Nỗ lực xuất khẩu cà phê đạt 5 tỉ USD

25/03/2024 09:36
LTS: Cà phê là cây công nghiệp chủ lực của cả nước với diện tích khoảng 700.000 ha, gắn với sinh kế của hàng triệu nông dân. Tuy vậy, đầu ra cà phê lại đang phụ thuộc vào xuất khẩu (chiếm khoảng 80%) và chủ yếu xuất thô, người tiêu dùng quốc tế ít biết đến sản phẩm Việt.

Chủ yếu xuất khẩu thô

Nhờ giá tăng cao, ngành cà phê liên tục lập nhiều kỷ lục về giá trị xuất khẩu nhưng bên trong vẫn ẩn chứa nhiều yếu tố chưa bền vững

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu khoảng 394.167 tấn cà phê , mang về giá trị khoảng 1,25 tỉ USD - tăng 15,1% về lượng và tăng 67,7% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo ngành cà phê năm 2024 sẽ lập được đỉnh mới sau kỷ lục xuất khẩu 4,18 tỉ USD năm 2023.

Nông dân thắng lớn

Ông Nguyễn Văn Thạch (ngụ huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk) cho biết gia đình ông có gần 2 ha cà phê trồng được hơn 20 năm. Suốt thời gian dài giá cà phê xuống thấp, trong khi chi phí phân bón, thuốc trừ sâu liên tục tăng cao nên gia đình ông chỉ "lấy công làm lời".

Từ cuối năm ngoái đến nay, giá cà phê liên tục tăng cao. Với hơn 3 tấn cà phê nhân, gia đình ông Thạch thu được hơn 250 triệu đồng - mức cao ngoài mong đợi của ông và nhiều người khác. Một số hộ từng muốn thay cà phê bằng cây trồng khác đã từ bỏ ý định.

Tại Đắk Lắk, năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh đạt 1,6 tỉ USD, trong đó cà phê mang về tới 900 triệu USD. Trong 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh ước đạt 327 triệu USD (tăng 40,5% so với cùng kỳ năm 2023) và cà phê vẫn là mặt hàng chủ lực.

Tại Lâm Đồng, địa phương này hiện có gần 176.000 ha cà phê với sản lượng bình quân đạt 600.000 tấn/năm. Với diện tích này, Lâm Đồng đứng thứ 2 sau Đắk Lắk nhưng sản lượng và năng suất cao nhất cả nước. Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, giá trị xuất khẩu của tỉnh năm 2024 tính đến ngày 15-3 đạt hơn 71 triệu USD, trong đó cà phê đạt gần 40,5 triệu USD (chiếm 57%), với các thị trường chính là Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu.

Anh Hoàng Đạt - nông dân trồng 9 ha cà phê ở huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng - cho biết nhiều năm rồi cà phê mới có mức giá "không tưởng" như hiện nay - lên tới 95.000 đồng/kg - mà không có để bán.

Ông Bùi Xuân Thắng, Giám đốc Công ty TNHH MTV Cầu Đất Bean (xã Xuân Trường, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng), tính toán với mức giá 95.000 đồng/kg hiện nay, người trồng cà phê sau khi trừ chi phí còn thu lợi được trên dưới 200 triệu đồng/ha. Ông Đoàn Mạnh Trình, Phó Giám đốc Công ty Xuất nhập khẩu Cà phê Tám Trình (xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà), phấn khởi: "Năm nay bà con trồng cà phê nhiều tiền lắm!".

Nỗ lực xuất khẩu cà phê đạt 5 tỉ USD - Ảnh 1

Giá cà phê trong nước liên tục lập kỷ lục trong vòng 1 năm trở lại đâyẢnh: Cao Nguyên

Xuất thô hơn 80%

Theo báo cáo của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VICOFA), niên vụ 2022-2023 (từ tháng 10-2022 đến tháng 9-2023), xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 4,08 tỉ USD - mức cao nhất từ trước đến nay.

Trong đó, xuất khẩu chủ yếu vẫn là cà phê Robusta với 1,49 triệu tấn, kim ngạch 3,25 tỉ USD; cà phê nhân Arabica đạt 169 triệu USD; cà phê nhân đã khử caffeine đạt kim ngạch 136 triệu USD. Còn lại, cà phê chế biến (rang xay và hòa tan) đạt giá trị 510 triệu USD, chiếm khoảng 12,5% tổng giá trị các loại cà phê xuất khẩu .

Do đó, nhận xét về niên vụ vừa qua, ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch VICOFA, cho rằng xuất khẩu cà phê thô vẫn còn ở tỉ lệ cao. Các sản phẩm cà phê chế biến dù tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu có tăng nhưng vẫn ở mức thấp. Cũng vì xuất khẩu cà phê thô là chủ yếu nên người tiêu dùng quốc tế rất ít biết đến cà phê Việt Nam bởi sản phẩm được bán ra dưới tên của các nhà chế biến.

Ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc Công ty CP Sản xuất Thương mại Xuất nhập khẩu Cà phê Napoli, kể ông đã đi hơn 120 nước trên thế giới nhưng hiếm khi tìm thấy cà phê thương hiệu Việt trên kệ hàng nước ngoài. Là người trong ngành, ông nhận thấy nguyên nhân lớn nhất là doanh nghiệp (DN) Việt Nam thiếu vốn và công nghệ.

"Để xây dựng một nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu , ít nhất vốn phải 1.000 tỉ đồng. Rất ít DN trong ngành có được số tiền đầu tư ban đầu này, kể cả vốn vay. Đã đến lúc nhà nước cần tập trung đầu tư cho các nhà máy chế biến sản phẩm nông nghiệp, bởi đó là lợi thế quốc gia của Việt Nam" - ông Hưng nhìn nhận.

GS-TS Bùi Chí Bửu, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Miền Nam, cho rằng trước đây, các chính sách của Việt Nam tập trung khuyến khích công nghiệp thực phẩm mảng thức ăn hơn là thức uống. Điều này khiến ngành công nghiệp thức uống của Việt Nam chậm phát triển và thua kém so với các tập đoàn nước ngoài.

"Ở mảng cà phê , nhiều tập đoàn có tuổi đời hơn trăm năm, thương hiệu toàn cầu nên các DN Việt Nam non trẻ không dễ gì cạnh tranh. Một số DN có thể chọn con đường gia công để bắt đầu" - GS-TS Bùi Chí Bửu nhận xét. 

Qua thời cà phê giá rẻ

Thị trường cà phê đang ở trong giai đoạn sốt giá, tập trung vào Robusta - loại cà phê mà Việt Nam là nhà cung cấp số 1 cho toàn cầu. Giá cà phê tăng nhanh đột biến hiện nay là do sản lượng Robusta bị hụt gần 20% - một phần vì ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, tác động mạnh của hiện tượng El Nino.

Nguồn cung có giới hạn trong khi nhu cầu tăng nên đã đẩy giá cà phê lên mức kỷ lục. Mức giá 95.000 đồng/kg được xem là có tính ngắn hạn, cục bộ. Vậy trong tương lai, giá cà phê sẽ ra sao?

Để trả lời câu hỏi này, cần nhìn lại sự thay đổi trong ngành cà phê những năm qua. Đó là chất lượng cà phê nhân Robusta của Việt Nam đã tăng lên vượt bậc. Từ việc chỉ được xem là nguồn hàng chất lượng thấp, cà phê Robusta của Việt Nam vốn có giá chỉ bằng 1/3 nay đã lên hơn 80% giá cà phê Arabica. Đến nay, các nhà rang xay trên thế giới đã đưa cà phê Robusta vào công thức chế biến. Trong các loại cà phê rang xay phổ biến trên thế giới, tỉ lệ Robusta từ mức 20%-30% trước đây nay đã chiếm 40%-50%. Còn với cà phê hòa tan, Robusta chiếm tỉ lệ áp đảo nhờ hàm lượng caffeine cùng nhiều đặc tính khác.

Qua từng năm, các nhà máy chế biến cà phê trên thế giới ngày càng phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu Robusta của Việt Nam. Thế nhưng, họ lại quen với việc định giá thấp để có lợi nhuận cao.

Do cà phê bị định giá thấp, sinh kế của nông dân không bảo đảm khi gắn bó với loại cây trồng này. Đến khi chanh dây hay sầu riêng xuất hiện, có hộ trồng chanh dây lãi 150-300 triệu đồng, sầu riêng 500-700 triệu đồng/ha/năm thì nông dân khó thể trung thành với cây cà phê khi lợi nhuận chưa được 100 triệu đồng. Thế là họ xen canh, thậm chí chặt bỏ vườn cà phê để chuyên canh sầu riêng hay chanh dây. Đây cũng là một trong những lý do khiến sản lượng cà phê của Việt Nam thiếu hụt mạnh. Xu hướng này vẫn còn diễn ra vì khi đất đai có hạn, người dân sẽ chọn trồng cây nào có hiệu quả kinh tế nhất.

Cà phê Robusta là sản phẩm được tiêu dùng trên toàn cầu, thậm chí với nhiều người còn là hàng thiết yếu không thể bỏ. Nhưng với nông dân, nếu trồng cà phê không có lời, họ sẵn sàng bỏ - lúc đó sẽ là sự đe dọa về nguồn cung cho thế giới. Năm nay, Tây Nguyên hạn hán, tương lai thiếu hụt cà phê Robusta nghiêm trọng vẫn còn ở phía trước.

Vì vậy, muốn có nguồn hàng bền vững để phục vụ thị trường, các nhà chế biến cà phê cần phải chia sẻ lợi nhuận xứng đáng cho nông dân Việt Nam, không ép giá đối với họ khi vào mùa như trước.

Tôi cho rằng mức giá cà phê 95.000 đồng/kg như hiện nay có thể là nhất thời, cục bộ. Thế nhưng, tôi cũng tin rằng giá cà phê Việt Nam sẽ không về mức rẻ mạt như trước đây. Các nhà rang xay nên chuẩn bị cho mặt bằng mới của giá cà phê nguyên liệu, ít nhất là 50.000-70.000 đồng/kg, để bảo đảm lợi nhuận cho người trồng và tính toán kinh doanh.

Trong khi đó, cà phê Robusta Việt Nam đang ở "cơ hội vàng" để xây dựng thương hiệu quốc gia khi có đủ các yếu tố như: Chất lượng cao, giá trị tốt, sản lượng khiêm tốn.

THÁI NHƯ HIỆP,Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Ngọc Ánh ghi)

Tin mới

"Sau khi dùng thử Galaxy S24, tôi nghĩ Samsung nên lấy cắp ngay trò này của iPhone": Đảm bảo bán chạy hơn
10 giờ trước
Samsung có lẽ đang làm thừa một chiếc điện thoại. Doanh số của mẫu này trong dòng Galaxy S năm nào cũng tồi tệ.
Apple cảnh báo nóng: Tuyệt đối không được sạc iPhone theo cách này vì rất dễ gây cháy nổ, nhiều người Việt đang mắc phải cần thay đổi ngay!
10 giờ trước
Gã khổng lồ công nghệ Apple đã đưa ra cảnh báo về thói quen người dùng để điện thoại sạc pin qua đêm khi đang ngủ.
Xem trước Omoda E5 mở bán tại Việt Nam trong năm nay: Chạy 430km/lần sạc, nhiều trang bị an toàn dễ hút khách
9 giờ trước
Omoda E5 là mẫu xe thuần điện đầu tiên của thương hiệu Chery được công bố mở bán tại Việt Nam.
Giá vé máy bay đắt đỏ, dân đổ xô đi du lịch gần, homestay ven Hà Nội bội thu
8 giờ trước
Do nhu cầu của du khách tăng cao, nhiều homestay ở ngoại thành Hà Nội và các vùng lân cận đã kín phòng từ cả tháng nay.
Các dịch vụ đi lại, lưu trú, ăn uống dịp nghỉ lễ 30-4 gây áp lực lên mặt bằng giá
7 giờ trước
Bộ Tài chính cho biết công tác điều hành giá thời gian tới sẽ đối mặt với một số áp lực, do đó cần sự chủ động, linh hoạt để ứng phó

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

34.970.632 VNĐ / tấn

159.80 JPY / kg

0.82 %

+ 1.30

Đường

SUGAR

10.666.831 VNĐ / tấn

19.09 UScents / lb

-0.31 %

- -0.06

Cacao

COCOA

272.004.366 VNĐ / tấn

10,732.00 USD / mt

-0.67 %

- -72.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

128.007.555 VNĐ / tấn

229.09 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

10.795.995 VNĐ / tấn

1,159.27 UScents / bu

-0.07 %

- -0.79

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.616.352 VNĐ / tấn

344.20 USD / ust

-0.98 %

- -3.40

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.457.349 VNĐ / tấn

45.56 UScents / lb

0.29 %

+ 0.13

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Giá cà phê lập kỷ lục chưa từng có, cây giống cũng ‘nhảy múa’ theo
10 giờ trước
TPO - Cà phê thiết lập mức giá cao kỷ lục chưa từng có đã kích thích nhu cầu tái canh vườn cây. Giá cây giống cũng tăng mạnh, thậm chí gấp đôi so với năm ngoái.
Khách đặt trước cả tháng, quán ăn ở Hà Nội kín chỗ dịp nghỉ lễ 30/4
13 giờ trước
Lượng khách đặt bàn trước tăng đột biến khiến nhiều nhà hàng ở Hà Nội kín chỗ, phải khóa sổ từ trước khi kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bắt đầu.
Giá thịt lợn hơi tăng cao, vì sao doanh nghiệp lo lắng?
14 giờ trước
Giá heo hơi hiện nay đang ở mức 63.000-64.000 đồng/kg, dự báo sẽ còn tăng trong vài tháng tới. Điều này khiến doanh nghiệp (DN) ngành chế biến thịt không khỏi lo lắng.
Công nghệ sấy hiện đại từ Sasaki đồng hành cùng ngành nông sản Việt
14 giờ trước
Thương hiệu Sasaki tỏa sáng tại buổi kỷ niệm 65 năm ngành Khoa học và Công nghệ Việt Nam, với điểm nhấn là công nghệ sấy lạnh đa năng thông minh, tiên tiến, tiết kiệm năng lượng, cung cấp giải pháp sấy đa dạng cho nông sản, hải sản và dược liệu, cam kết ưu việt về hiệu suất và đồng hành phát triển ngành chế biến nông sản.