Ngấm đòn Covid-19, lợi nhuận doanh nghiệp địa ốc sụt giảm nghiêm trọng1

05/05/2020 12:00
(Dân Việt) Kết thúc quý 1 với nhiều khó khăn, kết quả kinh doanh sụt giảm bới dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp kỳ vọng sẽ phục hồi trở lại trong những quý tiếp theo.

“Ngấm đòn” Covid-19, nhiều doanh nghiệp báo lỗ

Kết thúc quý 1, nhiều doanh nghiệp bất động sản lâm vào cảnh khó khăn bởi ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 vì không thể mở bán dự án, các hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, nhiều doanh nghiệp phải thông báo giải thể.

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 người mua nhà bị giảm thu nhập, không trả được lãi vay ngân hàng, dẫn đến có khoảng 10% người mua nhà phải thanh lý hợp đồng. Điều này càng tạo thêm áp lực lên doanh nghiệp bất động sản, lợi nhuận trong quý I của doanh nghiệp sụt giảm nghiêm trọng. 

ngam don covid-19, loi nhuan doanh nghiep dia oc sut giam nghiem trong hinh anh 1

Doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng sẽ phục hồi trở lại trong những quý tiếp theo của năm 2020. Ảnh: V.D

Như Công ty CP Tập đoàn Đất Xanh (DXG), báo cáo tài chính quý 1 cho thấy, doanh thu chỉ đạt 602 tỷ đồng, giảm đến 60% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ là 67,5 tỷ đồng, giảm gần 240 tỷ đồng so với con số 307 tỷ đồng của quý 1/2019.

Tương tự, Công ty CP Bất động sản Thế Kỷ (CenLand) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1 năm nay với doanh thu thuần và lợi nhuận đều sụt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, công ty ghi nhận doanh thu thuần quý 1 đạt gần 270 tỷ đồng, giảm 30% so quý 1/2019. Trong đó, doanh thu hoạt động môi giới bất động sản giảm 29%, xuống 221 tỷ đồng; doanh thu đầu tư bất động sản giảm 11%, xuống 46 tỷ đồng. Quý 1, công ty đạt 42,2 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 47% so với cùng kỳ năm trước. Tính đến cuối quý 1, tổng tài sản của công ty đạt 2.664 tỷ đồng, giảm nhẹ so với thời điểm đầu năm. Trong đó, nợ phải trả giảm 5% về hơn 743 tỷ đồng.

Doanh nghiệp kỳ vọng phục hồi trở lại

Đánh giá về nguyên nhân sụt giảm lãi của các doanh nghiệp, ông Phạm Thanh Hưng - Phó Chủ tịch HĐQT CenGroup nhìn nhận, Cenland (thành viên của CenGroup) và một số doanh nghiệp giảm lãi, điều này mặc dù không đạt được như kế hoạch và cùng kỳ năm ngoái nhưng kết quả vẫn dương.

Ông Hưng nhận định nguyên nhân là do ở lĩnh vực bất động sản, khách hàng thực hiện giãn cách xã hội và tâm lý giữ tiền chờ đợi khi hết dịch giá nhà đất sẽ rẻ hơn để “bắt đáy”, đã dẫn đến giao dịch bị giảm. 

Hơn nữa, nguồn cung mới ra hạn chế, hiện nay sản phẩm bán chủ yếu đến từ các dự án đã thực hiện từ trước nên không có hàng để bán. Đối với các doanh nghiệp xây dựng, do chỉ thị giãn cách xã hội nên tất cả các công trình, các doanh nghiệp vật liệu xây dựng không được ra vào các dự án để triển khai công việc. Dù tiến độ xây dựng chậm vài tháng sẽ không dẫn đến vấn đề gì nghiêm trọng nhưng vài tháng nữa thị trường có thể sẽ thiếu cung. 

Ở góc nhìn chuyên gia, TS. Nguyễn Trí Hiếu (chuyên gia kinh tế) cho hay, thời gian vừa qua thị trường bất động sản Việt Nam không phải không có nhu cầu mà nguồn cung không có. Rất nhiều công ty xây dựng phải cách ly xã hội không có người lao động làm việc, nhà cung ứng nguyên vật liệu cũng dừng làm việc, nhiều công ty xây dựng mất tính thanh khoản, thanh toán cho nhà thầu rất khó khăn. Do đó, nguồn cung không đáp ứng được khiến cho việc kinh doanh bất động sản cũng gặp trở ngại lớn.

Trước việc hàng loạt doanh nghiệp bất động sản và xây dựng sụt giảm lợi nhuận kinh doanh, TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng mong muốn các doanh nghiệp được hưởng lợi từ gói chính sách kích cầu của Chính phủ như được giãn thuế, có chương trình cho các doanh nghiệp này vay, đặc biệt là các công ty xây dựng và những công ty sản xuất vật liệu xây dựng… 

“Mặc dù ngành bất động sản nói chung không bị tác động mạnh như du lịch, hàng không, nhưng triển vọng không khả quan trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế. Trong những quý tới, kinh doanh và đầu tư bất động sản cần cẩn trọng và đến cuối năm nếu thị trường vẫn trì trệ thì cần có các chính sách quyết liệt và các biện pháp phòng ngừa của Chính phủ để chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy”, TS. Hiếu nhận định.

Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bất động sản, Bộ Xây dựng cho biết đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh. 

Cùng với việc duy trì thị trường phát triển ổn định, các cơ chế chính sách pháp luật cũng cơ bản được hoàn thiện, có hiệu lực và gia tăng hiệu quả quản lý nhà nước, góp phần tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi.

Theo đó, số lượng dự án ngày càng nhiều, quy mô dự án lớn tăng cao, sản phẩm bất động sản ngày càng đa dạng phong phú. Nhiều dự án nhà ở, khu đô thị mới… với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ đã được hình thành.

Tin mới

iPhone 15 sẽ có thêm màu đỏ mới
6 giờ trước
iPhone 15 chuẩn bị có thêm màu mới siêu đẹp, ra mắt ngay trong tuần tới
Trà sữa phân vịt đang hot rần rần vì cái tên độc lạ: Nghe đã thấy "nghẹn họng", uống thử thì cảm giác thế nào?
6 giờ trước
Nghe tên món trà sữa phân vịt, rất nhiều người cảm thấy tò mò nhưng không phải ai cũng dám uống thử.
Tình trạng khan hiếm đẩy giá dầu oliu lên mức cao kỷ lục
6 giờ trước
Tình trạng thiếu hụt dầu oliu, đôi khi được gọi là
Vượt mặt Thái Lan, quốc gia này trở thành nhà cung cấp ô tô lớn nhất của Việt Nam trong quý 1, láng giềng tăng xuất khẩu đến 144%
5 giờ trước
Không phải Thái Lan hay Trung Quốc, đây mới là nhà cung cấp ô tô lớn nhất của Việt Nam trong quý 1/2024.
Nữ tài xế VinFast Fadil tự thay bánh xe gây sốt: 'Tiết kiệm 1 triệu, phải gọi điện nhờ người thân trợ giúp'
4 giờ trước
Việc chị Hằng tự mình thay cho bánh dự phòng cho chiếc VinFast Fadil nhận được rất nhiều lời khen từ cộng đồng mạng.

Tin cùng chuyên mục

Mazda BT-50 âm thầm bị rút khỏi thị trường Việt Nam
43 phút trước
Mẫu bán tải Nhật Bản Mazda BT-50 lặng lẽ rời khỏi thị trường Việt Nam trong tình trạng "không kèn không trống", khi gặp khó khăn chồng chất.
Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô: Chú trọng phát triển đô thị vệ tinh
8 giờ trước
Việc điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 vừa là thời cơ nhưng cũng là thách thức đối với công tác quy hoạch cho phát triển đô thị Thủ đô. Trong đó, chuyên gia nhận định Hà Nội cần chú trọng phát triển 5 đô thị vệ tinh góp phần tạo nên diện mạo mới về không gian đô thị.
Đại gia nước ngoài đổ bộ, chi hơn 1,7 tỷ USD vốn ngoại "săn" bất động sản Việt Nam
8 giờ trước
Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ KH&ĐT, tính đến 20/4, Việt Nam thu hút được hơn 9,2 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài, trong đó hai lĩnh vực là công nghiệp chế biến, chế tạo, bất động sản đứng đầu.
Khu vực Nam Hà Nội ở đâu là đích ngắm mới của nhà đầu tư bất động sản?
14 giờ trước
Trong bối cảnh bất động sản trung tâm Hà Nội liên tục tăng mạnh, Thường Tín nhanh chóng trở thành cái tên được chú ý nhờ chuẩn bị lên quận, cùng hàng loạt quy hoạch lớn.