Nửa đầu năm 2020, Việt Nam xuất siêu đột biến

29/06/2020 13:43
Một cân đối thể hiện: kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh hơn so với xuất khẩu.



Xuất siêu 6 tháng đầu năm nay đột biến so với cùng kỳ 2019 là điểm được chú ý trong dữ liệu liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng nay (29/6).

Báo cáo từ Tổng cục Thống kê cho biết, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu tháng 6 ước tính đạt 41,5 tỷ USD, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 6/2020 ước tính đạt 21 tỷ USD, tăng 9,5% so với tháng trước và kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 6/2020 ước tính đạt 20,5 tỷ USD, tăng 12,8% so với tháng trước.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,4 tỷ USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 121,2 tỷ USD, giảm 1,1%; nhập khẩu đạt 117,2 tỷ USD, giảm 3%.

Lý giải về điều này, Tổng cục Thống kê cho biết, dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp trên thế giới, đặc biệt tại các nước đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam đã ảnh hưởng lớn đến kim ngạch xuất, nhập khẩu của nhiều mặt hàng.

Tuy nhiên, cán cân thương mại hàng hoá tháng 6 ước tính thặng dư 500 triệu USD nâng mức thặng dư trong 6 tháng đầu năm 2020 lên 4 tỷ USD. Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 10,2 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 14,2 tỷ USD.

Mức thặng dư này cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm, khi nửa đầu năm 2019 Việt Nam chỉ xuất siêu 1,7 tỷ USD.

Nửa đầu năm 2020, Việt Nam xuất siêu đột biến - Ảnh 1.

Cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam theo từng tháng trong giai đoạn 2019-2020


Về xuất khẩu, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 6/2020 ước tính đạt 21 tỷ USD, tăng 9,5% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 7,4 tỷ USD, tăng 2.5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 13,6 tỷ USD, tăng 13,7%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 6/2020 giảm 2%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 7,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) giảm 6,4%.

Kim ngạch một số mặt hàng bị tác động bởi dịch Covid-19 do nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường Mỹ và châu Âu sụt giảm: Điện thoại và linh kiện giảm 15,3% so với cùng kỳ năm trước; dệt may giảm 23,6%; giày dép giảm 11%; thủy sản giảm 5,2%. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu điện tử, máy tính và linh kiện trong tháng vẫn đạt giá trị tăng khá với 26,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong quý II/2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 57,98 tỷ USD, giảm 9% so với cùng kỳ năm trước và giảm 8,3% so với quý I năm nay. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 121,21 tỷ USD, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 41,38 tỷ USD, tăng 11,7%, chiếm 34,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 79,83 tỷ USD, giảm 6,7%, chiếm 65,9%.

Trong 6 tháng đầu năm có 22 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 86,2% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Đặc biệt, có 4 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 52,7%, gồm: Điện thoại và linh kiện có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 21,5 tỷ USD, chiếm 17,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 8,4% so với cùng kỳ năm trước; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 19,3 tỷ USD, tăng 24,2%; hàng dệt may đạt 12,8 tỷ USD, giảm 15,5%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 10,3 tỷ USD, tăng 25,2%.

Nửa đầu năm 2020, Việt Nam xuất siêu đột biến - Ảnh 2.

Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang một số thị trường trong 6 tháng đầu năm 2020


Trong 6 tháng đầu năm 2020, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 30,3 tỷ USD, tăng 10,3% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp đến là Trung Quốc đạt 19,5 tỷ USD, tăng 17,4% (do mặt hàng điện thoại và linh kiện tăng 127,9%). Thị trường EU đạt 16,1 tỷ USD, giảm 8,8%. Thị trường ASEAN đạt 11,1 tỷ USD, giảm 14,2%. Nhật Bản đạt 9,4 tỷ USD, giảm 2,3%. Hàn Quốc đạt 9,3 tỷ USD, tăng 2,3%.

Về nhập khẩu, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 6/2020 ước tính đạt 20,5 tỷ USD, tăng 12,8% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 9,5 tỷ USD, tăng 8,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 11 tỷ USD, tăng 16,5%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 6 tăng 5,3%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 16,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 2,7%.

Trong quý II/2020, kim ngạch nhập khẩu đạt 57,68 tỷ USD, giảm 9,1% so với cùng kỳ năm trước và giảm 3% so với quý I năm nay. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 117,17 tỷ USD, giảm 3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 51,55 tỷ USD, tăng 0,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 65,62 tỷ USD, giảm 5,4%.

Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu, trong 6 tháng đầu năm 2020 có 22 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 81,2% tổng kim ngạch nhập khẩu. Trong đó, 5 mặt hàng có giá trị nhập khẩu lớn nhất, gồm: Điện tử, máy tính và linh kiện đạt 27 tỷ USD (chiếm 23,1% tổng kim ngạch nhập khẩu), tăng 13,3% so với cùng kỳ năm trước; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 16,9 tỷ USD, giảm 4,2%; điện thoại và linh kiện đạt 6 tỷ USD, tăng 3,7%; vải đạt 5,6 tỷ USD, giảm 15,3%; sắt thép đạt 4 tỷ USD, giảm 16,3%.

Nửa đầu năm 2020, Việt Nam xuất siêu đột biến - Ảnh 3.

Cơ cấu nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ một số thị trường trong 6 tháng đầu năm 2020

Về thị trường hàng hóa nhập khẩu 6 tháng, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 34,8 tỷ USD, giảm 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là thị trường Hàn Quốc đạt 20,3 tỷ USD, giảm 10%. Thị trường ASEAN đạt 14,2 tỷ USD, giảm 11,9%. Nhật Bản đạt 9,3 tỷ USD, tăng 5,3%. Hoa Kỳ đạt 7,4 tỷ USD, tăng 7,2%. Thị trường EU đạt 7,1 tỷ USD, tăng 8,4%.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
7 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
7 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
8 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
9 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
9 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
14 giờ trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Việt Nam rộng đường trong ngành kinh tế chục tỷ USD, rất "được lòng" người Mỹ
1 ngày trước
Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế này.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
1 ngày trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Ngoài hàng quán, bãi giữ xe, một dịch vụ bất ngờ “hốt bạc” trong ngày diễu binh, diễu hành
1 ngày trước
Dù phải trả một mức giá cao hơn cho dịch vụ xe ôm chở đến gần các điểm diễu binh, diễu hành nhưng người dân vẫn vui vẻ chi trả, thậm chí gửi thêm.