Ông Đặng Văn Thành: Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn

09/05/2020 11:07
Doanh nhân Đặng Văn Thành cho rằng Chính phủ nên có giải pháp tình thế và liên ngành hỗ trợ doanh nghiệp.Ông Thành cũng nhận định Việt Nam đang đứng trước cơ hội dịch chuyển mậu dịch rất lớn.

Tại tọa đàm trực tuyến: “Gỡ khó dòng tiền cho doanh nghiệp thời khủng hoảng” cuối tuần này, ông Đặng Văn Thành - Chủ tịch Tập đoàn TTC chia sẻ theo quy luật 10 năm diễn ra một cuộc khủng hoảng để tiến hành đào thải. Qua đại dịch Covid-19, doanh nghiệp không có hệ thống quản trị đạt chuẩn sẽ bị ảnh hưởng và kéo theo các hệ lụy, doanh nghiệp có quản trị tốt có thể tránh được suy kiệt nhưng không tránh được bị ảnh hưởng.

Do vậy, doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ cũng như cơ quan ban ngành để trụ lại và vượt qua, trong đó việc trụ lại là vấn đề cực kỳ quan trọng. Chính phủ nên có những giải pháp tình thế và mang tính chất liên ngành. Ví dụ như dãn lãi và dãn nợ chứ không phải chuyển nợ quá hạn.

Vị này cũng nêu ví dụ về trường hợp liên quan đến các cổ đông trong tập đoàn bị bán giải chấp khi cổ phiếu xuống thấp. Ông cho rằng đây là quy định, song trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay, các công ty chứng khoán lại đem cổ phiếu đi bán giải chấp, tạo một nguồn cung không cần thiết. Lúc này, ông Thành cho biết giải pháp TTC đặt ra là đích thân ông đi gặp các công ty chứng khoán phân tích có nên chọn giải pháp như chấp nhận những tài sản mà thông thường không chấp nhận để bổ sung vào ký quỹ, chấp nhận sự bảo lãnh tín chấp của Chủ tịch tập đoàn, tăng tỷ lệ margin lên hoặc nếu thanh lý thì thanh lý cho chính chủ phân kỳ ra để họ từ từ trả. Với những giải pháp đặt ra, các công ty chứng khoán đồng tình ngay.

“Qua đó để thấy rằng trong thời buổi dịch bệnh, không nên quá cứng nhắc làm việc theo nguyên tắc, mọi vấn đề cần có những giải pháp tình thế, linh hoạt”, ông Thành cho hay.

Ông Thành khẳng định: “Đó đúng là cơ hội rất lớn, doanh nhân Việt Nam nên có một tinh thần lạc quan để đón nhận luồng chuyển dịch này”.Dịch bệnh khiến nền kinh tế đi xuống, hoạt động nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng nhưng ông Thành cho rằng trong nguy có cơ, sau đại dịch sẽ có sự dịch chuyển lớn cả về văn hóa (thay đổi thói quen) và kinh tế (chuyển dịch thương mại giữa Mỹ và Trung). Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam nên cấu trúc lại đầu vào, mở rộng đầu ra thêm các thị trường mới để chuẩn bị đón nhận luồng chuyển dịch này.

Ông Ngô Công Trường, Chủ tịch Công ty tư vấn và Giáo dục John&Partners cho biết một thông điệp được đưa ra là thời kỳ này là thời kỳ vàng để làm thương hiệu. Hiện nay, nguy hiểm thì ai cũng gặp phải như nhau quan trọng là có tận dụng được thời cơ hay không. Các công ty đa quốc gia lớn như Apple hay Samsung bắt đầu chuyển dịch đầu tư sang Việt Nam. Qua đợt dịch bệnh Covid-19, các quốc gia bắt đầu ít tin tưởng nhau hơn, trong đó Việt Nam lại có niềm tin cao nhất được thể hiện qua niềm tin của người dân với Chính phủ, dịch bệnh được kiểm soát. Do đó, thời điểm hiện nay chính xác là cơ hội của Việt Nam để cạnh tranh song phẳng về công nghệ và tri thức.

Không phủ nhận cơ hội trước mắt, ông Huỳnh Bửu Sơn, chuyên gia Tài chính Ngân hàng, cho rằng để nắm bắt thì Việt Nam phải thực sự tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng cho doanh nghiệp FDI, khối tư nhân, doanh nghiệp nhà nước. Đồng thời, chính sách kinh tế về vĩ mô, tỷ giá phải được hoàn thiện để nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế chi phí thấp. Việt Nam phải nâng cao năng suất lao động, lương hiện nay của nhân công Việt Nam so với trong khu vực thấp nhưng đem yếu tố năng suất vào thì không thấp. Cuối cùng, Việt Nam cũng cần xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ để tăng tỷ lệ nội địa hóa, nếu không thực hiện thì Việt Nam mãi gia công, dễ rơi vào bẫy thu nhập trung bình thấp.

Tin mới

Trung tâm thương mại chật cứng người mua sắm, ăn uống ngày lễ 30/4
6 giờ trước
Hàng ngàn người đổ về trung tâm thương mại để ăn uống, mua sắm vui chơi trong ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
‘Cháy’ xe khách về một số tỉnh thành, bến ‘tung’ xe tăng cường
6 giờ trước
Trong 2 ngày bắt đầu nghỉ lễ 30/4-1/5, khách ra các bến xe ở Hà Nội đã tăng cao, trên một số tuyến đã “cháy vé”, bến xe đã phải điều xe tăng cường.
Honda CR-V 2025 ra mắt: Thêm bản offroad 204hp, ngay từ bản base đã có màn 9inch và 1 option rất quen thuộc
6 giờ trước
Honda CR-V 2025 bổ sung một số trang bị cho bản tiêu chuẩn đồng thời mang tới cho người dùng cấu hình off-road TrailSport.
Việt Nam xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn sản vật trị giá hơn 10 tỷ USD của TG: Mỹ, Nga liên tục chốt đơn
6 giờ trước
Mỹ chi hơn 6 triệu USD chỉ trong 3 tháng đầu năm để nhập khẩu sản vật này từ Việt Nam.
Trung Quốc lại lập kỳ tích: Cỗ máy "hóa thành con người", làm được điều không tưởng nhờ bảo bối DeepSeek
7 giờ trước
Không còn là thử nghiệm, những sản phẩm này đã làm được việc thay thế con người, dù rất phức tạp.

Tin cùng chuyên mục

Nóng: Novaland đạt thỏa thuận gia hạn 2 lô trái phiếu đầu tiên
24/03/2023 12:39
Lần đầu tiên, Novaland đạt thỏa thuận với trái chủ trong việc gia hạn thời gian đáo hạn với 2 lô trái phiếu có tổng giá trị 1.750 tỷ đồng.
Startup xe đạp trợ lực Wiibike của nữ CEO xinh đẹp từng được Shark Phú "săn đón" hiện kinh doanh ra sao?
24/03/2023 10:47
Sau 1 năm lên sóng Shark Tank mùa 4, Startup Wiibike của nữ CEO xinh đẹp Thu Hằng đã tăng doanh thu hơn 6 lần. Công ty này cũng mở nhượng quyền mô hình cà phê xe đạp.
Cơn đau đầu của Starbucks: Khách hàng chỉ 'tự thưởng' ly cà phê giá 100.000 đồng 1 lần/tuần, chịu thua trước những chuỗi bán giá 17.000 đồng/ly
24/03/2023 09:39
Starbucks đang ở trong cuộc chiến giá khốc liệt khi cà phê của họ được liệt vào dạng "bán xa xỉ".
Con đường nào đưa Toshiba từ biểu tượng về thiết bị điện tử, năng lượng hạt nhân... đến bán mình, hủy niêm yết?
24/03/2023 09:02
Không chỉ tại Việt Nam mà ở nhiều nơi trên toàn thế giới, cái tên Toshiba là sự đảm bảo cho chất lượng của những sản phẩm điện máy. Với lịch sử gần 150 năm tuổi, Toshiba đã gây dựng được thương hiệu của mình ở khắp nơi.