Nikkei: Nhu cầu điện có thể sẽ hạ nhiệt khi Việt Nam chịu tác động trực tiếp và gián tiếp bởi Covid-19

13/03/2020 13:39
Nikkei cho rằng, trong một thời gian ngắn, sự cấp bách về nhu cầu sử dụng điện gia tăng có thể sẽ hạ nhiệt khi Việt Nam chịu tác động trực tiếp và gián tiếp bởi Covid-19 đối với đầu tư sản xuất.

Bị vùi dập không thương tiếc ở thị trường châu Âu – nơi đề cao việc bảo vệ thiên nhiên trong lành, các nhà sản xuất than nhiệt đã nhắm mục tiêu vào các nền kinh tế mới nổi đang phát triển nhanh chóng, đặc biệt là Đông Nam Á. Một sự thay đổi định hướng ở Việt Nam cho thấy rằng sự hỗ trợ cho điện than có thể không còn kéo dài nữa.

Một chiến lược về năng lượng trong vòng 10 năm đến năm 2030, được vạch ra vào tháng trước, giảm bớt sự sử dụng nhiên liệu hóa thạch bẩn bằng cách sử dụng năng lượng gió, mặt trời và dầu khí. Đó là một bước tiến lớn đối với một quốc gia có gần 100 triệu người, tăng trưởng 6% đến 7% mỗi năm và dự đoán tình trạng thiếu điện bắt đầu từ năm 2021 - chưa kể đến một điều mà cho đến gần đây đã lên kế hoạch tăng gấp ba các nhà máy nhiệt điện sử dụng than. Việt Nam dự báo nhu cầu điện sẽ tăng hơn gấp đôi trong thập kỷ tới.

Những thay đổi này phản ánh sự thắt chặt tài chính, khí đốt giá rẻ và áp lực của Mỹ đối với Việt Nam nhằm giảm thặng dư thương mại với thị trường xuất khẩu lớn nhất, kết hợp với việc giảm chi phí cho năng lượng tái tạo và gia tăng mối lo ngại trong nước về ô nhiễm không khí. Thêm một thực tế rằng, trong một thời gian ngắn, sự cấp bách về nhu cầu sử dụng điện gia tăng có thể sẽ hạ nhiệt khi Việt Nam chịu tác động trực tiếp và gián tiếp bởi Covid-19 đối với đầu tư sản xuất. 

Nikkei: Nhu cầu điện có thể sẽ hạ nhiệt khi Việt Nam chịu tác động trực tiếp và gián tiếp bởi Covid-19 - Ảnh 1.

Châu Á luôn bị cho là nguồn phát lớn nhất của khí thải nhà kính. Nhu cầu tiêu thụ gia tăng của châu Á đã khiến cho nhu cầu sử dụng than toàn cầu tăng nhẹ trong những năm gần đây, mặc dù nhu cầu đã giảm mạnh ở Mỹ và châu Âu. Khu vực này hiện chiếm gần 80% sản lượng điện than toàn cầu và phần lớn sự thúc đẩy đó đến từ Đông Nam Á, dẫn đầu là Việt Nam và Indonesia. Nhập khẩu than ở Việt Nam tăng gần gấp đôi trong năm 2019.

Hà Nội không quay lưng hoàn toàn với điện than. Nguồn nhiên liệu này cung cấp khoảng 40% điện năng cho toàn thành phố. Kế hoạch phát triển năng lượng quốc gia ủng hộ các đơn vị công suất lớn và hiệu quả cao, cộng với cái gọi là công nghệ siêu tới hạn (ultra-supercritical technology), ít gây ô nhiễm. 

Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng lượng tiêu thụ nên chủ yếu dùng những nguyên liệu khác, bao gồm cả lưới điện, khí đốt và năng lượng tái tạo. Ủy ban chỉ đạo quốc gia về phát triển năng lượng đã khuyến nghị giảm tỷ lệ sử dụng than trong sản xuất điện xuống từ 50% còn 37% vào năm 2025. Điều đó giúp loại bỏ 15 gigawatt (GW) dự án theo kế hoạch - có ý nghĩa to lớn đối với một quốc gia có công suất than khoảng 20 GW.

Nikkei: Nhu cầu điện có thể sẽ hạ nhiệt khi Việt Nam chịu tác động trực tiếp và gián tiếp bởi Covid-19 - Ảnh 2.

Bản cập nhật cuối cùng cho kế hoạch phát triển năng lượng sẽ không được thực hiện trong một vài tháng, nhưng những tín hiệu này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các thợ mỏ.

Bên cạnh đó là sự gia tăng căng thẳng tài chính cho ngành điện đốt than, chịu áp lực thậm chí trước cả cuộc khủng hoảng thị trường gần đây. Ngay cả những tập đoàn như Mitsubishi UFJ Financial Group Inc., Mizuho Financial Group Inc. và Sumitomo Mitsui Financial Group Inc. cũng đang dần từ bỏ nhiên liệu than đá giống như bạn bè quốc tế. 

Châu Á vẫn có những công ty ủng hộ việc sử dụng than của nhà nước như Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc – một ngân hàng nặng ký nhờ vai trò ngoại cỡ của Hàn Quốc trong đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - cộng với các tổ chức Trung Quốc như Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc. Tuy nhiên, sự hỗ trợ đó cũng có thể bị giảm xuống vì Nhật Bản đang xem xét từ bỏ việc tài trợ cho các nhà máy đốt than ở nước ngoài.

Nikkei: Nhu cầu điện có thể sẽ hạ nhiệt khi Việt Nam chịu tác động trực tiếp và gián tiếp bởi Covid-19 - Ảnh 3.

Than đá cũng đang đe dọa an ninh năng lượng của Việt Nam: Việt Nam đã là nhà nhập khẩu ròng kể từ năm 2015 và có thể phải mang lại 100 triệu tấn mỗi năm để tiếp tục duy trì nếu mở rộng theo kế hoạch đến năm 2030. Sẽ không có kết thúc đột ngột cho việc sử dụng than. Tuy nhiên, Đông Nam Á đang thúc đẩy việc nhưng sử dụng loại nhiên liệu đang cạn kiệt là than đá. 

Nikkei: Nhu cầu điện có thể sẽ hạ nhiệt khi Việt Nam chịu tác động trực tiếp và gián tiếp bởi Covid-19 - Ảnh 5.

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
13 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
13 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
13 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
13 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
14 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Dầu thô Brent

BRENT CRUDE

1.597.315 VNĐ / thùng

61.44 USD / bbl

0.63 %

+ 0.38

Dầu thô WTI

WTI CRUDE OIL

1.523.147 VNĐ / thùng

58.59 USD / bbl

0.65 %

+ 0.38

Khí tự nhiên US

NATURAL GAS US

2.417.242 VNĐ / m3

3.43 USD / mmbtu

3.17 %

+ 0.11

Than đá

COAL

2.534.678 VNĐ / tấn

97.50 USD / mt

0.26 %

+ 0.25

» Xem tất cả giá Năng lượng

Tin cùng chuyên mục

Loạt ô tô mới ra mắt tại Việt Nam trong tháng 4
18 giờ trước
Thị trường ô tô Việt Nam trong tháng 4 đón chào nhiều mẫu xe "tân binh", trải dài từ phân khúc phổ thông, cao cấp cho tới xe siêu sang.
Smartphone pin khủng 6.500mAh ra mắt tại Việt Nam, có sạc nhanh 90W và ưu đãi thay pin 5 năm
1 ngày trước
vivo tiếp tục ra mắt sản phẩm mới vivo V50 Lite tại thị trường smartphone Việt Nam. Điểm nhấn ấn tượng nhất của sản phẩm này chính là viên pin dung lượng khủng lên đến 6.500 mAh cùng với khả năng sạc nhanh 90W.
Không điều chỉnh giá xăng dầu vào dịp nghỉ lễ 30-4, 1-5
1 ngày trước
Giá xăng dầu sẽ được điều chỉnh vào thứ Hai ngày 5-5, tức ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ 30-4, 1-5.
Omoda C7 SHS và C3 chính thức ra mắt, có khả năng về Việt Nam "đấu" Honda CR-V và Toyota Yaris Cross
1 ngày trước
Hai mẫu xe Omoda C7 SHS và Omoda C3 đã chính thức được giới thiệu tới người tiêu dùng quốc tế thông qua triển lãm ô tô Thượng Hải 2025.