NLĐ xin làm thêm giờ: "Trẻ thì bỏ sức ra kiếm tiền, già lại bỏ tiền mua sức khỏe"

22/10/2019 09:28
“Tôi đi Bình Dương thấy rất đau lòng, công nhân thì gầy gò, ốm yếu nhưng vẫn xin được làm thêm giờ dù không bảo đảm sức khỏe. Nhưng làm như vậy, chẳng khác nào lúc trẻ người lao động bỏ sức ra kiếm tiền, đến già lại phải bỏ tiền mua sức khỏe”.

Đây là chia sẻ của ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội (cơ quan được giao thẩm tra dự án luật) với Infonet bên hành lang Quốc hội vào chiều 21/10 xung quanh bộ luật Lao động sửa đổi sẽ được thông qua tại kỳ họp này.

Tránh tăng giờ làm thêm khiến NLĐ kiệt sức

Đối với quy định tăng giờ làm thêm theo dự thảo Chính phủ đề xuất mở rộng khung thỏa thuận làm thêm giờ trong các trường hợp đặc biệt sẽ tăng thêm 100 giờ/năm so với hiện hành, từ tối đa 300 giờ/năm lên 400 giờ/năm, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi giải thích, mong muốn của Chính phủ là những ngành nghề thực sự có yêu cầu cho xuất khẩu mà không làm cả năm thì cho tăng giờ.

“Nhưng việc này Chính phủ phải báo cáo thật cụ thể trước Quốc hội để các đại biểu  thấy rằng việc làm thêm này không phải là đại trà, vì khi chúng ta trình mà không làm rõ nên NLĐ nghĩ rằng, kéo dài thời gian làm thêm đồng nghĩa với việc tăng cường độ lao động, dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe của NLĐ, khiến họ kiệt sức.

ĐBQH Bùi Sỹ Lợi

Về vấn đề này, Chính phủ thấy những ngành nghề nào cần thiết thì Quốc hội giao cho Chính phủ để cho làm, nhưng phải quản rất chặt để đảm bảo sức khỏe của NLĐ, tránh tai nạn lao động”, ông Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.

Theo ông Lợi, việc tăng giờ làm thêm chỉ tập trung ở một số ngành nghề lĩnh vực và không phải tăng cả năm mà chỉ tập trung ở 4 ngành trọng điểm: da dày, dệt may, thủy sản và điện tử.

“Rất ít ngành do xuất khẩu cũng cần thiết. Như thủy sản, họ nói chỉ làm trong 4 tháng, sau đó lại nghỉ 3 tháng mới đến thời vụ. Nếu khống chế thì sẽ không có người làm thêm.

Những người làm thêm họ phải đồng thuận, trên cơ sở chủ sử dụng lao động yêu cầu, nhưng nếu NLĐ không có sức khỏe, không muốn thì không ai ép buộc được. Ai cần thì làm thêm, và khi làm thì phải được trả lương, được nghỉ bù…”, ông Lợi bày tỏ.

Tuy nhiên, ông Lợi cũng tiết lộ “quan điểm của UBTVQH dứt khoát không đặt vấn đề tăng thời gian làm thêm, và trong suốt thời gian vừa qua, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội với tư cách là cơ quan thẩm tra chưa bao giờ ủng hộ việc tăng thời gian làm thêm. Đó là vì để đảm bảo sức khỏe, an toàn lao động cho NLĐ”.

Giải thích lý do vì sao không khống chế giờ làm thêm theo năm mà phải khống chế cả theo tuần, theo tháng, ông Lợi cho rằng, phải quy định như vậy giống như một tấm lưới bảo vệ NLĐ.

Thực tế không chỉ chủ lao động mà cả NLĐ cũng muốn làm thêm vì tiền lương không đủ sống, nhưng pháp luật phải quy định để đảm bảo sức khỏe cho NLĐ.  Doanh nghiệp cũng phải chia sẻ và NLĐ cũng phải chia sẻ. NLĐ làm thêm một chút, nhưng doanh nghiệp cũng phải cố gắng tuyển thêm lao động.

Dù lao động còn thiếu nhưng phải áp dụng nhiều biện pháp như công nghệ, luân chuyển lao động, tuyển lao động thời vụ…, phải dùng nhiều biện pháp chứ không nên thả ra.

“NLĐ có khi cũng vì đồng tiền mà chạy theo. Tôi đi Bình Dương thấy rất đau lòng, công nhân thì gầy gò, ốm yếu nhưng vẫn xin được làm thêm giờ dù không bảo đảm sức khỏe. Nhưng như vậy, chẳng khác nào NLĐ lúc trẻ bỏ sức ra kiếm tiền, già lại phải bỏ tiền mua sức khỏe.

Trách nhiệm của nhà nước là ở chỗ này. Cơ quan y tế người ta cũng bảo làm thêm liên tục 50 giờ là sức khỏe sẽ rất có vấn đề. Vì vậy, 40 giờ là tột đỉnh rồi”, ông Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.

Đến năm 2035 mới có phụ nữ nghỉ hưu ở tuổi 60

Về quy định tăng tuổi nghỉ hưu, ông Bùi Sỹ Lợi cho biết “hoàn toàn yên tâm”. Vì quy định này chỉ những người làm việc trong điều kiện lao động bình thường, rơi chủ yếu vào công chức, viên chức.

Theo đó, ông Lợi cũng nhấn mạnh, đừng nghĩ rằng kéo dài tuổi nghỉ hưu là chiếm chỗ của lớp trẻ, là vì lộ trình rất chậm. 3 tháng mỗi năm đối với nam và 4 tháng mỗi năm đối với nữ, có nghĩa là đến năm 2028 mới có nam giới đầu tiên về hưu ở tuổi 62 và 2035 mới có người phụ nữ đầu tiên nghỉ hưu vào tuổi 60.

“Hiện nay chúng ta đã vào thời kỳ cung lao động thấp hơn cầu. Năm 2014, mỗi năm chúng ta có 1,2 triệu người bước vào độ tuổi lao động và tham gia vào thị trường lao động, nhưng đến nay chúng ta chỉ có khoảng 400.000 người thôi, con số này giảm xuống cực kỳ mạnh. Như vậy là do quá trình kế hoạch hóa gia đình của chúng ta trong 20 năm qua luôn giữ ở mức sinh thay thế với tỷ lệ 2,1 con trên một phụ nữ. Cho nên đến nay sau 20 năm, chúng ta thiếu lực lượng lao động. Đối với những lao động làm việc trực tiếp, lao động trong hầm lò, nặng nhọc không nâng tuổi nghỉ hưu… mà chỉ nâng trong nhóm những lao động gián tiếp…”, ông Lợi nói.

Vấn đề nữa được ông Lợi nhắc đến đó là Chính phủ trình lần đầu đề xuất có thêm một ngày nghỉ lễ trong năm vào ngày 27/7. Nhưng khi các đại biểu phát biểu thì Chính phủ xin rút. Đến giờ, rất nhiều đoàn ĐBQH cho rằng cần có thêm một ngày nghỉ lễ và nhiều người đề xuất lấy ngày 28/6 -ngày Gia đình Việt Nam.

“Vấn đề này hiện UBTVQH đang đưa ra xin ý kiến ĐBQH, một là không thêm ngày nào, hai là thêm một ngày và việc này hoàn toàn do Quốc hội có thể đề xuất, quyết định. Cá nhân tôi thấy từ 1/5 đến tháng 9 mới có ngày nghỉ lễ, nên nếu lựa chọn thêm một ngày vào ngày 28/6 là cũng hợp lý hơn”, ông Lợi bày tỏ.



Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
2 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
2 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
11 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
26 phút trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
2 giờ trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
16 giờ trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
19 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
1 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.
Ở Việt Nam có xe tay ga Nhật ngang tầm Lead nhưng tiết kiệm xăng bậc nhất: Ăn 1,6L/100km, đang giảm giá
1 ngày trước
Giá bán thực tế của mẫu xe tay ga Nhật này có thể thấp hơn tới khoảng 5,6 triệu đồng so với giá niêm yết trên trang chủ.