hướng dầu hiện tại. Giá dầu WTI đã vượt 70 USD/thùng trong những ngày đầu tháng 5 này, tăng gần 20% so với đầu năm, trong khi dầu Brent thì vượt 73 USD/thùng. Diễn biến giá dầu tăng gần đây chủ yếu do ảnh hưởng từ chiến sự Syria và những thông tin liên quan đến kỳ hạn đàm phán thỏa thuận hạt nhân Iran ngày 12/05/2018. Một số chuyên gia nhận định nếu Iran bị áp đặt trừng phạt thì giá dầu có thể lên tiếp khoảng 5 USD/thùng, tuy nhiên cũng sẽ quay đầu giảm nếu thỏa thuận hạt nhân không có gì thay đổi.

Nếu thỏa thuận hạt nhân bị dỡ bỏ, sản lượng dầu thô của Iran được dự báo sẽ giảm từ 250 nghìn – 500 nghìn thùng/ngày trong năm 2018, và lên tới 1 triệu thùng/ngày trong năm 2019 (chiếm hơn 1% nhu cầu thế giới) và gần bằng mức 1,8 triệu thùng/ngày là cam kết cắt giảm sản lượng từ 01/2017 – hết năm 2018 của OPEC và 11 nước ngoài OPEC. 

Một số nước sản xuất dầu khác có thể tăng nguồn cung thay cho phần thiếu hụt từ Iran là Venezuela, Mỹ và Saudi Arabia. Tuy nhiên, Venezuela đang bị đe dọa áp cấm vận Dầu thô từ Mỹ nhằm gây áp lực lên quá trình cải cách dân chủ tại quốc gia này (dầu thô chiếm tới 95% sản lượng hàng hóa xuất khẩu của Venezuela). Saudi Arabia là quốc gia lớn nhất có khả năng điều tiết sản lượng dầu mỏ (chiếm 31% nguồn cung OPEC), tuy nhiên đang trong nỗ lực cắt giảm sản lượng cùng nhóm OPEC nhằm nâng giá dầu. 

Ngoài ra, sự bùng nổ dầu đá phiến của Mỹ không thể kéo dài mãi mãi. Trong tháng 1/2018, theo EIA tổng sản lượng dầu thô của Mỹ đạt 9,96 triệu thùng/ngày, trong đó sản lượng dầu đá phiến là 6,62 triệu thùng/ngày (chiếm 66% tổng sản lượng). Trong các vùng khai thác dầu đá phiến, Bakken, Eagle Ford và Permian là 3 vùng có sản lượng lớn nhất, chiếm lần lượt 18%, 19% và 44% tổng sản lượng dầu đá phiến. Tuy nhiên sản lượng tại Bakken và Eagle Ford đang có xu hướng chững lại, tăng trưởng chủ yếu đến từ Permian (hệ thống đường ống tại đây đang hoạt động ở mức công suất cao, một số ý kiến cho rằng gần hết công suất).

Theo báo cáo khảo sát thực địa của Post Carbon, các giếng đá phiến thường sẽ bị giảm sản lượng 70 – 90% trong 3 năm đầu tiên và cả khu vực sẽ bị giảm sản lượng khoảng 20 – 40% mỗi năm nếu không thêm giếng mới. Bên cạnh đó, đặc thù mỗi giếng đều khác nhau, phần diện tích có trữ lượng tốt thường chỉ chiếm 20% tổng diện tích của cả khu vực khai thác nhưng thường được đưa vào khai thác trước tiên.

Việc tăng sản lượng phụ thuộc vào tái đầu tư và cải thiện công nghệ khoan, tại khu vực Permian, 58% sản lượng đến từ các giếng theo công nghệ khoan ngang sau năm 2011 (số giếng này chỉ chiếm 7% tổng lượng giếng hoạt động, 8% số giếng theo công nghệ khoan dọc có sản lượng chỉ chiếm 5% và 37% sản lượng còn lại đến từ 85% số giếng cũ). Vì vậy chi phí khai thác và sản lượng dầu đá phiến trong những năm về sau có thể sẽ không hiệu quả như giai đoạn trước

Báo cáo của BSC cũng cho biết, nếu Iran bị áp cấm vận, về trung hạn nhiều khả năng giá dầu sẽ tiếp tục tăng mạnh. 

Xét về cung cầu dầu thế giới, năm 2017, tổng nhu cầu dầu thô là 97,1 triệu thùng/ngày và tổng nguồn cung là 96.6 triệu thùng/ngày, thiếu hụt 0,5 triệu thùng/ngày, tồn kho của nhóm nước OECD (bao gồm cả thương mại và SPR) là 4,42 tỷ thùng, số ngày sử dụng hết là 92,6 ngày (số ngày sử dụng hết được tính bằng tồn kho chia cho sản lượng sử dụng trong 1 ngày). 

So sánh với năm 2011 – 2013 (giai đoạn giá dầu trên 100 USD/thùng) thì năm 2011 thiếu hụt 0,5 triệu thùng/ngày, tồn kho OECD là 4,14 tỷ thùng, số ngày sử dụng hết là 90 ngày; năm 2013 thiếu hụt 0,1 triệu thùng/ngày, tồn kho OECD là 4,15 tỷ thùng/ngày, số ngày sử dụng hết là 91 ngày. Do đó, nếu nguồn cung dầu không có đột biến quá mạnh, nhiều khả năng giá dầu sẽ tiếp tục đi lên.


Năm 2015 thỏa thuận hạt nhân Iran đã đạt được giữa Iran và nhóm nước P5+1 (bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp, Anh, Đức), và cứ 120 ngày tổng thống Mỹ sẽ ký gia hạn cho việc miễn trừ các lệnh trừng phạt với Iran.

Giữa tháng 1/2018 tổng thống Trump ký gia hạn, theo ông Trump đây là lần cuối cùng thực thi thỏa thuận trừ khi Mỹ và châu Âu có thể đạt được một thỏa thuận sửa đổi mới trong vòng 120 ngày tới. Hạn chót cho việc quyết định áp trừng phạt lên Iran là ngày 12/05/2018.

Iran là nước có sản lượng dầu mỏ lớn thứ 3 trong nhóm OPEC (sau Saudi Arabia và Iraq), sản lượng trong năm 2017 của Iran ước đạt 3,81 triệu thùng/ngày (chiếm 12% tổng sản lượng năm 2017 của khối OPEC).

Tin mới

Đặng Lê Nguyên Vũ bất ngờ có tên trong danh sách cùng với Zlatan Ibrahimovic, John Cena
2 giờ trước
Với việc sở hữu nhiều chiếc siêu xe mang logo Ferrari, ông Đặng Lê Nguyên Vũ được cho là đã trở thành khách hàng VIP của hãng - một việc có tiền chưa chắc đã thực hiện được.
"Sau khi dùng thử Galaxy S24, tôi nghĩ Samsung nên lấy cắp ngay trò này của iPhone": Đảm bảo bán chạy hơn
49 phút trước
Samsung có lẽ đang làm thừa một chiếc điện thoại. Doanh số của mẫu này trong dòng Galaxy S năm nào cũng tồi tệ.
Apple cảnh báo nóng: Tuyệt đối không được sạc iPhone theo cách này vì rất dễ gây cháy nổ, nhiều người Việt đang mắc phải cần thay đổi ngay!
4 phút trước
Gã khổng lồ công nghệ Apple đã đưa ra cảnh báo về thói quen người dùng để điện thoại sạc pin qua đêm khi đang ngủ.
Xem trước Omoda E5 mở bán tại Việt Nam trong năm nay: Chạy 430km/lần sạc, nhiều trang bị an toàn dễ hút khách
19 phút trước
Omoda E5 là mẫu xe thuần điện đầu tiên của thương hiệu Chery được công bố mở bán tại Việt Nam.
Giá vé máy bay đắt đỏ, dân đổ xô đi du lịch gần, homestay ven Hà Nội bội thu
30 phút trước
Do nhu cầu của du khách tăng cao, nhiều homestay ở ngoại thành Hà Nội và các vùng lân cận đã kín phòng từ cả tháng nay.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

34.970.632 VNĐ / tấn

159.80 JPY / kg

0.82 %

+ 1.30

Đường

SUGAR

10.666.831 VNĐ / tấn

19.09 UScents / lb

-0.31 %

- -0.06

Cacao

COCOA

272.004.366 VNĐ / tấn

10,732.00 USD / mt

-0.67 %

- -72.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

128.007.555 VNĐ / tấn

229.09 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

10.795.995 VNĐ / tấn

1,159.27 UScents / bu

-0.07 %

- -0.79

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.616.352 VNĐ / tấn

344.20 USD / ust

-0.98 %

- -3.40

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.474.112 VNĐ / tấn

45.59 UScents / lb

0.07 %

+ 0.03

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê lập kỷ lục chưa từng có, cây giống cũng ‘nhảy múa’ theo
19 giờ trước
TPO - Cà phê thiết lập mức giá cao kỷ lục chưa từng có đã kích thích nhu cầu tái canh vườn cây. Giá cây giống cũng tăng mạnh, thậm chí gấp đôi so với năm ngoái.
Khách đặt trước cả tháng, quán ăn ở Hà Nội kín chỗ dịp nghỉ lễ 30/4
22 giờ trước
Lượng khách đặt bàn trước tăng đột biến khiến nhiều nhà hàng ở Hà Nội kín chỗ, phải khóa sổ từ trước khi kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bắt đầu.
Giá thịt lợn hơi tăng cao, vì sao doanh nghiệp lo lắng?
23 giờ trước
Giá heo hơi hiện nay đang ở mức 63.000-64.000 đồng/kg, dự báo sẽ còn tăng trong vài tháng tới. Điều này khiến doanh nghiệp (DN) ngành chế biến thịt không khỏi lo lắng.
Công nghệ sấy hiện đại từ Sasaki đồng hành cùng ngành nông sản Việt
23 giờ trước
Thương hiệu Sasaki tỏa sáng tại buổi kỷ niệm 65 năm ngành Khoa học và Công nghệ Việt Nam, với điểm nhấn là công nghệ sấy lạnh đa năng thông minh, tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, cung cấp giải pháp sấy đa dạng cho nông sản, hải sản và dược liệu, cam kết ưu việt về hiệu suất và đồng hành phát triển ngành chế biến nông sản.