Nhận thẻ đi chợ, dân Hà Nội phân công, canh giờ mua mớ rau, con cá

Nhiều nơi, người dân ở Hà Nội được phát thẻ đi chợ theo ngày, thậm chí là theo giờ. Thế nên,  không ít người đã lên danh sách mua từng mớ rau, con cá, củ hành,... để tránh bỏ sót và kịp giờ chợ.

Nhiều nơi, người dân ở Hà Nội được phát thẻ đi chợ theo ngày, thậm chí là theo giờ. Thế nên,  không ít người đã lên danh sách mua từng mớ rau, con cá, củ hành,... để tránh bỏ sót và kịp giờ chợ.

 

Quy định khung giờ, ngày đi chợ

Chị Bích Phương ở Bồ Đề (Long Biên, Hà Nội) sớm nay (29/7) bắt đầu cầm thẻ đi chợ mua các loại rau củ, thịt cá. Qua cổng chợ, chị được đo nhiệt độ, còn phiếu thì ban quản lý thì thu lại.

Chị cho biết, trước khi Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, chị có thói quen ngày nào cũng đi chợ gần nhà để mua đồ ăn cho tươi ngon. Nhưng từ khi Hà Nội thực hiện giãn cách, 2-3 ngày chị mới đi chợ một lần. Hôm qua, nhà chị được phát thẻ đi chợ vào những ngày lẻ. Cứ cách ngày được đi chợ một lần. Chị nhận được tổng cộng 5 thẻ.

“Phần lưu ý ghi rõ người vào chợ phải điền đầy đủ thông tin vào thẻ. Mua đủ thực phẩm dùng cho từ 2-3 ngày. Thẻ có giá trị cho một người và một lần vào chợ”, chị nói.

Nhận thẻ đi chợ, dân Hà Nội phân công, canh giờ mua mớ rau, con cá
Người dân tại Hà Nội bắt đầu nhận thẻ đi chợ (ảnh: BH)

Theo chị, vì chỉ được đi chợ đúng ngày quy định và mỗi thẻ cũng chỉ được vào chợ một lần nên trước khi đi, chị phải tính toán khá kỹ gia đình cần dùng những gì, số lượng bao nhiêu để ra chợ mua không bị thiếu.

Không chỉ nhận được thẻ đi chợ theo ngày quy định, trong thẻ chị Đinh Thị Hải ở phường Thanh Xuân Nam (Thanh Xuân, Hà Nội) còn quy định cụ thể khung giờ đi chợ.

“Phiếu đi chợ tôi nhận được quy định thời gian được vào chợ chỉ từ 6-9h sáng các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6. Thành ra, ăn gì, số lượng bao nhiêu, mua ở hàng nào tôi đều phải tính toán trước khi ra chợ. Có như thế mới không muộn giờ”, chị chia sẻ.

Hiện nay, nhiều phường trên địa bàn Hà Nội đã và đang triển khai phát thẻ đi chợ cho người dân. Phần lớn các phường đều có quy định ngày đi chợ chẵn, lẻ cho người đi chợ. Theo đó, mỗi phiếu chỉ cho một người đi và một lần vào chợ.

Thậm chí, có những nơi còn quy định cụ thể khung giờ giờ được phép vào chợ mua hàng, như ở phường Thanh Xuân Nam. Người dân cầm thẻ đi chợ đúng giờ quy định. Hay thẻ đi chợ tại thôn Cổ Điển A (Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) mà người dân nhận được cũng quy định chỉ được đi chợ trong vòng 1 giờ đồng hồ vào các ngày ghi rõ trong thẻ.

Nhận thẻ đi chợ, dân Hà Nội phân công, canh giờ mua mớ rau, con cá
Thẻ đi chợ ghi rõ ngày và khung giờ người dân được phép đi chợ (ảnh: IT)
Nhận thẻ đi chợ, dân Hà Nội phân công, canh giờ mua mớ rau, con cá
Người dân cầm thẻ vào giờ mua thực phẩm (ảnh: Phạm Hải)

Tại phường Nhật Tân (Tây Hồ, Hà Nội), mỗi hộ dân được nhận thẻ đi chợ trong 15 ngày giãn cách xã hội, trên phiếu ghi rõ họ tên đại diện hộ gia đình, địa chỉ. Mỗi tuần, một hộ có thể đi chợ 4 lần theo ngày, theo khung giờ nhất định. Thời gian mỗi lần đi chợ được khống chế một giờ.

Theo chị Hoàng Thị Thuỳ Linh ở phường Nhật Tân, đi chợ theo ngày chẵn - lẻ, lượng người vào chợ giảm, không còn đông đúc như trước, chị yên tâm hơn nhiều. Song, vì khung giờ đi chợ trong thẻ quy định chỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ nên chị phải cài đặt đồng hồ nhắc nhở trong điện thoại để không bị muộn giờ chợ. Khi đi cũng phải liệt kê danh sách tất cả những thứ cần mua, từ mớ rau, quả trứng, cho tới con cá, củ hành…

“Có danh sách ra chợ mua vừa nhanh, vừa đầy đủ. Chứ nhỡ mua thiếu lại phải chờ 2 ngày sau mới được ra chợ”, chị nói.

Nhận thẻ đi chợ, dân Hà Nội phân công, canh giờ mua mớ rau, con cá
Người dân xuất trình thẻ trước khi vào chợ Nhật Tân. Ảnh: T.Đ

Ban quản lý chợ bố trí một bảo vệ kiểm tra thẻ đi chợ, đo thân nhiệt và xịt tay bằng dung dịch sát khuẩn. Các lối phụ ra vào chợ được bịt kín để đảm bảo người dân chỉ đi vào một cổng duy nhất. 

Lần đầu tiên đi chợ bằng phiếu, anh Trịnh Văn Chiến (phường Nhật Tân) nhận xét, điều này khá đặc biệt. Việc đi chợ theo khung giờ giúp anh không phải đến chợ trong điều kiện đông đúc. Chợ vắng hơn mọi ngày nhưng các hàng hóa thiết yếu vẫn dồi dào.

Bà Đỗ Thị Giá (phường Nhật Tân) cũng cho hay, việc mua một ngày ăn ba ngày vừa để đảm bảo thực hiện nội quy của thành phố đề ra, cũng tránh được việc lây nhiễm bệnh, “tránh được bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu”.

Nhận thẻ đi chợ, dân Hà Nội phân công, canh giờ mua mớ rau, con cá
Trước khi vào chợ, người dân sẽ phải trình thẻ đi chợ, đo thân nhiệt (ảnh: Phạm Hải)

Lắp đặt tấm chắn bằng nilon

Ông Đặng Hữu Tiến, Chủ tịch UBND phường Nhật Tân, cho biết, từ ngày 27/7 người dân trên địa bàn phường bắt đầu đi chợ bằng thẻ đi chợ. Mục đích là giảm thiểu tối đa lượng người đến chợ, tránh tập trung đông người, phòng dịch. Khi triển khai thực tế, nếu có vấn đề chưa hợp lý phường sẽ điều chỉnh.

Theo ghi nhận, nhờ kiểm soát theo thẻ mà số người tới chợ cùng thời điểm đã giảm tới 50% so với trước.

Sáng nay, phường Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng bắt đầu triển khai phát thẻ đi chợ cho người dân. Theo đó, các Tổ trưởng Tổ dân phố sẽ nhận thẻ đi chợ tại phường. Chiều và tối nay, thẻ đi chợ sẽ được phát tới tay mọi người. Mỗi hộ được phát 4 thẻ, tương đương 4 lần đi chợ (2 ngày chẵn, 2 ngày lẻ) trong những ngày giãn cách còn lại.

Mô hình lắp đặt những tấm chắn bằng nilon, đảm bảo giãn cách người mua với người bán cũng được các tiểu thương chợ Bách Khoa (phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng), chợ Bồ Đề (Long Biên),... thực hiện.

Nhận thẻ đi chợ, dân Hà Nội phân công, canh giờ mua mớ rau, con cá
Tấm chắn bằng nilon được dựng lên để đảm bảo phòng, chống dịch. Ảnh: Nhị Tiến

Chẳng hạn, chợ Bách Khoa đã phân lịch cho các tiểu thương kinh doanh luân phiên theo ngày chẵn - lẻ. Toàn bộ chợ có khoảng 150 quầy bán hàng, khi áp dụng chia lịch thì chỉ còn khoảng 70 quầy mỗi ngày. Những quầy hàng không cấp thiết được yêu cầu tạm nghỉ kinh doanh.

Tại cuộc họp chiều 27/7, Thường trực Thành ủy cho rằng mô hình phát phiếu đi chợ, siêu thị tại quận Tây Hồ là cần thiết để bảo đảm giãn cách. Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng yêu cầu các quận, huyện tại Hà Nội nghiên cứu triển khai ngay. Ngành Công Thương nghiên cứu ban hành một mẫu phiếu thống nhất áp dụng chung trên toàn thành phố. 

Nguồn cung hàng hóa luôn dồi dào

Theo Quyền Giám đốc Sở Công Thương Trần Thị Phương Lan, sau 5 ngày thực hiện Chỉ thị 17 của Chủ tịch UBND TP, tình hình cung ứng hàng hóa trên địa bàn TP ổn định. Các quận/huyện chủ động đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu cho các khu vực phong tỏa, cách ly y tế. Nguồn cung hàng hóa tại các hệ thống phân phối (siêu thị, chợ, cửa hàng tiện lợi…) dồi dào, giá cả ổn định.

Về việc cấp thẻ đi chợ cho người dân toàn TP theo chỉ đạo của Bí thư Hà Nội, bà Lan cho hay, Sở Công Thương khuyến khích các địa phương triển khai việc này để giảm tải lượng người đến khu vực tập trung đông người.

Tuy nhiên, các đơn vị cần có kế hoạch chi tiết để khi triển khai thực hiện không bị vướng mắc, phiếu cho người dân quy định theo ngày chẵn, lẻ, giãn giờ đi chợ để thực hiện tốt.

Khi Chỉ thị 17 về cách ly xã hội của thành phố được ban hành, ngành công thương đã phối hợp với các ngành, xây dựng kế hoạch, chủ động trong cung ứng hàng hóa và nhu yếu phẩm cho nhân dân Thủ đô, với mức tăng từ 30-50%, trong thời gian 3 tháng với tổng giá trị hàng hóa khoảng 194.000 tỷ đồng (đối với 17 mặt hàng thiết yếu). 

Tâm An - Trần Hải

Tin mới

Trung Quốc tung ra 'cục sạc di động' cho ô tô điện, có thể di chuyển tự do mà không cần người điều khiển
2 giờ trước
Gã khổng lồ ô tô điện Trung Quốc Wuling vừa ra mắt một bước tiến mới trong công nghệ trạm sạc di động cho xe điện (EV), tạo nên một cuộc cách mạng về cách cung cấp năng lượng cho xe hơi trong thời đại năng lượng tái tạo.
"Vua" xe ga 160cc nét căng ra mắt Campuchia, ăn đứt Air Blade, Honda SH
53 phút trước
NCX Honda ADV160 2025 được trang bị kính chắn gió lớn, màn hình LCD hiện đại, phanh ABS, bình xăng 8,1 lít.
Chàng trai Tây làm phở Việt sấy khô cực độc lạ, dân tình người ngỡ ngàng, người "khóc thét"
45 phút trước
Không chỉ gây sốt với cách làm phở Việt sấy khô độc lạ, mà đoạn clip còn khiến cộng đồng mạng còn không ngừng tò mò về thành quả cuối cùng của món ăn này.
Tại sao Temu lại rẻ như vậy? 5 lý do đằng sau mức giá thấp của Temu
54 phút trước
Nếu bạn tình cờ biết đến Temu và tự hỏi tại sao giá các món đồ được bán trên đó lại thấp như vậy thì hãy yên tâm, bạn không phải là người duy nhất.
Giá vàng tăng cao kỷ lục, Hội đồng Vàng thế giới và chuyên gia đồng thuận đưa ra dự báo “nóng” gì?
22 phút trước
Trong những ngày qua, giá vàng liên tục tăng cao kỷ lục. Vậy, các chuyên gia đưa ra nhận định gì về kịch bản sắp tới?

Tin cùng chuyên mục

Chưa phát hiện nho sữa Trung Quốc tồn dư chất độc hại tại Việt Nam
57 phút trước
Trước thông tin nho sữa Trung Quốc bị phát hiện chất độc hại ở Thái Lan, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) đã lên tiếng về việc kiểm soát, quản lý ở Việt Nam.
Nếu muốn trốn bỏ sự hối hả ngoài kia, không gian sống JAPANDi House này chính là thứ dành cho bạn
4 giờ trước
Trong các ngày từ 30/10 đến 4/11, người dùng tại TP.HCM có thể thử trải nghiệm “trốn” khỏi cuộc sống hối hả của thành thị với không gian sống mà Toshiba Lifestyle mang lại.
Ngồi cả sáng không bán được gì, dân buôn chợ Đồng Xuân ngắc ngoải vì Shopee: "Già rồi, không theo nổi"
5 giờ trước
Ông Hưng và vợ bán hàng ở chợ Đồng Xuân hơn 30 năm qua, thừa nhận thương mại điện tử ảnh hưởng rất nhiều.
Loài cây gỗ quý từ Indonesia giúp Việt Nam lên ngôi vương của thế giới: Nước ta sở hữu diện tích trồng hơn 180.000 ha, thu về gần 200 triệu USD kể từ đầu năm
20 giờ trước
Mặt hàng này của Việt Nam đã được xuất khẩu đến 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.