Nobel Kinh tế năm 2019 được trao cho ba giáo sư đại học Mỹ

14/10/2019 22:54
Một trong ba người nhận giải Nobel kinh tế năm nay là người trẻ nhất và là phụ nữ thứ hai từng nhận được giải thưởng này trong lịch sử...

Ngày 14/10, giải Nobel kinh tế năm 2019 đã được trao cho ba nhà kinh tế gồm Abhijit Banerjee, Esther Duflo và Michael Kremer với những cống hiến trong việc xóa đói giảm nghèo trên toàn cầu.

Theo CNN, Esther Duflo, giáo sư Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), là người trẻ nhất và là phụ nữ thứ hai từng được trao giải Nobel từ trước tới nay. Trong khi đó, Banerjee, sinh ra tại Ấn Độ, là chồng bà Esther Duflo và cũng là giáo sư tại MIT. 

Trong khi đó, Michael Kremer là giáo sư Đại học Harvard. Ông từng tiến hành thực nghiệm để tìm cách cải thiện kết quả học tập tại miền tây Kenya vào giữa những năm thập niên 90. 

Nhờ nghiên cứu của 3 nhà kinh tế này, hơn 5 triệu trẻ em tại Ấn Độ đã được hưởng lợi từ các chương trình phụ đạo tại trường học, và nhiều quốc gia đã đầu tư mạnh tay cho các chương trình chăm sóc sức khỏe dự phòng, theo thông cáo từ Viện Khoa học Hoàng Gia Thụy Điển, đơn vị trao giải thưởng Nobel. 

Theo Peter Fredrikkson, chủ tịch hội đồng giải thưởng khoa học kinh tế của Viện Khoa học Hoàng Gia Thụy Điển, các nghiên cứu của ba nhà kinh tế này đã kiểm nghiệm tầm ảnh hưởng của những can thiệp cụ thể vào các lĩnh vực như nông nghiệp, sức khỏe và giáo dục. 

Cách tiếp cận theo hướng thử nghiệm này "đã định kình kinh tế học phát triển, có tác động rõ ràng lên chính sách và nâng cao khả năng chiến đấu với tình trạng đói nghèo trên toàn cầu", ông Fredrikkson cho biết. 

Bà Duflo, 46 tuổi, cho biết "bản chất của các nghiên cứu của chúng tôi là nhằm đảm bảo rằng cuộc chiến chống đói nghèo được dựa trên nền tảng của các bằng chứng khóa học". 

Bà cũng hy vọng rằng giải thưởng Nobel mà bà nhận được sẽ tạo niềm cảm hứng cho các nhà khoa học khác để tiếp tục công cuộc này, và "nam giới sẽ dành cho họ sự tôn trọng mà họ xứng đáng được hưởng". 

Trước bà Duflo, năm 2019, nhà kinh tế học người Mỹ Elinor Ostrom là phụ nữ đầu tiên nhận giải thưởng Nobel nhờ một nghiên cứu về cách thức con người trong các cộng đồng chia sẻ tài nguyên một cách công bằng và bền vững mà không cần có quy định từ trung ương. Bà qua đời vào năm 2012. 

Kể từ năm 1968, có 51 giải Nobel Kinh tế được trao cho 84 người. Ba nhà kinh tế Banerjee, Duflo và Kremer nhận giải năm nay sẽ chia nhau khoản tiền thưởng 9 triệu Krona Thụy Điển (tương đương 914.207 USD).

Năm ngoái, giáo sư William Nordhaus của Đại học Yale và giáo sư Paul Romer của Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York, giành được giải thưởng này nhờ nghiên cứu xung quanh vấn đề tăng trưởng kinh tế bền vững. 

Giải thưởng này, có tên gọi chính thức là Giải thưởng Sveriges Riksbank Prize về Khoa học Kinh tế, không phải do Alfred Nobel lập ra. Giải thưởng này được lập ra bởi ngân hàng trung ương Thụy Điển và được trao tặng để tưởng nhớ nhà khoa học đại tài Alfred Nobel. 

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
7 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
7 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
8 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
9 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Đắt gấp 5 lần iPhone, điện thoại 160 triệu đồng sắp về tay giới thượng lưu Việt xịn cỡ nào?
3 ngày trước
Ngày càng nhiều đại gia Việt yêu thích dòng điện thoại này.
Volkswagen Việt Nam và VIB ưu đãi lãi suất độc quyền 0% cho khách mua xe
16/04/2025 02:00
Đón mừng Đại lễ 30/4 và 1/5, Volkswagen Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Quốc Tế (VIB) triển khai chương trình ưu đãi độc quyền lãi suất 0% dành cho khách hàng mua xe trong tháng 4.
Giải Golf Hữu nghị Việt Nam – ASEAN mở rộng 2025 có gì đặc biệt?
28/03/2025 17:53
Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Việt Nam gia nhập ASEAN (1995 - 2025), Giải Golf Hữu nghị Việt Nam - ASEAN Mở rộng 2025 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 19 - 20/4 tới đây tại tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng giá trị giải thưởng lên đến 10 tỷ đồng.
Hãng điện thoại Trung Quốc từng "mất tích bí ẩn" bất ngờ tái xuất ở Việt Nam: Tiếng tăm ngang hàng Xiaomi
28/03/2025 08:16
Đây là thương hiệu Trung Quốc chuyên các mẫu điện thoại giá tốt, cấu hình cao, sáng ngang với những cái tên đình đám như Xiaomi, Oppo hay Huawei.