Nhiều tiền để làm gì: Giá cước vận tải biển tăng cao, Hoà Phát mua 3 tàu rời cỡ lớn tự vận hành

07/01/2022 08:43
Đội tàu rời của Hoà Phát có thể vận chuyển khối lượng hàng hoá trên 2 triệu tấn mỗi năm.

Đại dịch COVID-19 kể từ thời điển bùng phát đã khiến chi phí vận tải biển gia tăng chóng mặt. 

Trong giai đoạn từ tháng 2/2020 cho đến tháng 10/2021, Baltic Dry Index (BDI), được dùng để theo dõi giá vận chuyển các nguyên liệu thô bằng đường biển tăng 12,6 lần. Tháng 10 năm ngoái, BDI đạt đến mức cao nhất 13 năm. 

The Harprex, chỉ số đo lường giá thuê tàu container hiện đang ở mức cao kỷ lục, gấp gần 10 lần kể từ mức đáy trong vòng 2 năm qua. 

Tờ The Wall Street Journal mới đây nhận định rằng chi phí vận tải biển và logistics có thể sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022. Nhu cầu vận chuyển ở mức cao vượt xa khả năng của các công ty trong lĩnh vực vận tải hàng hoá, điều này khiến các chuyên gia trong ngành tin rằng giá cước cho các hợp đồng mới sẽ tăng lên. 

Nhiều tiền để làm gì: Giá cước vận tải biển tăng cao, Hoà Phát mua 3 tàu rời cỡ lớn tự vận hành - Ảnh 1.

Chỉ số Harper giá thuê tàu container

Nhiều tiền để làm gì: Giá cước vận tải biển tăng cao, Hoà Phát mua 3 tàu rời cỡ lớn tự vận hành - Ảnh 2.

Chỉ số BDI giá tàu rời

Giá cước tàu biển tăng cao và tình trạng khan hiếm tàu suốt năm vừa qua khiến nhiều doanh nghiệp quy mô lớn tính đến việc mua tàu biển và tự vận hành. Không nói đâu xa, năm vừa qua, Tập đoàn Hoà Phát (HPG) của Việt Nam đã mua 3 tàu cỡ lớn, trong đó hai chiếc trọng tải 90.000 tấn và một chiếc trọng tải 80.000 tấn. Theo tính toán, đội tàu có thể vận chuyển khối lượng hàng hoá trên 2 triệu tấn mỗi năm. 

Công ty CP Vận tải biển Hòa Phát hiện chịu trách nhiệm thuê tàu cho tất cả các đơn hàng mua FOB và bán CFR của tập đoàn, đồng thời tiếp nhận các đơn hàng thương mại ngoài thị trường. Đơn vị này sẽ trực tiếp quản lý vận hành 3 tàu vận tải cỡ lớn của Hoà Phát.

Hoà Phát hiện nằm trong số doanh nghiệp niêm yết lớn nhất Việt Nam, xếp thứ tư thị trường với vốn hoá đạt 206.000 tỷ đồng. Trong 11 tháng đầu năm 2021, Hoà Phát đạt tổng sản lượng bán hàng thép các loại hơn 8 triệu tấn, tăng 33% so với cùng kỳ. 

Đại diện Hoà Phát cho biết, việc tập đoàn mua tàu trọng tải lớn nằm trong chiến lược phát triển đội tàu nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển nội bộ và nhu cầu vận chuyển hàng rời trên thị trường rất lớn. Đặc biệt khi giai đoạn 2 của dự án Dung Quất hoàn thành, nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất của Hoà Phát sẽ tăng cao hơn nữa so với hiện nay. Mặt khác, việc sở hữu tàu sẽ giúp Hoà Phát có lượng tàu ổn định, giảm rủi ro khi giá cước thuê tàu thế giới tăng cao.

Trên thực tế, Hoà Phát cho biết đã tận dụng thời cơ giá tàu xuống thấp do ảnh hưởng của đại dịch để tiến hành mua sắm. Trong khi đó, nguồn lực tài chính của tập đoàn này là hết sức dồi dào. Các tàu rời được mua về có khả năng vận chuyển nhiều loại nguyên vật liệu như sắt thép, xi măng, clinker, nông sản, phân bón… 

Theo kế hoạch, 3 tàu được mua trong năm 2021 cả Hoà Phát chủ yếu phục vụ vận chuyển than, quặng sắt từ Úc, đáp ứng các khu liên hợp sản xuất thép của tập đoàn. Tuỳ từng thời điểm, Hoà Phát sẽ điều chỉnh kế hoạch khai thác một cách linh hoạt.

Nhiều tiền để làm gì: Giá cước vận tải biển tăng cao, Hoà Phát mua 3 tàu rời cỡ lớn tự vận hành - Ảnh 4.

Tàu Harmony của Hoà Phát tải trọng 90.000 tấn

Ba quý đầu năm ngoái, Hoà Phát đạt kết quả kinh doanh kỷ lục với doanh thu 105.800 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 27.100 tỷ đồng. Cổ phiếu Hoà Phát tăng hơn 50% cả năm 2021, nhưng sụt giảm mạnh trong quý 4. 

Tin mới

Việt Nam lần đầu sản xuất được loại thiết bị trị giá gần 2 triệu USD, ý nghĩa rất lớn
23 giờ trước
Đây là sản phẩm có vai trò rất quan trọng tại các cảng biển.
Mazda CX-5 lần đầu bán vượt Xpander, Ranger trong năm nay, dễ thành xe xăng/dầu bán chạy nhất tháng tại Việt Nam sau cơn sốt giảm giá kịch sàn
1 ngày trước
Mazda CX-5 đứng trước cơ hội ẵm cả danh hiệu xe động cơ đốt trong bán chạy nhất thị trường và vua doanh số phân khúc SUV hạng C.
'Ai cũng vội vã': Nhà máy Trung Quốc chạy hết công suất trở lại, đua xuất hàng sang Mỹ sau thoả thuận tạm thời
1 ngày trước
Các nhà sản xuất Trung Quốc đang tận dụng thời gian tạm dừng trong cuộc chiến thương mại để xuất khẩu càng nhiều lô hàng càng tốt - và chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tiếp theo có thể xảy ra.
Chiếc xe tay ga không ABS của nhà Suzuki khiến thị trường Trung Quốc 'náo loạn': Người dùng nóng ruột, hãng vẫn im lặng!
1 ngày trước
Theo thông tin từ Moto Fine, trang web chuyên phân tích những thông tin về xe máy tại thị trường Trung Quốc, phiên bản ABS của Suzuki UY125 có thể sẽ ra mắt vào khoảng tháng 9 năm nay, trùng với lịch ra mắt bản nâng cấp năm ngoái.
Giá iPhone 17 sắp tăng, do “cơn bão” thuế quan?
1 ngày trước
Apple đang cân nhắc tăng giá cho dòng iPhone 17 dự kiến ra mắt vào mùa thu năm nay, theo tờ The Wall Street Journal.

Tin cùng chuyên mục

Cổ phiếu ORS chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản tăng đột biến
20/03/2025 15:44
Kết phiên hôm nay (20/3), VN-Index giảm 0,7 điểm xuống 1.323,93 điểm. Thanh khoản giảm so với phiên hôm qua, giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 17.843,41 tỷ đồng.
Chân dung tỷ phú Phạm Nhật Vượng - Top 500 người giàu nhất thế giới
12/03/2025 16:18
Theo cập nhật mới nhất của Forbes, ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vingroup lọt top 500 người giàu nhất thế giới và giữ vững vị trí giàu nhất Việt Nam.
"Pháp sư Trung Quốc" lại gây sốc thế giới với sản phẩm AI mới, lần này cái tên là Manus
12/03/2025 03:40
Sau khi DeepSeek khuấy đảo cộng đồng công nghệ thế giới, Trung Quốc tiếp tục khiến dư luận quốc tế ngỡ ngàng với sự xuất hiện của Manus, một trí tuệ nhân tạo (AI) do startup Monica phát triển.
Sự sụp đổ của 1 startup xe điện Mỹ: Từng trị giá 30 tỷ USD, 'cháy' tiền mặt nên phải bán toàn bộ tài sản, founder tù tội
21/02/2025 03:06
Startup này bắt đầu rơi vào khủng hoảng sau khi người sáng lập Trevor Milton bị cáo buộc lừa dối các nhà đầu tư về hoạt động kinh doanh.