NYTimes: Góp công đưa ông Trump vào Nhà Trắng, cuộc chiến thương mại lại trở thành nỗi kinh hoàng với nông dân Mỹ

10/05/2019 17:39
Nông thôn Mỹ là một phần quan trọng trong sách lược chính trị của ông Trump nhưng đây đang là khu vực gánh chịu nhiều tác động tiêu cực nhất từ chính sách của Nhà Trắng.
NYTimes: Góp công đưa ông Trump vào Nhà Trắng, cuộc chiến thương mại lại trở thành nỗi kinh hoàng với nông dân Mỹ - Ảnh 1.

Các nhà kinh tế đang tháo chạy khỏi cơ quan nghiên cứu kinh tế của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Sáu trong số họ đã từ chức trong cùng một ngày hồi tháng trước. Lý do? Họ cảm thấy mình bị trù dập vì đưa ra những báo cáo làm sáng tỏ chính sách của ông Trump về nông nghiệp.

Nông thôn Mỹ là một trong những thành trì quan trọng của ông Donald Trump. Trên thực tế, nông thôn là khu vực duy nhất của nước Mỹ luôn đánh giá tích cực các chính sách của vị tổng thống thứ 45 của nước Mỹ. Tuy nhiên, trớ trêu thay, họ lại đang là những người mất mát nhiều nhất bởi những chính sách của ông Trump.

Rút cuộc, Chủ nghĩa Trump thực sự là gì? Trong cuộc đua năm 2016, ông Trump giả vờ mình là một kiểu khác so với những người Cộng hòa. Tuy nhiên, trên thực tế, những chương trình nghị sự kinh tế của ông đều là tiêu chuẩn của người Cộng hòa: Cắt giảm thuế mạnh cho các tập đoàn và người giàu trong khi tấn công trực diện vào mạng lưới an sinh xã hội. Bước đột phá lớn nhất mà ông Trump đang thực hiện chính là chủ nghĩa bảo hộ, điều đã gây ra cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.

NYTimes: Góp công đưa ông Trump vào Nhà Trắng, cuộc chiến thương mại lại trở thành nỗi kinh hoàng với nông dân Mỹ - Ảnh 2.

Những chính sách này lại đang khiến nông dân chịu đau đớn nhiều nhất.

Việc ông Trump cắt giảm thuế phần lớn chẳng mang lại lợi ích gì cho người nông dân bởi họ không phải các tập đoàn và số ít trong số họ thực sự đủ giàu có để hưởng lợi từ đây. Một trong những nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ cho thấy dù nông dân nhìn thấy việc được giảm thuế nhưng lợi ích lại thuộc về 10% những người giàu nhất. Về phần mình, nông dân nghèo lại thấy thuế tăng.

Cùng với đó, việc tấn công vào hệ thống an sinh xã hội lại gây tổn hại cho vùng nông thôn, nơi vốn phụ thuộc rất nhiều vào các chương trình này. Trong số 100 quận có tỷ lệ người dân nhận tem phiếu thực phẩm cao nhất, 85 nằm ở vùng nông thôn. Phần còn lại là ở các khu vực đô thị nhỏ. Việc trợ cấp y tế theo đạo luật Chăm sóc sức khỏe giá cả phải chăng, hay còn gọi là Obamacare, luôn có tác động tích cực tới các vùng nông thôn. Có điều, ông Trump rất nỗ lực xóa sổ nó.

Những chương trình này được đánh giá là quan trọng với người Mỹ ở các vùng nông thôn, ngay cả khi họ không được nhận trợ cấp của chính phủ. Chương trình an sinh xã hội mang lại sức mua, điều giúp tạo ra việc làm ở các vùng nông thôn. Trợ cấp y tế cũng là yếu tố chính giúp các bệnh viện ở nông thôn có thể tồn tại. Nếu không có chúng, việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người dân sẽ bị hạn chế, đặc biệt là với nông dân Mỹ.

NYTimes: Góp công đưa ông Trump vào Nhà Trắng, cuộc chiến thương mại lại trở thành nỗi kinh hoàng với nông dân Mỹ - Ảnh 3.

Còn chủ nghĩa bảo hộ thì sao? Khu vực nông thôn của Mỹ phụ thuộc nhiều vào việc tiếp cận các thị trường thế giới, nhiều hơn hẳn so với phần còn lại của nền kinh tế. Người trồng đậu nành Mỹ xuất khẩu một nửa những gì họ sản xuất.  Nông dân trồng lúa mì xuất khẩu 46% vụ mùa của họ. Điểm đến chung của chúng là Trung Quốc.

Tuy nhiên, việc Mỹ gia tăng các biện pháp đánh thuế nhằm vào hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc dẫn tới hành động đáp trả của Bắc Kinh. Nông sản là thứ đầu tiên người Trung Quốc nghĩ tới bởi chúng có thể làm đau nước Mỹ nhất. Không ai khác, nông dân Mỹ là người chịu thiệt. Những dòng tweet mới nhất của ông Trump về việc nâng thuế từ 10% lên 25% với hơn 200 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc khiến thị trường ngũ cốc xuống thấp nhất trong 42 năm.

Đó cũng chưa phải là mối đe dọa duy nhất của người nông dân Mỹ. Nguyên tắc cơ bản trong kinh tế quốc tế là dài hạn. Thuế đối với hàng hóa nhập khẩu cuối cùng cũng sẽ trở thành thuế đối với hàng hóa xuất khẩu. Điều này thường dẫn đến một đồng USD cao hơn. Nếu thế giới rơi vào vòng xoáy chiến tranh thương mại, xuất khẩu và nhập khẩu của Mỹ đều thu hẹp lại. Nông dân, cũng như các nhà sản xuất quan trọng khác của Mỹ, sẽ tiếp tục là những người mất mát lớn.

NYTimes: Góp công đưa ông Trump vào Nhà Trắng, cuộc chiến thương mại lại trở thành nỗi kinh hoàng với nông dân Mỹ - Ảnh 4.

Tuy nhiên, tại sao sau tất cả những thứ đó, khu vực nông thôn vẫn ủng hộ ông Trump? Phần nhiều của lý do bắt nguồn từ các yếu tố văn hóa. Cụ thể, các cử tri nông thôn của Mỹ rất ghét người nhập cư. Họ ghét hơn nhiều so với những người dân ở khu vực thành thị. Điều này tồi tệ hơn ở trong các cộng đồng có ít người nhập cư. Người ta không quen với người nhập cư và nói theo cách khác, đó là sự khinh miệt.

Cử tri nông thôn cũng cảm thấy họ không được coi trọng bởi giới tinh hoa. Ông Trump đã biết cách tận dụng rất tốt cơn thịnh nộ này. Khi cử tri nông thôn ở Mỹ nghe thấy ai đề cập vì điều này, họ sẽ nổi giận. Tất nhiên, họ không nổi giận với ông Trump mà nổi giận với người nói vì họ nghĩ rằng bạn coi họ là những kẻ ngu ngốc.

Tuy nhiên, sự ủng hộ mà cử tri dành cho ông Trump cũng không phải bất khả xâm phạm. Nó có thể rạn nứt khi họ nhận ra họ đang bị tổn thương như thế nào với các chính sách của Nhà Trắng. Ông Trump chắc chắn hiểu rõ điều này và sẽ không đứng yên nhìn thành trì của mình sụp đổ.

Vài tuần trước, ông Trump nói trước đám đông ủng hộ rằng việc cắt giảm thuế đất đã giúp ích cho người nông dân. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng. Thực tế, năm 2017, chỉ có khoảng 80 trang trại không phải trả thuế đất. 80 nông trang trên toàn nước Mỹ.

Ngoài ra, việc ngăn cản người ta nói lên sự thật có lẽ cũng là một cách.

Giống như FED, Cơ quan Nghiên cứu Kinh tế Nông nghiệp Mỹ được tạo ra để cho thấy những nhận định khách quan, giúp ích cho việc đưa ra chính sách có lợi nhất cho người dân Mỹ. Việc các chuyên gia kinh tế ở cơ quan này đồng loạt nghỉ việc cho thấy những vấn đề với sự khách quan, điều có thể mang đến những tổn hại rõ ràng.

Ai sẽ là người chịu thiệt? Đó là nông dân Mỹ, những người ủng hộ mạnh mẽ nhất cho ông Trump.

NYTimes: Góp công đưa ông Trump vào Nhà Trắng, cuộc chiến thương mại lại trở thành nỗi kinh hoàng với nông dân Mỹ - Ảnh 5.
Linh Anh
Hương Xuân
NY Times
Theo Trí Thức Trẻ10/5/2019

Tin mới

Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
4 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.
Sầu riêng loạn giá, xuất khẩu giảm sâu
3 giờ trước
Giá sầu riêng ở vùng trồng giảm sâu nhưng giá bán lẻ nội địa vẫn ở mức cao và chênh lệch giữa nhiều điểm bán
Elon Musk cần một 'Tim Cook' cho Tesla
12 phút trước
Nhiều người tin rằng Tesla đang bước vào giai đoạn cần ổn định, tinh chỉnh để tối ưu hiệu quả vận hành và cần một vị CEO theo kiểu Tim Cook.
Không riêng Việt Nam, Su-30 được rất nhiều quốc gia chọn mua vì lý do đặc biệt này
2 phút trước
Nhiều quốc gia sau khi cân nhắc với các lựa chọn phương Tây như Rafale cuối cùng đều chốt tiêm kích Su-30 của Nga.
Nắng nóng, cam sành "giải cứu" tăng giá
55 phút trước
Tại TP HCM, cam sành bán dọc nhiều tuyến đường trương bảng giải cứu bất ngờ tăng giá

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
1 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
1 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
3 ngày trước
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.