Nguy cơ trắng tay, mất tiền tỷ vì mua nhà bằng hợp đồng đặt cọc

16/05/2020 20:03
Hàng loạt người dân mua đất nền phân lô ở quận 9, TP.HCM đang đứng trước nguy cơ trắng tay, mất tiền tỷ vì đã ký hợp đồng đặt cọc 4 năm nay nhưng chủ đất không giao sản phẩm.

Nguy cơ trắng tay vì mua đất bằng hợp đồng đặt cọc

Hàng chục người dân ở TP.HCM đã làm đơn tố cáo gửi Công an TP.HCM đề nghị điều tra làm rõ các dấu hiệu sai phạm của ông Trịnh Ngọc Khoa (sinh năm 1976, ngụ quận 3, TP.HCM) trong các giao dịch bán đất nền tại khu đất số 18 đường Trường Lưu, phường Long Trường, quận 9.

Theo đơn đề nghị khởi tố gửi Công an TP.HCM, người mua đất cho biết ông Trịnh Ngọc Khoa sở hữu khu đất rộng khoảng hơn 4.137,6m2 thuộc thửa 600, 742, 759, 787, 789 và 790, tờ bản đồ 36 tọa lạc tại địa chỉ số 18 đường Trường Lưu, phường Long Trường, quận 9. Trong đó, diện tích đất được công nhận là 3.757,1m2 và đã được UBND quận 9 cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Trịnh Ngọc Khoa.

Nguy cơ trắng tay, mất tiền tỷ vì mua nhà bằng hợp đồng đặt cọc - Ảnh 1.
Khách hàng mua đất căng băng rôn, yêu cầu ông Khoa gặp mặt để giải quyết hợp đồng cọc mua bán đất.

Cuối năm 2016, ông Trịnh Ngọc Khoa tự ý phân lô khu đất trên thành dự án bán nền với gần 50 lô đất có diện tích từ 50-90m2 rồi thông qua một số công ty bất động sản bán ra cho khách hàng. Ông Trần Anh Sơn (sinh năm 1983, ngụ quận Thủ Đức) cho biết, thông qua sự giới thiệu của Công ty CP Dịch vụ Bất động sản Đất Thịnh Phát đã ký hợp đồng với ông Khoa mua một nền đất diện tích 50m2 với giá 800 triệu đồng vào tháng 10/2016. Ngay sau khi ký hợp đồng, ông Sơn đã thanh toán 150 triệu đồng.

Theo hợp đồng ký giữa khách hàng với ông Khoa, có sự làm chứng của Công ty Đất Thịnh Phát thì ông Khoa cam kết sau 7 tháng kể từ ngày ký hợp đồng sẽ làm thủ tục sang tên chủ quyền cho khách hàng và chịu toàn bộ chi phí hạ tầng, pháp lý tách sổ cũng như chi phí thuế phát sinh. Tuy nhiên, quá thời hạn nhưng chủ đầu tư vẫn không làm thủ tục sang tên chủ quyền khiến anh Sơn lo lắng. Đến nay, ông Sơn đã đóng 400 triệu đồng nhưng đã nhiều năm trôi qua, nền đất vẫn chưa thấy đâu.

Tương tự, hồi cuối năm 2016, thấy con cháu sống tứ tán khắp nơi nên gia đình bàn bạc cử ông Phạm Văn Đàn (sinh năm 1965, ngụ quận Bình Thạnh) làm đại diện cùng mua 10 lô đất tại dự án này để đại gia đình xây nhà ở sát cạnh nhau. Đến cuối năm 2017, khi ông Khoa không thực hiện được cam kết theo hợp đồng, gia đình ông thanh lý bớt 4 nền, còn giữ lại 6 nền. “Chúng tôi nhiều lần yêu cầu trực tiếp gặp ông Khoa để giải quyết nhưng đều bị ông này né tránh”, ông Đàn bức xúc.

Chị Nguyễn Thị Hoa (sinh năm 1970, ngụ quận 9) cũng mua nền đất diện tích 54m2 thuộc một phần thửa 787 của ông Khoa với giá gần 875 triệu đồng, đến nay chị Hoa đã thanh toán được 420 triệu đồng. “Khu đất của ông Khoa tự vẽ dự án có nhiều sổ đỏ khác nhau. Chúng tôi đã yêu cầu ông Khoa sang tên cho khách hàng một số thửa đất hiện có bằng đúng diện tích đã bán cho khách hàng, không cần phải phân lô từng nền, chúng tôi sẽ đứng sổ chung nhưng ông Khoa vẫn không chấp nhận”, chị Hoa nói.

Công an vào cuộc điều tra làm rõ

Trung tá Võ Văn Hữu, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM đã có công văn số 1337/TB-CQCSĐT-PC01 chuyển đơn tố cáo cùng các hồ sơ tài liệu cho Phòng Cảnh sát hình sự để xác minh điều tra theo thẩm quyền. Tổng cộng, 16 khách hàng đứng đơn tố cáo cho biết đã ký hợp đồng đặt cọc mua nền đất và đã giao cho ông Trịnh Ngọc Khoa số tiền lên tới gần 13 tỷ đồng.

Những hộ dân mua đất nền của ông Khoa cũng đã có đơn kiến nghị gửi UBND quận 9. Sau đó, UBND quận 9 đề nghị những người dân này liên hệ chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận 9 để được hướng dẫn giải quyết.

Nguy cơ trắng tay, mất tiền tỷ vì mua nhà bằng hợp đồng đặt cọc - Ảnh 2.
Khu đất mà ông Khoa đã bán cho khách hàng gần 4 năm qua nhưng không giao đất.

Trả lời Tiền Phong, bà Lê Thị Thu Hà, người đại diện cho ông Trịnh Ngọc Khoa cho biết, việc không thể tiếp tục hợp đồng là do bất khả kháng nên hợp đồng vô hiệu. Theo đó, trong quá trình thực hiện hợp đồng, chính sách Nhà nước có sự thay đổi, “siết” việc phân lô bán nền nên không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng.

“Hợp đồng vô hiệu, đúng ra thì tiền của ai trả về người đó nhưng ông Khoa đã hỗ trợ thêm 15% lãi suất, tính trên tổng số tiền mỗi người đã đóng vào. Ông Khoa đã nhờ nhiều nơi lo thủ tục pháp lý để ra sổ và mất rất nhiều tiền nhưng đều không được chứ không phải muốn “lật kèo” như khách hàng tố cáo. Một số khách hàng đã đồng ý nhận tiền, còn lại một số không chấp nhận vẫn đang khiếu kiện. Hiện ông Khoa đang bận công việc ở Mỹ không về Việt Nam được nên chưa gặp trực tiếp khách hàng chứ không phải né tránh”, bà Hà nói.

Người đại diện cho ông Trịnh Ngọc Khoa cũng nói, người dân đã làm đơn tố cáo lên Công an TP.HCM, cũng có người làm đơn đi kiện. Hiện tại, 2/3 số người mua đất đã nhận lại tiền. Về việc khách hàng muốn đứng sổ chung, không cần phải phân lô từng nền, bà Hà nói không thể làm như vậy được. Vì thời gian qua ông Khoa lỗ rất nhiều do trả lãi cho ngân hàng, chưa kể tiền bù lãi suất cho người mua đất. Bây giờ muốn lấy lại tiền, khách hàng cũng phải chờ chứ không thể một lúc lấy lại hết được ngay.

Luật sư Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc Công ty Luật QAP cho rằng việc chủ đầu tư đổ lỗi cho chính sách thay đổi để né tránh trách nhiệm bồi thường là không thỏa đáng. Mặt khác, căn cứ vào hồ sơ vụ việc thể hiện chủ đầu tư đã nhờ nhiều nơi “lo thủ tục pháp lý” để phân lô tách thửa nhưng cơ quan chức năng đã trả hồ sơ, không chấp thuận. Như vậy, chủ đầu tư biết rõ khu đất không đủ điều kiện để phân lô tách thửa nhưng vẫn cố tình thu hồi, hủy bỏ hợp đồng đặt cọc cũ ký năm 2016 để ký hợp đồng đặt cọc mới vào cuối năm 2017 nhằm lấy lòng tin của khách hàng để thu thêm tiền. Việc làm này có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản nên rất cần cơ quan công an vào cuộc điều tra, làm rõ để xử lý nghiêm sai phạm theo quy định pháp luật.


Tin mới

Có nên đóng cửa khi bật điều hòa vào mùa hè không? Hóa ra tôi đã sai từ đầu!
10 giờ trước
Thời tiết nóng dần lên, nhu cầu sử dụng điều hòa của các gia đình cũng dần tăng cao. Nhưng bạn có chắc mình đang dùng nó đúng cách?
Hà Nội kiểm tra, truy xuất nguồn gốc cơ sở khoe cỗ lòng se điếu dài 40m
9 giờ trước
Sở Y tế Hà Nội đề nghị UBND quận Cầu Giấy xác minh, truy xuất nguồn gốc thực phẩm của cơ sở quảng cáo có cỗ lòng se điếu dài 40m.
Vụ “lòng se điếu”: TP HCM đang lấy mẫu kiểm nghiệm
9 giờ trước
Thanh tra an toàn thực phẩm TP HCM đang kiểm tra mặt hàng “lòng se điếu” đang gây bão và lấy mẫu kiểm nghiệm
Lộ diện 'ngôi sao' sáng nhất của nông sản Việt Nam
9 giờ trước
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành trong 4 tháng đầu năm nay đạt 21,15 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái, giá trị xuất siêu đạt trên 5 tỷ USD. Đáng chú ý, cà phê đang trở thành hiện tượng nổi bật nhất với giá trị xuất khẩu lên tới 3,8 tỷ USD, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ sau hơn 120 ngày, loài vật tỷ USD của Việt Nam trở thành hiện tượng mới ở Cuba
9 giờ trước
Việc nuôi thành công loài vật này tiếp tục trở thành điểm sáng trong mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Cuba.

Tin cùng chuyên mục

Chuỗi nhà thuốc An Khang tuyên bố nói không với mọi loại phí 'ẩn' cắt liều bệnh thông thường
12 giờ trước
Tại nhiều tiệm thuốc, hình thức bán "thuốc cắt liều" không kê đơn - các gói thuốc lẻ được chia nhỏ theo triệu chứng cảm, ho, sổ mũi - đang rất phổ biến. Thế nhưng, thay vì tính đủ giá từng loại thuốc, không ít nơi tự ý cộng phí tư vấn hoặc “gài” thêm dược phẩm bổ sung không thực sự cần thiết.
VinFast chính thức mở bán VF 6 tại Indonesia, giá quy đổi hơn 600 triệu đồng
20 giờ trước
Mẫu SUV hạng B của VinFast dự kiến sẽ được bàn giao cho khách hàng tại Indonesia vào tháng 6 tới đây.
Nhà máy Mazda vừa nhận đầu tư gần 36.000 tỷ đồng này sẽ sản xuất thêm 2 xe điện mới, có thể xuất sang ĐNÁ sau thành công của EZ-6, EZ-60
1 ngày trước
Mazda sẽ rót vào liên doanh của mình tại Trung Quốc hơn 35.700 tỷ đồng để đẩy mạnh đội hình xe điện sau thành công của EZ-6 và EZ-60 trong 18 tháng qua.
Tràn ngập ô tô giá mềm
1 ngày trước
Do nguồn cung đang dư thừa nên các hãng xe phải điều chỉnh giá giảm đáng kể để giải phóng hàng tồn.