Nhìn lại năm Covid thứ nhất của các “cá mập” Shark Tank: Người nằm im trong bể, người vẫy vùng với những dự án mới

07/02/2021 11:06
Tương tự với startup, Covid-19 cũng là năm tác động lớn tới dàn "cá mập" trong chương trình Shark Tank Việt Nam.

Covid-19 khiến Shark Tank Việt Nam mùa 4 phải tạm dừng triển khai trong năm 2020 so với dự kiến. Vì vậy, độ phủ hình ảnh của các Shark cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên rất nhiều người vẫn kịp ghi dấu ấn với các kế hoạch riêng của bản thân.

Nổi bật nhất có lẽ phải kể đến Shark Dũng. Sau nhiều năm gắn bó với quỹ đầu tư CyberAgent, Shark Dũng đã khiến giới khởi nghiệp bất ngờ khi quyết định tách ra làm riêng, cùng một gương mặt nữ quen thuộc là bà Lê Hoàng Uyên Vy, thành lập Do Ventures.

Nhìn lại năm Covid thứ nhất của các “cá mập” Shark Tank: Người nằm im trong bể, người vẫy vùng với những dự án mới - Ảnh 1.

Đây là quỹ đầu tư sẽ theo sát startup và rót vốn từ vòng Seed đến vòng series B, trong đó tổng số tiền đầu tư cho một công ty có thể lên đến 5 triệu USD. Ở các vòng sau, quỹ sẽ mời gọi những nhà đầu tư danh tiếng khác cùng tham gia rót vốn nhằm gia tăng nguồn lực cho startup.

Ngay sau thời điểm ra mắt khoảng 1 tháng, đầu tháng 10/2020 Do Ventures đã công bố thương vụ đầu tiên khi rót vốn vào F99, nền tảng bán trái cây trực tuyến mới nổi của Việt Nam. Khoản vốn trị giá hơn 20 tỷ động, được tiết lộ sẽ giúp startup tiếp tục đầu tư phát triển nền tảng công nghệ, xây dựng chuỗi cung ứng lạnh và hệ thống phân phối.

Tương tự Shark Dũng, trong năm 2020, Shark Bình cũng tiếp tục rót vốn vào nhiều startup trong giới công nghệ. Cụ thể, quỹ Next100 của Shak Bình đã đầu tư vào một vài startup đáng chú ý như Bot Bán Hàng, CNV Loyalty hay CVS eKYC. Mỗi thương vụ trị giá 500.000 USD.

Cũng trong năm qua, NextPay (được thành lập sau thương vụ sáp nhập giữa ví điện tử Vimo-online và công ty mPoS chuyên phát triển công nghệ điểm bán hàng mPoS-offline) đã lên kế hoạch huy động 60-100 triệu USD, chuẩn bị cho kế hoạch niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán vào năm 2022.

Nhìn lại năm Covid thứ nhất của các “cá mập” Shark Tank: Người nằm im trong bể, người vẫy vùng với những dự án mới - Ảnh 2.

Ngoài 2 "cá mập" nói trên, bất chấp dịch bệnh, Shark Việt vẫn xuống tiền cho startup như đã cam kết trên sóng Shark Tank. Giữa năm 2020, cá mập đến từ Intracom rót vốn vào Dalat Foodie, startup nông nghiệp hiếm hoi có lãi trên thị trường, với số tiền là 5 tỷ đồng.

Mới nhất, đầu năm 2021, "ông nội" của Shark Tank Việt Nam công bố thông tin sẽ đầu tư đầu xây dựng viện dưỡng lão 700 tỷ đồng nằm trong khuôn viên của Tổ hợp y tế Phương Đông. Nơi này sẽ có các dịch vụ đi kèm như tắm onsen trong nhà và ngoài trời, bể bơi, quán cà phê, nhà hàng... đáp ứng nhu cầu của tầng lớp dân số ngày càng già hóa tại Việt Nam.

Năm vừa qua, Shark Hưng, đại diện của Cengroup cũng công bố đầu tư nền tảng mua chung bất động sản Revex. Số tiền theo cam kết trên sóng Shark Tank là 1 triệu USD.

Ngoài ra, giữa năm, Shark Liên đã rót hàng triệu USD vào một loạt các startup thuộc một số lĩnh vực giáo dục, môi trường, văn hóa, cộng đồng và bình đẳng giới. Các dự án này đều không nằm trong chương trình Shark Tank nhưng phù hợp với tiêu chí mà bà hướng tới, đề cao tính nhân văn và lan tỏa năng lượng tích cực.

Trong khi đó, năm vừa qua, Shark Phú, Shark Linh dù vẫn xuất hiện đều đặn trên truyền thông và mạng xã hội, tích cực chia sẻ kiến thức đến cộng đồng doanh nghiệp cũng như người xem nói chung, nhưng lại không rót vốn vào một thương vụ nào cả. Thậm chí, Shark Thuỷ, "cá mập" đến từ Egroup còn gần như "biến mất" khỏi truyền thông. Ngoài ra, hai dự án tiêu biểu của Shark Thủy là chuỗi F&B Soya Garden và chuỗi trung tâm tiếng Anh Apax English cũng gặp khó khăn trong năm 2020 vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
19 phút trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
1 phút trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
35 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
2 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
3 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.