Năm 2022, giá dầu bị chi phối bởi yếu tố nào?

10/01/2022 06:47
Trong nửa cuối năm 2021, giá dầu trở thành chủ đề kinh tế xã hội quan trọng trên toàn cầu. Giá dầu tăng do thế giới đang trải qua một thời kỳ giá thấp kéo dài kéo dài từ năm 2014, khi giá giảm từ trên 100 USD/thùng xuống chỉ 25 USD, gây ra bởi tình trạng dư thừa dầu toàn cầu. Triển vọng thị trường dầu mỏ thế giới năm 2022 sẽ bị tác động bởi nhiều yếu tố.

Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã khiến giá dầu tiếp tục giảm do nhu cầu dầu lao dốc. Song từ giữa năm 2021, giá đột ngột phục hồi khi nhu cầu tăng trở lại giữa bối cảnh thế giới hồi phục nhanh chóng sau đại dịch. Bên cạnh đó, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh của tổ chức này – gọi là OPEC+ - đã thống nhất cùng kiểm soát sản lượng dầu để vừa đáp ứng nhu cầu phục hồi, đồng thời ngăn chặn giá giảm trở lại.

Năm 2022, thị trường dầu mỏ mở đầu năm mới khi giá dao động trong phạm vi rộng 70-80 USD, với các đỉnh và đáy hàng ngày bị ảnh hưởng chủ yếu bởi sự chi phối của các nhà giao dịch và những người tham gia quỹ đầu cơ, những đối tượng có động thái ngay tức khắc mỗi khi có những dấu hiệu thay đổi, dù nhỏ nhất, trên thị trường dầu với mục đích tối đa hóa cơ hội.

Tuy nhiên, sự thay đổi của giá dầu dự báo sẽ dần chuyển sang bị chi phối chủ yếu bởi các yếu tố cố hữu - cung và cầu. Khi nhu cầu tăng cao giá sẽ lên theo, trong khi nếu cung ứng quá mức thì giá sẽ giảm.

Theo một số chuyên gia, những yếu tố dưới đây có khả năng ảnh hưởng nhiều nhất đến giá dầu năm 2022:

Với thỏa thuận về chống biến đổi khí hậu COP29 và sự thống nhất của các thành viên tham gia thỏa thuận, nhu cầu dầu sẽ bị ảnh hưởng, kéo theo ảnh hưởng tới sản xuất. Tuy nhiên, đó là câu chuyện dài hơi, còn hiện tại, miễn là nền kinh tế toàn cầu tiếp tục tăng trưởng thì giá các sản phẩm dầu chính (xăng, dầu diesel, dầu hỏa, nhiên liệu máy bay) sẽ tiếp tục tăng.

Nhu cầu này chỉ có thể giảm khi các sản phẩm kể trên được thay thế đáng kể bằng các công nghệ chuyển đổi năng lượng, chủ yếu qua các giải pháp như: hệ thống giao thông vận tải điện (đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển) hoặc các giải pháp thay thế khác. Cho đến khi quá trình chuyển đổi này diễn ra đầy đủ, thế giới sẽ tiếp tục sản xuất nhiều dầu tương ứng với nhu cầu của các nền kinh tế trên thế giới.

Theo đó, hầu hết năng lượng tái tạo (gió, mặt trời, hạt nhân) đi vào lưới điện để thay thế than và khí đốt tự nhiên trong sản xuất điện, sưởi ấm công nghiệp và sinh hoạt, chứ chưa thay thế đáng kể cho dầu mỏ.

Theo thời gian, điện năng từ năng lượng tái tạo sẽ được đưa vào quá trình điện khí hóa giao thông. Do đó, miễn là các nền kinh tế toàn cầu tiếp tục phát triển, nhu cầu dầu sẽ tiếp tục tăng và sẽ thúc đẩy sản xuất dầu nhiều hơn vào năm 2022 cũng như trong suốt thập kỷ này.

Đối với vấn đề Covid 19, các chuyên gia nhìn chung cho rằng con người hiện đã có kinh nghiệm nhiều hơn, được trang bị và có khả năng chống chọi tốt hơn với những đợt bùng nổ dịch Covid trong tương lai. Sự lạc quan này, nếu được duy trì, sẽ tiếp tục hỗ trợ nhu cầu dầu tăng và đẩy giá lên theo cho đến năm 2022 và sau đó nữa.

Còn về nguồn cung, chúng ta có thể sẽ thấy những điều bất ngờ vì sản lượng dầu có thể đi theo một trong hai cách. Kể từ khi giá sụt giảm năm 2014, nhiều công ty dầu mỏ về cơ bản đã không đầu tư vào sản xuất dầu, trong bối cảnh họ vốn đang rất thận trọng trong đầu tư vì thế giới đang trong quá trình chuyển đổi năng lượng từ dầu mỏ sang các nành công nghệ tái tạo mới. Nếu quá trình chuyển đổi này diễn ra chậm chạp và nhu cầu dầu vẫn tiếp tục tăng trưởng, có khả năng xảy ra tình trạng thiếu dầu.

Tuy nhiên, dự kiến ​​sẽ có một số nước sản xuất dầu có đủ năng lực sản xuất dự phòng để bù đắp chỗ thâm hụt nguồn cung của các nhà đầu tư tư nhân. Các nhà phân tích cũng cho rằng các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ sẽ tăng cường sản, xuất miễn là giá vẫn còn duy trì cao.

Ngoài ra, có triển vọng sản lượng dầu từ Iran sẽ phục hồi nếu các cuộc đàm phán đang diễn ra về hiệp ước hạt nhân kết thúc tích cực. Nguồn cung dầu tăng cũng có thể đến từ sản lượng hồi sinh từ Venezuela và Libya là các thành viên OPEC. Dự kiến ​​sẽ có thêm nguồn cung dầu từ các mỏ dầu mới ngoài khơi Guyana thuộc một tập đoàn do ExxonMobil đứng đầu. Hiện những mỏ này đang cung cấp lượng dầu tối đa.

Do đó, trong năm 2022 cũng như trong tương lai ngắn và trung hạn, cung cầu sẽ gia tăng đủ để đáp ứng nhu cầu dầu ròng đối với các mặt hàng xăng dầu sẽ ngày càng tăng sau khi xem xét nhu cầu tiêu thụ do điện khí hóa giao thông vận tải.

Cạnh tranh về sản xuất một cách có trách nhiệm giữa các nước sản xuất dầu sẽ đảm bảo để giá được bảo vệ trên 70 USD bằng cách tránh tình trạng dư cung gây tổn hại giá. Họ cũng có khả năng đảm bảo rằng giá không vượt quá 80 USD vì điều này sẽ làm suy yếu các nền kinh tế toàn cầu đồng thời phá hủy nhu cầu dầu.

Đó là chưa kể đến khả năng các nhà phân tích có thể bị xáo trộn tâm lý bởi sự bất ổn về địa chính trị/kinh tế, thậm chí là một loại COVID-19 ‘cứng đầu’ không chịu thay đổi bản thân.

Về phía các nhà đầu cơ, như mọi khi, nhà đầu cơ sẽ tiếp tục tạo ra các kịch bản hoảng loạn dẫn đến sự thay đổi giá trong ngắn hạn, mặc dù không thấy có dấu hiệu về sự thiếu hụt nơi trên khắp thế giới không bị thiếu các không có sự thiếu hụt các sản phẩm dầu hàng thực trên khắp thế giới. 

Tham khảo: Businessdailyafrica

Tin mới

iPhone 16 Pro Max có nâng cấp mới mà người dùng Việt cực kỳ quan tâm
7 giờ trước
Thời lượng pin trên iPhone 16 Pro Max có thể sẽ được nâng cấp mạnh. Đây vốn là một yếu tố được người dùng Việt quan tâm ở bất kỳ thế hệ iPhone mới nào.
Chuyên gia khuyến nghị: Người dùng iPhone nên làm điều này để máy chạy mượt hơn!
6 giờ trước
Đây là một trong những nguyên khiến iPhone hao phí công suất, hoạt động không mượt mà.
Những ai muốn chơi xe sang cũ coi chừng sụp hố: Tiền sửa quá cả tiền xe, được 1 nhưng phải bỏ ra 2
5 giờ trước
Những chiếc xe sang cũ tưởng là món hời, nhưng cũng có thể là "hố tiền khổng lồ".
Toyota Hilux điện sản xuất từ năm sau: Mới có bản cabin đơn, dự kiến sẽ sớm đến Việt Nam
4 giờ trước
Toyota xác nhận phiên bản thuần điện của Hilux sẽ bắt đầu được lắp ráp từ cuối 2025 tại Thái Lan rồi xuất khẩu sang các nước khác.
Thị trường vàng vẫn chờ Nghị định 24 sửa đổi
4 giờ trước
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng cần khẩn trương sửa Nghị định 24/2012/NĐ-CP nhằm tăng nguồn cung thị trường vàng đồng thời kiến nghị xóa bỏ độc quyền thương hiệu vàng miếng SJC.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

37.049.612 VNĐ / tấn

169.30 JPY / kg

1.93 %

+ 3.20

Đường

SUGAR

10.149.381 VNĐ / tấn

18.09 UScents / lb

-1.31 %

- -0.24

Cacao

COCOA

185.190.666 VNĐ / tấn

7,277.00 USD / mt

-1.57 %

- -116.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

115.963.267 VNĐ / tấn

206.69 UScents / lb

4.09 %

+ 8.13

Đậu nành

SOYBEANS

11.473.454 VNĐ / tấn

1,227.00 UScents / bu

0.86 %

+ 10.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.345.748 VNĐ / tấn

368.80 USD / ust

0.30 %

+ 1.10

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.393.089 VNĐ / tấn

45.26 UScents / lb

1.66 %

+ 0.74

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng
2 giờ trước
Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục duy trì ổn định. Vụ Hè Thu ở khu vực này đã đến nhưng sản lượng chưa cao. Trong khi nhu cầu gạo vẫn lớn đẩy giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng nhẹ.
Quả dừa Việt Nam có nhiều tiềm năng xâm nhập thị trường Philippines
24 phút trước
Philippines có tổng số 167 nhà máy chế biến các sản phẩm từ quả dừa, tuy nhiên, do thiếu nguồn nguyên liệu nên sản xuất hàng năm chỉ đạt khoảng 50% công suất.
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo trúng thầu nhiều lô hàng lớn vẫn… thua lỗ
16 giờ trước
Theo các chuyên gia, việc dự báo thiếu chính xác về thị trường đã khiến nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam "lãnh đòn" khi có biến động về giá. Đặc biệt, nhiều doanh nghiệp khi chưa có hàng trong tay vẫn chạy đua ký hợp đồng, dẫn đến khi giá lúa đầu vào tăng, doanh nghiệp trở tay không kịp.
Vải thiều chín sớm giá gấp đôi năm ngoái
21 giờ trước
Vải thiều chín sớm ở Bắc Giang, Hải Dương đang được bán tại vườn với giá cao gấp đôi so với năm 2023.