Nhiều bất cập trong đặt cọc thuê nhà ở xã hội

26/10/2020 08:49
Tiền đặt cọc tối thiểu khi thuê nhà ở xã hội là giao kết dân sự nên để các bên tự thỏa thuận thay vì giới hạn.

Trước các ý kiến đóng góp, Bộ Xây dựng đã chấp thuận đề xuất về quy định khoản tiền đặt cọc tối đa không vượt quá 03 tháng tiền thuê nhà khi thuê nhà ở xã hội. Tuy nhiên, có một số nội dung liên quan đến vấn đề này chưa chuẩn xác hoặc chưa hợp lý tại Khoản 14 Điều 1 "Dự thảo Nghị định" sửa đổi, bổ sung Khoản 6 Điều 21 Nghị định 100/2015/NĐ-CP.

Nhiều bất cập trong đặt cọc thuê nhà ở xã hội - Ảnh 1.

Việc quy định tối thiểu tiền đặt cọc thuê nhà ở xã hội là không cần thiết (Ảnh: Dự án Nhà ở xã hội Nam Hùng Vương, Phú Yên).

Thứ nhất, không cần thiết quy định mức "tiền đặt cọc tối thiểu" không vượt quá 1 tháng tiền thuê nhà mà để các bên tự thỏa thuận mức tiền đặt cọc dưới mức tiền đặt cọc tối đa, theo tinh thần tự nguyện, tự thỏa thuận, bình đẳng trong giao kết hợp đồng theo pháp luật dân sự.

Thứ hai, không cần thiết quy định "Cho phép bên cho thuê và bên thuê nhà ở xã hội được thỏa thuận khoản tiền đặt cọc cao hơn mức nộp quy định tại Khoản này, nhưng khoản tiền đặt cọc này không vượt quá 50% giá trị của nhà ở cho thuê.

Trong trường hợp bên thuê nộp khoản tiền đặt cọc theo quy định tại Khoản này thì được giảm giá cho thuê nhà ở hoặc không phải đóng tiền thuê nhà ở trong một thời hạn nhất định do hai bên thỏa thuận". Bởi lẽ, quy định khoản tiền đặt cọc tối đa không vượt quá 03 tháng tiền thuê nhà là chuẩn xác và đầy đủ. Đồng thời, bên cho thuê và bên thuê có thể thỏa thuận về việc bên thuê trả trước tiền thuê nhà và được giảm giá cho thuê nhà ở hoặc không phải đóng tiền thuê nhà ở trong một thời hạn nhất định do hai bên thỏa thuận.

Theo đó, đề nghị hoàn thiện lại Khoản 14 Điều 1 "Dự thảo Nghị định" sửa đổi Khoản 6 và Khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2015/NĐ-CP như sau: "Người thuê nhà ở xã hội có trách nhiệm nộp trước cho bên cho thuê nhà một khoản tiền đặt cọc theo thỏa thuận của hai bên, nhưng tối đa không vượt quá 3 tháng, để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ của người thuê nhà.

Cho phép bên cho thuê và bên thuê nhà ở xã hội được thỏa thuận về việc bên thuê trả trước tiền thuê nhà và được giảm giá cho thuê nhà ở hoặc không phải đóng tiền thuê nhà ở trong một thời hạn nhất định do hai bên thỏa thuận. Trường hợp người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng quy định tại các Khoản 1, 3, 9 và 10 Điều 49 của Luật Nhà ở thì không bắt buộc phải nộp tiền đặt cọc khi thuê nhà ở xã hội".

Khoản 7 được sửa đổi: "Người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để thanh toán tiền mua, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định tại Chương III của Nghị định này".

Nhiều bất cập trong đặt cọc thuê nhà ở xã hội - Ảnh 2.

Thời hạn vay thuê, mua nhà ở xã hội theo các mức 15 - 20-25 năm sẽ dễ dẫn đến cơ chế "xin-cho".

Ngoài ra, về thời hạn vay ưu đãi tín dụng nhà ở xã hội, hiện Nghị định 100 đang quy định "Thời hạn vay tối thiểu là 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên". Trong khi đó, văn bản 2526/NHCS-TDSV ngày 27/07/2016 của Ngân hàng Chính sách xã hội, tại mục 6 đã quy định "Thời hạn cho vay tối thiểu là 15 năm và tối đa không quá 25 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên".

Vốn dĩ, thời hạn cho vay có liên quan đến cơ chế tái cấp vốn, cấp bù lãi suất của Ngân hàng Nhà nước cho Ngân hàng Chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng được chỉ định. Nếu chi ra các đối tượng nào được vay 15 năm, đối tượng nào được vay 20 năm, đối tượng nào được vay 25 năm... thì có thể dẫn tới cơ chế "xin - cho", vận dụng tùy tiện.

Do vậy, để tránh các trường hợp bất công nên xem xét sửa đổi quy định thời hạn vay tối thiểu là 15 năm kể từ ngày giải ngân khoản vay đầu tiên; áp dụng thời hạn vay 15 năm cho giai đoạn 2020-2025. Người vay vốn chưa phải trả nợ gốc trong thời gian ân hạn 12 tháng kể từ ngày nhận khoản vay đầu tiên.

Tin mới

Toyota Vios giảm sốc chỉ còn hơn 400 triệu đồng, rẻ như xe hạng A
11 phút trước
Sau khi cộng dồn hàng loạt khuyến mãi, giá xe Toyota Vios trên thực tế chỉ rơi vào khoảng chưa đến 450 triệu đối với phiên bản thấp nhất, tức là ngang ngửa với nhiều mẫu xe hạng A.
Người giàu mua xe sang thường đứng tên công ty để bớt tiền thuế nhưng quốc gia này có cách chặn đứng điều đó
33 phút trước
Việc chính phủ Hàn Quốc đổi luật nhằm hạn chế tình trạng lách luật mua xe siêu sang, siêu xe của giới đại gia nước này đã có tác dụng.
Mẫu Android người Mỹ đang háo hức có thể rẻ hơn, cấu hình cao hơn nếu mua ở Việt Nam?
23 phút trước
Lý do là vì nhà sản xuất nổi tiếng này có quyền đặt mức giá bán lẻ cũng như các cấu hình khác nhau tùy thuộc từng khu vực.
Nhật Bản trầy trật với xe điện: Nhiều công ty không đủ năng lực, tương lai phải dựa vào trợ cấp, yếu tố kìm hãm nằm ở văn hóa kinh doanh
2 giờ trước
Một số thương hiệu đang phải vật lộn bắt kịp cầu xe điện bùng nổ và điều này rủi ro tạo ra những nút thắt trong ngành công nghiệp xe điện.
Miễn thuế 9 loại gạo Việt xuất châu Âu, không có ST25
2 giờ trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) cho biết, hiện Việt Nam có 9 giống gạo thơm được hưởng ưu đãi thuế trong hạn ngạch khi xuất khẩu sang châu Âu (EU), song chưa có giống gạo ST24 và ST25.

Tin cùng chuyên mục

Sang Indonesia, Tim Cook được đón bằng Mercedes-Benz S-Class nhưng lại là xe nợ thuế
3 giờ trước
Chiếc Mercedes-Benz S-Class chở CEO của Apple, Tim Cook, đến gặp Tổng thống Indonesia đã bị truyền thông nước này phát hiện là chưa nộp thuế.
Tăng 444%, doanh số VinFast đứng đầu thị trường Việt quý I?
4 giờ trước
Doanh số VinFast trong quý I/2024 lọt nhóm những hãng xe bán chạy nhất thị trường Việt Nam.
Chỉ 3 tháng đầu 2024, một mặt hàng của Việt Nam được trên 140 quốc gia đặt hàng, thu về hơn 3,5 tỷ USD
5 giờ trước
Mặt hàng này của Việt Nam rất được ưa chuộng tại thị trường Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới.
Nếu Chery đang tính ‘chơi lớn’ tại Việt Nam thì đây là những câu hỏi cần được trả lời
6 giờ trước
Chery trở lại Việt Nam sau 14 năm với tham vọng lớn hơn khi hợp tác với Geleximco để xây nhà máy, chọn phân phối những dòng sản phẩm cao cấp hơn và tiếp cận thị trường xe điện vẫn còn đang mới mẻ.