Nghịch lý: Trong một nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ và còn đang hồi phục mạnh mẽ, tại sao rất nhiều công nhân đình công?

24/10/2019 12:37
Nhiều người lao động Mỹ đã chứng kiến công ty tăng trưởng trong khi thu nhập của họ hầu như không thay đổi. Sự thất vọng ngày càng tăng và những người công nhân đã đứng lên đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Thoạt nhìn, điều này có vẻ mâu thuẫn: Trong nền kinh tế hàng đầu thế giới, hàng chục nghìn người lao động trên cả nước, từ công nhân của General Motors - hãng sản xuất ô tô đình đám, giáo viên ở Chicago, đến những nhân công tại Marriott International - tập đoàn khách sạn lớn nhất thế giới đang đấu tranh để được nhận lương và phúc lợi tốt hơn.

Nhưng, theo những người đình công, tăng trưởng kinh tế chính là vấn đề. Công nhân lắp rắp ô tô, giáo viên và các công nhân khác chấp nhận thắt lưng buộc bụng khi nền kinh tế lao dốc, với hy vọng sẽ được chia sẻ lợi nhuận khi kinh tế phục hồi.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều người lao động đã chứng kiến ​​công ty tăng trưởng trong khi thu nhập của họ hầu như không thay đổi. Lợi nhuận doanh nghiệp tăng gần 4%, tương đương với tỷ lệ thu nhập hộ gia đình kể từ đỉnh cao trước suy thoái kinh tế. Nhưng lợi nhuận của công ty đã phục hồi vào năm 2010, trong khi phải mất thêm 6 năm, các hộ gia đình mới cân bằng lại được thu nhập. Nhiều người Mỹ vẫn đang có một cuộc sống chật vật. Sự thất vọng là một phần lý do cho những cuộc đình công gia tăng gần đây.

Ở một mức độ nào đó, mô hình đình công phản ánh một đặc trưng chu kỳ của thị trường lao động: Khi kinh tế mở rộng, công việc khó khăn hơn, công nhân thường trở nên liều lĩnh hơn và đứng lên đấu tranh để đòi quyền lợi. Điều này đặc biệt đúng trong 3 thập kỷ sau Thế chiến II, theo khảo sát nghiên cứu của nhà xã hội học Jake Rosenfeld tại Đại học Washington ở St. Louis.

Hoạt động đình công nói chung đã giảm mạnh kể từ những năm 1970, khi đội ngũ công đoàn giảm xuống còn khoảng 10% lực lượng lao động từ hơn 25% trước đó. Những người sử dụng lao động cũng phản ứng quyết liệt hơn - ví dụ, bằng cách đuổi việc vĩnh viễn nhân viên đình công.

Hiện tại thì khác, công nhân táo bạo hơn và sẵn sàng rời bỏ công việc hiện tại. Năm ngoái, số lượng công nhân tham gia các cuộc đình công đã tăng đáng kể lên tới gần 500.000 người, cao nhất kể từ giữa những năm 1980, trong khi tổng thời gian của các cuộc đình công như vậy đạt mức cao nhất trong 15 năm.

Bối cảnh của xu hướng này là một khoảng cách gia tăng giữa lợi nhuận các nhà tuyển dụng kiếm được và số tiền người lao động nhận được. Tỷ lệ thu nhập quốc dân mà người lao động nhận được vào đầu những năm 2000 đã chạm mức thấp nhất kể từ Thế chiến II, sau đó tiếp tục sụt giảm vào năm 2009 và vẫn chưa thể phục hồi.

Tỷ lệ thất nghiệp chính thức được công bố là 3,5% nhưng thực tế thị trường lao động còn yếu hơn con số đó. Đó chỉ là tỷ lệ người Mỹ thất nghiệp đang tìm kiếm việc làm, không tính đến những người Mỹ đang trong độ tuổi lao động không chủ động tìm kiếm một công việc, nhưng nếu có cơ hội, họ sẽ chọn tái nhập lực lượng lao động.

Theo ông Neel Kashkari, chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Minneapolis, nhóm người có thể nhanh chóng tái nhập lực lượng lao động có số lượng lớn và có thể giúp người sử dụng lao động tránh phải tăng lương để giữ chân những nhân công hiện tại.

Nhưng bất chấp sức mạnh của thị trường lao động, trong những thập kỷ gần đây, các nhà tuyển dụng luôn tìm cách để giữ tiền lương ở mức thấp.

Vào cuối những năm 1990, một nền kinh tế đang đà phát triển đã nâng cao đáng kể thu nhập của công nhân và thu hẹp bất bình đẳng, theo ông Jason Furman, người đứng đầu Hội đồng Cố vấn kinh tế Nhà Trắng trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Barack Obama. Nhưng một loạt các báo cáo mà Hội đồng này đưa ra vào năm 2016 đã ghi nhận những thay đổi đã cho phép các nhà tuyển dụng "bỏ túi" nhiều lợi nhuận hơn từ tăng trưởng. Những thay đổi đó bao gồm các điều khoản không hoàn chỉnh trong hợp đồng lao động và thậm chí còn có sự "thông đồng" giữa các công ty rằng sẽ không thuê lại nhân công đã nghỉ việc của nhau hoặc đưa ra mức lương giống nhau.

Các nhà tuyển dụng nói rằng họ cần sự linh hoạt trong lực lượng lao động trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu và đổi mới công nghệ.

Nhưng theo các công nhân, động cơ của những cuộc đình công là sự thiếu công bằng và những lo ngại kinh tế sâu sắc. Tuần trước, chẳng hạn, các công đoàn đại diện cho khoảng 2.000 công nhân tại các mỏ đồng và nhà máy luyện kim ở Arizona và Texas đã đình công vì không được tăng lương trong một thập kỷ.

Trong ngành hàng không, những người lao động - đã nhượng bộ rất nhiều trong bối cảnh làn sóng tái cấu trúc doanh nghiệp sau ngày 11/9 - phàn nàn rằng họ phải tiếp tục làm việc trong môi trường khắc nghiệt ngay cả khi các hãng hàng không kiếm được lợi nhuận khổng lồ.

Các công nhân hàng không, không giống như hầu hết các công nhân thuộc khu vực tư nhân, phải nhận được sự cho phép của chính phủ mới được đình công, đã nhiều lần thể hiện sự tức giận của mình. Hàng nghìn nhân viên phục vụ hàng không, nhiều người trong số họ chỉ kiếm được dưới 12 USD mỗi giờ, đã bỏ phiếu đình công trong năm nay, trong khi chờ đợi sự đồng ý của hội đồng hòa giải liên bang. Các thợ máy hàng không tại Southwest Airlines đã dành được chiến thắng và được tăng lương sau khi hoạt động của công ty trở nên trì trệ: số lượng sự cố bảo trì cấp thấp tăng đáng kể, khiến một loạt chuyến bay phải hoãn hoặc hủy.

Các giáo viên cũng bày tỏ sự thất vọng rằng địa phương của họ rất chậm chạp trong việc khôi phục kinh phí giáo dục sau chính sách cắt giảm chi tiêu từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế một thập kỷ trước kết thúc, ngay cả khi ngân sách nhà nước và địa phương đã phục hồi.

Tại Chicago, các giáo viên đã đình công vào thứ Năm đang yêu cầu các quan chức địa phương chi nhiều hơn trong khoản tiền hàng tỷ USD mà chính phủ rót xuống để tăng lương cho họ. Các trợ giảng được trả lương khởi điểm từ khoảng 30.000 USD/năm nhưng họ phải sống ở thành phố có chi phí đắt đỏ. Và các cựu giáo viên thường rời khỏi trường học cùng với các khoản chi phí sinh hoạt tăng cao. Các giáo viên cũng bày tỏ nguyện vọng nhà trường thuê thêm y tá và thủ thư, những công việc thiếu hụt trên khắp Chicago.

Nghịch lý: Trong một nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ và còn đang hồi phục mạnh mẽ, tại sao rất nhiều công nhân đình công? - Ảnh 1.

Tại Chicago, chính quyền địa phương cho biết các trường học đã được tài trợ 700 triệu USD - một phần được chuyển trực tiếp vào lương hưu của giáo viên, cùng với đó là đề xuất tăng 16 % lương trong 5 năm và tăng đáng kể số lượng y tá.

Về phần mình, mặc dù General Motors đã kiếm được 35 tỷ USD lợi nhuận ở Bắc Mỹ trong 3 năm qua, nhưng doanh số đang chậm lại ở Mỹ và Trung Quốc. Các nhà sản xuất ô tô trong nước cũng cho biết họ đang chịu áp lực từ các đối thủ nước ngoài, vốn có chi phí lao động thấp hơn trong các nhà máy không liên kết ở miền Nam và đang tập trung đầu tư phát triển xe điện.

Đó là lý do General Motors tìm cách duy trì cái gọi là thang lương hai bậc, trong đó công nhân được thuê sau năm 2007 kiếm được ít hơn tới 45% so với mức 31 USD/giờ mà những người lao động kỳ cựu hiện đang kiếm được. Công ty cũng dựa vào một đội ngũ công nhân tạm thời với mức lương thậm chí còn thấp hơn.

Là một phần của thỏa thuận dự kiến ​​mà công ty đã đạt được với Nghiệp đoàn Công nhân ô tô Mỹ, General Motors đã đồng ý với những điều khoản để nhân viên tạm thời trở thành công nhân chính thức và thay đổi thang lương của họ. Công nhân sẽ bỏ phiếu về thỏa thuận trong vài ngày tới, và kết quả dự kiến được công bố vào thứ Sáu.

Một số công nhân hoài nghi về việc công đoàn đạt được bước tiến cho những vấn đề này, và lo lắng General Motors chuyển sản xuất sang Mexico, cắt giảm việc làm ở Mỹ.

Bà Selina Estrada, 32 tuổi, làm việc tại nhà máy General Motors ở Spring Hill, Tennessee, cũng lo lắng công ty sẽ ngăn công nhân tạm thời đạt đủ thời gian làm việc bằng cách sa thải những công nhân đó trước khi họ làm đủ 3 năm liên tiếp - điều kiện để trở thành nhân viên chính thức.

Tin mới

Đột kích 4 cửa hàng, bắt giữ giám đốc cầm đầu đường dây bán dược phẩm và mỹ phẩm giả, tịch thu 40.000 sản phẩm trị giá hơn 3 tỷ đồng
2 ngày trước
Cơ quan chức năng đã bắt giữ Giám đốc và 4 nhân viên, thu giữ tổng cộng 950 sản phẩm giả và 39.000 viên thuốc chưa được cấp phép hoặc đăng ký với Bộ Y tế.
Hai chiếc VinFast VF 3 'đốt lốp' khét lẹt, có trang bị như xe đua: Thứ quan trọng nhất vẫn nguyên bản
3 ngày trước
Hai chiếc VinFast VF 3 này có trang bị theo đúng tiêu chuẩn xe đua.
Yamaha PG-1 được trang bị động cơ R15! Truyền thông Nhật Bản dự đoán 'PG-155' sẽ sớm ra mắt
3 ngày trước
Đây sẽ là một tin vui lớn cho cộng đồng yêu xe, đặc biệt là những ai đang tìm kiếm một chiếc xe vừa "chất" về ngoại hình, vừa mạnh mẽ về hiệu suất để thỏa mãn đam mê khám phá.
Thuế quan của ông Trump đối với Brazil làm rung chuyển thị trường cà phê
3 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa công bố mức thuế 50% đối với hàng nhập khẩu từ Brazil. Động thái này khiến thị trường cà phê toàn cầu chao đảo và có thể đẩy giá một ly cà phê ở Mỹ lên mức cao chưa từng thấy.
Biến phòng tắm thành "bể bơi mini" tại nhà cùng Caesar
3 ngày trước
Sự lên ngôi của xu hướng sống khỏe khiến nhiều hộ gia đình ưu tiên đầu tư vào phòng tắm. Bồn tắm massage Caesar là điểm nhấn nổi bật, đáp ứng nhu cầu thư giãn mùa hè trong không gian riêng tư và chuẩn mực hiện đại.

Tin cùng chuyên mục

Thuốc lá sẽ bị đánh thuế 10.000 đồng/bao, xì gà chịu mức 100.000 đồng/điếu
3 ngày trước
Từ 2027, các mặt hàng thuốc lá sẽ chịu mức thuế tuyệt đối, trong đó mức thuế với thuốc lá điếu là 2.000 đồng/bao từ năm 2027 và tăng lên 10.000 đồng vào năm 2031.
InnoEx 2025: Bản đồ từ dữ liệu đến tăng trưởng cho doanh nghiệp
3 ngày trước
Cổng đăng ký diễn đàn quốc tế InnoEx 2025, chủ đề "Từ Dữ liệu đến Tài sản số" tháng 8 này đã chính thức mở. Không chỉ giải mã cách chuyển hóa dữ liệu thành tăng trưởng, cơ hội kết nối với hàng nghìn lãnh đạo, chuyên gia, quỹ đầu tư trong nước và quốc tế đang chờ các doanh nghiệp tham gia.
7 tranh cãi điển hình khi Santa Fe giảm dưới 900 triệu: Tự nhiên thấy đẹp nhưng chưa chắc lấy được khách của phân khúc dưới
11/07/2025 08:13
Theo chuyên gia Đoàn Anh Dũng, vấn đề lớn nhất của Hyundai Santa Fe là thiết kế nhưng có thể khỏa lấp bằng giá rẻ.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu đến hết năm 2026
11/07/2025 07:36
Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giữ nguyên mức giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu như hiện hành, áp dụng cho đến hết năm 2026.