Nguồn cơn cho tranh chấp thượng tầng tại Hòa Bình (HBC): 2 công ty con Tiến Phát và Nhà Hoà Bình đang kinh doanh ra sao?

11/01/2023 08:15
Nhà Hòa Bình và Địa ốc Tiến Phát - 2 công ty liên tục thua lỗ của Hòa Bình ngay từ ngày đầu đã được dẫn dắt bởi ông Lê Quốc Duy trước khi chuyển sang cho ông Lê Viết Hòa, con trai cả của ông Lê Viết Hải.

Tranh chấp thượng tầng tại CTCP Tập đoàn Xây dựng Hoà Bình (HBC) vẫn đang diễn biến căng thẳng xoay quanh Nghị quyết số 53 ban hành ngày 31/12/2022 liên quan đến vị trí Chủ tịch HĐQT Tập đoàn.

Trong đó, 4 Thành viên HĐQT là ông Nguyễn Công Phú (Thành viên HĐQT độc lập, bổ nhiệm từ năm 2021), ông Dương Văn Hùng (Thành viên HĐQT độc lập, bổ nhiệm từ năm 2021), ông Albert Antoine (Thành viên HĐQT, bổ nhiệm từ năm 2022) và ông Lê Quốc Duy (Thành viên HĐQT, bổ nhiệm từ năm 2017) là nhóm không ủng hộ việc ông Lê Viết Hải tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT HBC.

Ngoài 3 thành viên mới được bầu cử trong vòng 1 năm thì ông Lê Quốc Duy là người đã gắn bó lâu năm với HBC, hiện là Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc HBC. Ông Duy sinh năm 1981, theo giới thiệu là Cử nhân Đại học Washington, Thạc sĩ Quản trị kinh doanh – Maastricht Hà Lan.

Ông Duy sớm tham gia HBC từ năm 2007, với xuất phát điểm là Giám đốc Đầu tư, Phó Tổng giám đốc CTCP XD & KD Địa ốc Hòa Bình kiêm Tổng giám đốc Nhà Hòa Bình.

Trở lại với căng thẳng tại HBC, trả lời phỏng vấn cũng như trong buổi gặp báo chí tại quán cà phê, ông Dương Văn Hùng cho biết nguyên nhân mà nhóm này phản đối ông Hải xuất phát từ những khoản vay mà HBC chuyển cho công ty con Tiến Phát , Nhà Hòa Bình. Theo nhóm này, các khoản tiền đã không được giải trình và cung cấp các tài liệu, chứng cứ liên quan.

Phản hồi, phía ông Lê Viết Hải cho biết những khoản chi trên không vì mục đích tư lợi cá nhân. Đặc biệt có những khoản chi để khắc phục hoạt động của các công ty con trong quá khứ.

Là nguồn cơn cho tranh chấp thượng tầng, Nhà Hoà Bình và Địa ốc Tiến Phát đang kinh doanh ra sao?

Được biết, Nhà Hoà Bình và Địa ốc Tiến Phát có cùng trụ sở ở số 235, Võ Thị Sáu, phường 7, quận 3, Tp.HCM.

Nguồn cơn cho tranh chấp thượng tầng tại Hòa Bình (HBC): 2 công ty con Tiến Phát và Nhà Hoà Bình đang kinh doanh ra sao? - Ảnh 1.

Địa ốc Tiến Phát có tương quan mật thiết với Nhà Hoà Bình. Nguồn: BCTN 2019 của HBC.

Trong đó, Nhà Hoà Bình được thành lập năm 2007, chuyên phân khúc chung cư. Tính đến cuối năm 2021, Nhà Hoà Bình là công ty con của HBC với tỷ lệ sở hữu 99,96% vốn. Công ty có vốn điều lệ 450 tỷ đồng, ông Lê Viết Hoà (con trai ông Hải) đang là Tổng Giám đốc kiêm Người đại diện pháp luật.

Tuy nhiên, trước ông Hoà, Nhà Hoà Bình được dẫn dắt bởi ông Lê Quốc Duy - người đang thuộc phe phản đối ông Lê Viết Hải. Ông Duy là Tổng Giám đốc công ty này từ khi thành lập đến tháng 11/2020.

Dự án nổi trội của Nhà Hoà Bình là The Ascent (Thảo Điền, quận 2). Ngoài ra, công ty con này còn phát triển dự án Green Park (quận Bình Tân), Soho Riverview… và đang quản lý thương hiệu Pax Sky trong lĩnh vực văn phòng cho thuê tại Tp.HCM.

Xuyên suốt hành trình hình thành và phát triển của mình, Nhà Hoà Bình gần như thua lỗ. Thống kê giai đoạn 2012-2019, doanh thu có tăng nhẹ song Công ty liên tục thua lỗ. Đỉnh điểm năm 2018, Nhà Hoà Bình lỗ cao nhất với hơn 25 tỷ đồng, sang năm 2019 có cải thiện song vẫn còn lỗ sau thuế.

Sang năm 2020 (ông Duy từ nhiệm vào tháng 11/2020), tình hình kinh doanh Nhà Hoà Bình có lãi mỏng trở lại với 8,5 tỷ đồng, sau điệp khúc lỗ. Dù vậy, năm 2021 mức lỗ ghi nhận đột biến 84,5 tỷ (doanh thu đi ngang với 226 tỷ đồng).

Theo giải trình, 2021 là một năm chưa từng có tiền lệ trong 15 thành lập và phát triển của Nhà Hoà Bình, dịch bệnh Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh. Sang năm 2022, Nhà Hoà Bình lên mục tiêu tăng tỷ lệ khách hàng tái ký hợp đồng bằng các chính sách tái ký, tăng khuyến mãi, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của dịch vụ văn phòng ảo Pax Station… Dù vậy, theo kế hoạch, Nhà Hoà Bình dự kiến thua lỗ tiếp gần 56 tỷ đồng trong năm 2022.

Nguồn cơn cho tranh chấp thượng tầng tại Hòa Bình (HBC): 2 công ty con Tiến Phát và Nhà Hoà Bình đang kinh doanh ra sao? - Ảnh 2.

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên HBC

Tương tự, Địa ốc Tiến Phát cũng được dẫn dắt bởi ông Lê Quốc Duy (vị trí Chủ tịch HĐQT) từ giai đoạn mới thành lập cho đến tháng 2/2020. Công ty hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, vốn điều lệ tính đến cuối năm 2021 là 720 tỷ đồng, trong đó HBC nắm 99,74% vốn.

Tiến Phát được thành lập với mục đích ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ và các công nghệ mới trong Tập đoàn vào việc tạo ra các sản phẩm nhà ở vừa túi tiền, đồng thời giải quyết các khó khăn về năng lực quản lý, kênh phân phối, vốn và hiểu biết thị trường cho các khách hàng của HBC.

Một số dự án tiêu biểu của Tiến Phát gồm The Ascent – Thao Dien Condominiums, Grand Riverside, Riva Park… Về kinh doanh, Địa ốc Tiến Phát có tương quan mật thiết với Nhà Hoà Bình, và chỉ số kinh doanh cũng không mấy sáng sủa.

Số liệu thống kê được từ năm 2015-2019, Tiến Phát có lãi từ năm 2016 (năm 2015 thua lỗ hơn 16 tỷ đồng), song lợi nhuận cũng liên tục sụt giảm.

Đến năm 2020, doanh thu ghi nhận âm 4 tỷ, song lãi sau thuế thu về được hơn 8 tỷ đồng. Năm 2021, áp lực đại dịch và sự khó khăn từ thị trường khiến Tiến Phát lỗ sau thuế đột biến hơn 56 tỷ đồng.

Dù vậy, khác với Nhà Hoà Bình, năm 2022 Tiến Phát cho thấy tham vọng lớn: doanh thu mục tiêu tăng gần 10 lần lên hơn 1.000 tỷ đồng, có lãi trở lại với hơn 70 tỷ đồng.

Hiện, ông Lê Viết Hoà đang là người đại diện pháp luật kiêm Chủ tịch HĐQT của Tiến Phát.

Nguồn cơn cho tranh chấp thượng tầng tại Hòa Bình (HBC): 2 công ty con Tiến Phát và Nhà Hoà Bình đang kinh doanh ra sao? - Ảnh 3.

Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên HBC

Trở lại câu chuyện lùm xùm của HBC, sự bất đồng diễn ra trong bối cảnh tình hình thị trường nói chung và Công ty nói riêng rất khó khăn. Trước bối cảnh trên cùng với sự tranh chấp căng thẳng thượng tầng, một cổ đông vừa có đơn khởi kiện yêu cầu HBC dừng các Nghị quyết dẫn đến sự vụ này.

Tin mới

SHB cấp hạn mức thấu chi lên tới 300 triệu đồng hỗ trợ khách hàng mở rộng kinh doanh
2 giờ trước
Với hạn mức thấu chi hấp dẫn cùng nhiều ưu đãi thanh toán, gói giải pháp tài chính của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) sẽ góp phần giúp các hộ kinh doanh tháo gỡ khó khăn và bổ sung nguồn vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Khu vực Nam Hà Nội ở đâu là đích ngắm mới của nhà đầu tư bất động sản?
2 giờ trước
Trong bối cảnh bất động sản trung tâm Hà Nội liên tục tăng mạnh, Thường Tín nhanh chóng trở thành cái tên được chú ý nhờ chuẩn bị lên quận, cùng hàng loạt quy hoạch lớn.
Bất thường lượng điện tiêu thụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
2 giờ trước
Theo quy luật hàng năm, mức tiêu thụ điện vào các kỳ nghỉ lễ, tết thường giảm mạnh so với trước lễ nhưng đối với dịp 30/4-1/5 năm nay thì lại trái ngược.
Loạt tour du lịch nước ngoài dưới 10 triệu đồng hút khách dịp cao điểm hè
3 giờ trước
Doanh nghiệp lữ hành đang chào bán hàng loạt tour du lịch nước ngoài cho dịp cao điểm hè với giá chưa tới 10 triệu đồng, thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Tiêu thụ điện trong 5 ngày nghỉ lễ tăng kỷ lục, miền Bắc bị cảnh báo "nóng" về điện
4 giờ trước
Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), so với kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2023, kỳ nghỉ lễ này trong năm tiêu thụ điện tăng cao kỷ lục, sản lượng điện tăng 37,2%, công suất tiêu thụ cực đại toàn hệ thống tăng hơn 30,6%.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.