Những dự án nghìn tỷ và hệ sinh thái khủng của Tập đoàn Phúc Sơn

29/02/2024 11:45
Trái ngược với quy mô tài sản lên đến hàng nghìn tỷ đồng, trong năm 2020 và 2021 CTCP Tập đoàn Phúc Sơn của Chủ tịch Nguyễn Văn Hậu (Hậu Pháo) bị lỗ lần lượt 17 tỷ và 18 tỷ đồng. Ông Nguyễn Văn Hậu còn là đại diện của nhiều pháp nhân có vốn khủng khác...

Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn bị bắt

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại và Bất động sản Thăng Long cùng các đơn vị liên quan.

Đồng thời, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cũng quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Văn Hậu (tên thường gọi "Hậu Pháo"), Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn và 5 nhân viên khác gồm Nguyễn Thị Hằng (Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn), Đỗ Thị Mai (kế toán trưởng Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn), Hoàng Thị Tuyết Hạnh (kế toán viên Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn), Trần Hữu Định (Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Nam Á Group) và Nguyễn Hồng Sơn (lao động tự do).

Theo điều tra ban đầu, những cá nhân trên đã có các hành vi giả mạo, khai man, để ngoài sổ sách kế toán doanh thu, tài sản liên quan gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho nhà nước, phạm vào khoản 3, điều 221 Bộ Luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phê chuẩn các quyết định, lệnh tố tụng nêu trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt, triển khai thực hiện đúng quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự.

Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục khẩn trương điều tra xác minh, củng cố tài liệu chứng cứ để làm rõ hành vi phạm tội của các bị can đã khởi tố, hành vi của các đối tượng liên quan, xác minh tài sản để thu hồi, kê biên triệt để theo đúng quy định của pháp luật.

Tập đoàn Phúc Sơn có gì?

Tập đoàn Phúc Sơn được thành lập vào ngày 4/8/2009, trụ sở chính tại xã Tam Phúc, huyện Vĩnh Tường, tỷnh Vĩnh Phúc, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, xây dựng. Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, đại diện pháp luật là ông Nguyễn Văn Hậu (SN 1981).

Doanh nghiệp từng nhiều lần thay đổi vốn điều lệ, thậm chí có thời gian có mức vốn khủng lên tới 4.000 tỷ đồng. Thời điểm mới thành lập, Phúc Sơn có vốn điều lệ ở mức 129,8 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập gồm ông Nguyễn Văn Hậu góp 84,6%, bà Ngô Thị Thanh Nhàn góp 11,5% vốn và ông Nguyễn Thanh Tùng góp 3,9% vốn.

Tại thay đổi vào tháng 1/2015, Tập đoàn Phúc Sơn đã tăng vốn điều lệ từ gần 130 tỷ đồng lên 500 tỷ đồng. Đến tháng 11/2015, Phúc Sơn tiếp tục tăng vốn lên 1.500 tỷ đồng.

Tại thay đổi vào tháng 2/2017, Tập đoàn Phúc Sơn tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Trong đó, Nguyễn Văn Hậu nắm giữ 99% cổ phần, cổ đông Ngô Thị Thanh Nhàn góp 0,75% và Nguyễn Thanh Tùng góp 0,25%.

Tại tháng 3/2021, doanh nghiệp giảm vốn điều lệ xuống 1.930 tỷ đồng. Đáng lưu ý, tại thay dổi vào tháng 5/2022, Tập đoàn Phúc Sơn bất ngờ điều chỉnh vốn điều lệ từ 4.000 tỷ đồng xuống 1.600 tỷ đồng.

Phúc Sơn được biết đến với nhiều dự án lớn như: Khu Trung tâm thương mại và Nhà ở Phúc Sơn (Vĩnh Tường) với quy mô 130 ha; khu nhà ở cho người có thu nhập thấp 15 tầng (Vĩnh Yên); khu đô thị hai bên đường Phù Đổng (Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) với quy mô 149 ha.

Ngoài các dự án bất động sản, Tập đoàn Phúc Sơn còn trúng thầu xây dựng một số công trình nghìn tỷ như: Đường bờ Nam sông Trà Khúc (Quảng Ngãi) có vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, Dự án đầu tư và nâng cấp đê tả sông Hồng với tổng số vốn hơn 1.500 tỷ đồng...

Tập đoàn Phúc Sơn cũng là nhà thầu chính trong việc tu bổ nâng cấp khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Ƭhọ.

Năm 2013, Tập đoàn Phúc Sơn quyết định đầu tư vào Nha Trang với dự án BT sân bay Nha Trang cũ. Tập đoàn này triển khai 3 dự án hạ tầng, và như phần đối đáp, tỉnh này chuyển nhượng 62,3ha thuộc phân khu 2A, phân khu 2 và phân khu 3 tại Sân bay Nha Trang cũ cho Phúc Sơn thực hiện dự án khu trung tâm đô thị thương mại dịch vụ, tài chính, du lịch Nha Trang.

Dự án này được phân chia thành 1.300 lô đất nhà ở và hàng trăm căn biệt thự đơn lập, với tổng vốn đầu tư lên đến 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, dự án này cũng là nguồn gốc của nhiều tranh cãi và "lùm xùm" pháp lý đối với doanh nghiệp.

Đặc biệt, vào giữa năm 2019, UBND tỉnh Khánh Hòa đã phát đi văn bản yêu cầu Sở Xây dựng tiếp tục kiểm tra để xác định có hay không tình trạng vi phạm trong giao dịch mua bán, chuyển nhượng bất động sản tại dự án. Theo báo cáo của Sở Xây dựng, trong cuộc kiểm tra tháng 3/2018, chủ đầu tư dự án, Tập đoàn Phúc Sơn, đã đưa bất động sản của dự án vào kinh doanh và thu tiền từ khách hàng khi chưa đủ điều kiện.

Ngày 30/6/2021, Thanh tra Chính phủ đã công bố thông báo kết luận thanh tra về việc tuân thủ chính sách, pháp luật liên quan đến các dự án BT sử dụng quỹ đất thanh toán tại các dự án khu vực sân bay Nha Trang, trong đó có hàng loạt sai phạm liên quan đến các dự án của Tập đoàn Phúc Sơn.

Tháng 8/2022, UBND tỉnh Khánh Hòa đã phát đi văn bản yêu cầu Tập đoàn Phúc Sơn khẩn trương nộp gần 12.000 tỷ đồng để thực hiện nghĩa vụ tài chính tại dự án Khu trung tâm đô thị - Thương mại - Tài chính - Du lịch Nha Trang.

Hệ sinh thái của ông Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn

Dữ liệu cho thấy, ông Nguyễn Văn Hậu còn là đại diện của nhiều pháp nhân khác. Tại CTCP Đầu tư Xây dựng Thương mại Phúc Khánh (thành lập 6/2014), ông Nguyễn Văn Hậu cũng là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc và là người đại diện. Công ty thành lập vào tháng 6/2014, hoạt động chính là khai thác đá, cát, sỏi, đất sét. Vốn điều lệ khi thành lập là 100 tỷ đồng đồng, trong đó ông Hậu góp tới 80%, Phan Văn Vị góp 5% và Ngô Thanh Nhàn góp 15%.

CTCP Đầu tư Thương mại và Bất động sản Thăng Long thành lập tháng 5/2017, ngành nghề hoạt động chính là xây dựng nhà các loại. Vốn điều lệ khi thành lập ở mức 3 tỷ đồng. Đến tháng 12/2017, công ty tăng vốn lên 2.000 tỷ đồng. Sau nhiều lần thay đổi người đại diện, vào đầu năm 2022, ông Hoàng Quang Hùng trở thành người đại diện pháp luật của Bất động sản Thăng Long, thay thế ông Nguyễn Văn Hậu.

Công ty TNHH MTV Khu đô thị Bàu Giang (thành lập tháng 12/2018) có ngành nghề chính là kinh doanh bất động sản. Vốn điều lệ khi thành lập đạt 20 tỷ đồng, tại đăng ký mới cho thấy chủ sở hữu của doanh nghiệp là CTCP Hoàng Thịnh Đạt. Đại diện khi này là ông Hoàng Văn Dương (SN 1971). Đến tháng 12/2018, ông Nguyễn Văn Hậu thay ông Dương là đại diện của Khu đô thị Bàu Giang. Tại tháng 5/2019, doanh nghiệp tăng vốn lên 250 tỷ đồng.

Ông Hậu đồng thời là người đại diện pháp luật của Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Công nghiệp Phúc Sơn, một doanh nghiệp thành lập vào tháng 3/2021. Công ty có vốn điều lệ đạt mức 70 tỷ đồng. Trong tổng số này, Tập đoàn Phúc Sơn đã đóng góp 68 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 97,14% vốn của doanh nghiệp.

Tin mới

Dự báo công suất tiêu thụ điện tháng 5 có thể tiếp tục vượt đỉnh
9 giờ trước
EVN cho biết, nhu cầu điện sẽ tiếp tục tăng cao trong tháng 5 với sản lượng tiêu thụ điện bình quân ngày toàn hệ thống dự kiến ở mức 913,6 triệu kWh/ngày.
Chênh 1 triệu đồng, chọn VinFast VF 3 hay Wuling Mini EV?
9 giờ trước
Bảng so sánh các tính năng, trang bị giữa VinFast VF 3 và Wuling Mini EV sau đây sẽ là gợi ý đáng tham khảo cho bạn.
Dự trữ vàng của Trung Quốc tăng tháng thứ 18 liên tiếp
8 giờ trước
Dự trữ vàng của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC ngân hàng trung ương) trong tháng 4/2024 tăng tháng thứ 18 liên tiếp, dù tốc độ mua chậm lại do giá cao kỷ lục.
VinFast VF 3 lộ ảnh thực tế tại nhà máy, bao giờ bàn giao cho khách?
8 giờ trước
Theo nguồn tin riêng, VinFast có thể bàn giao những chiếc VF 3 đầu tiên ngay trong quý III. Những hình ảnh vừa lộ diện là của mẫu xe tiền thương mại.
Khách mua vé máy bay giá cao bất thường gửi phản ánh đến cơ quan nào?
8 giờ trước
Cục Hàng không Việt Nam đề nghị khách hàng mua vé máy bay thời gian qua phản ánh thông tin, tài liệu xác thực về việc đã phải mua vé máy bay giá cao so với quy định.

Tin cùng chuyên mục

Huawei khiến các đối thủ run sợ: Sắp thoát ly khỏi Android, hệ điều hành 'tự chế' nhắm tới kho 500.000 ứng dụng, sẽ dành lại ngôi vương tại Trung Quốc ngay trong năm nay
7 giờ trước
Huawei đang có màn trở lại ngoạn mục.
Đây là điều mà tỷ phú Phạm Nhật Vượng cần làm được để đưa VinFast vượt Toyota, Hyundai, lên top 1 ở Việt Nam năm nay
2 giờ trước
Vị thế của Toyota và Hyundai hiện tại cùng sự vươn lên trong thời gian gần đây của Ford sẽ là những thách thức cho VinFast để đạt mục tiêu giành số một thị phần được ông Phạm Nhật Vượng đưa ra.
Báo NTNN là cầu nối thông tin giữa ngành GTVT và người dân
8 giờ trước
Báo NTNN trải qua hành trình 40 năm hình thành và phát triển, kể từ ngày xuất bản số báo đầu tiên vào ngày 7/5/1984, đã trở thành cầu nối giữ mối liên hệ giữa các thế hệ người nông dân tại các vùng nông thôn, vùng sâu – xa.
Đắk Nông chỉ đạo cung cấp hồ sơ dự án cây xanh theo yêu cầu của Bộ Công an
9 giờ trước
Sau khi có yêu cầu của Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an), UBND tỉnh Đắk Nông đã yêu cầu các sở, ban, ngành kiểm tra, rà soát các tài liệu liên quan đến các dự án trồng, chăm sóc cây xanh/chỉnh trang đô thị từ năm 2019 đến hết năm 2023.