Ông Nguyễn Quốc Hùng: Chưa ngân hàng nào vượt trần tín dụng dù cho vay tăng gần 30%

29/10/2019 17:49
Các ngân hàng thương mại vẫn đề xuất được nới thêm tín dụng nhưng việc xét duyệt nới chỉ tiêu tín dụng với các ngân hàng dựa trên nhiều yếu tố.

Sau 9 tháng đầu năm, nhiều ngân hàng tăng trưởng cho vay cao 20-28%. Đơn cử, Techcombank công bố dư nợ cho vay tăng 28,5% đạt 205.317 tỷ đồng đến cuối tháng 9, cao nhất trong số ngân hàng. Cho vay khách hàng, theo báo cáo tài chính của VIB, tăng 28% lên 123.223 tỷ đồng, tương đương 90% kế hoạch đề ra đầu năm. Nhiều ngân hàng khác cũng có dư nợ cho vay cũng tăng trên 20% như OCB, TPBank.

Nhận định với Người Đồng Hành về diễn biến trên tại một số ngân hàng, ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), cho biết phần lớn ngân hàng tăng trưởng cho vay cao đều có quy mô tài sản không quá lớn. Tác động của tăng trưởng cho vay mỗi nhà băng đối với hệ thống sẽ phụ thuộc vào tăng trưởng tuyệt đối dư nợ.

“Có những ngân hàng nhỏ tăng dư nợ đến 30-40% cũng chỉ thêm 1.000-2.000 tỷ đồng, tỷ trọng ảnh hưởng vào hệ thống chung quy không lớn. Ngược lại với các ngân hàng lớn như Agribank chỉ cần tăng 10% là dư nợ toàn hệ thống đã tăng 100.000 tỷ đồng”, ông Hùng lấy ví dụ.

Ông Nguyễn Quốc Hùng: Chưa ngân hàng nào vượt trần tín dụng dù cho vay tăng gần 30% - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng, Vụ tín dụng NHNN. Ảnh: VNF.


Thống kê đến cuối tháng 6 cho thấy BIDV, Agribank, Vietcombank và VietinBank vẫn là 4 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất hệ thống trên 1,1 triệu tỷ đồng. Xét về dư nợ, BIDV đứng đầu với 1,065 triệu tỷ đồng, theo sau là Agribank hơn 1,05 triệu tỷ đồng.  Các ngân hàng như Techcombank, ACB, MB, SHB… xếp vào nhóm giữa về tổng tài sản, quanh mức 40.000 tỷ đồng.

Ông Hùng cho biết thêm 9 tháng đầu năm, các ngân hàng lớn như Agribank, VietinBank chỉ tăng trưởng cho vay khoảng 6% và theo ông "đây là mức thấp".

Về chỉ tiêu riêng của mỗi ngân hàng được NHNN giao từ đầu năm, theo lãnh đạo Vụ Tín dụng, hạn mức cấp tín dụng phê duyệt bao gồm cho vay, đầu tư trái phiếu, bảo lãnh… Con số tăng trưởng cụ thể với mỗi ngân hàng được cân nhắc dựa trên tình hình tài chính và nhiều yếu tố.

Với những ngân hàng đạt chuẩn Basel II, về nguyên tắc thị trường, mỗi ngân hàng được toàn quyền quyết định tăng trưởng tín dụng. Tuy nhiên hiện nay, NHNN vẫn phải xem xét kiểm soát để điều chỉnh phù hợp với nền kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và tính toán ảnh hưởng chung đến tốc độ tăng trưởng toàn hệ thống.

Lãnh đạo Vụ Tín dụng cho hay chưa có ngân hàng nào vượt chỉ tiêu mà NHNN phê duyệt. “Ngân hàng nào vượt chắc chắn sẽ bị xử lý, vì điều này là NHNN kiểm soát”, ông Hùng nói.

Ngân hàng muốn được nới trần tín dụng cần nhiều yếu tố

Năm 2019, NHNN có những động thái kiểm soát dòng vốn tín dụng ra nền kinh tế bằng việc đặt chỉ tiêu tăng tưởng toàn ngành ở mức 14%, thấp hơn năm 2018. Tuy nhiên, sau nửa năm, trước tình trạng một số nhà băng chạm trần chỉ tiêu tín dụng được giao, trong khi số khác lại ghi nhận mức tăng trưởng thấp, NHNN lại có một số động thái “bật đèn xanh” khi nới thêm chỉ tiêu cho một số ngân hàng. ACB, MB, Techcombank từng được nới chỉ tiêu tăng trưởng từ 13% lên 17%, VPBank được tăng từ 12% lên 16%...

Các ngân hàng được nới tín dụng đều ghi nhận dư nợ tăng nhanh trong quý III. Đơn cử, Techcombank cho vay tăng hơn 20.000 tỷ đồng, tương đương 12% hay VIB tăng hơn 36.000 tỷ dư nợ, tương đương 19%.

Ông Hùng cho biết việc nới chỉ tiêu tín dụng tại các ngân hàng được cân nhắc, xem xét trên nhiều yếu tố trên cơ sở an toàn chung của hệ thống. NHNN vẫn xét duyệt theo đợt. “Các ngân hàng thương mại vẫn đề xuất được nới thêm tín dụng nhưng NHNN phải đặt trong bối cảnh chung, căn cứ theo thực tế nền kinh tế, an toàn hệ thống và dựa trên nguồn vốn, thanh khoản và hệ số CAR các đơn vị”, ông Hùng cho hay.

Ông Nguyễn Quốc Hùng: Chưa ngân hàng nào vượt trần tín dụng dù cho vay tăng gần 30% - Ảnh 2.

Việc tăng lãi suất, phá vỡ mặt bằng chung trên thị trường là không phù hợp. Ảnh: VNF.


Các ngân hàng muốn cải thiện nguồn vốn bằng cách nâng lãi suất để huy động nguồn tiền đó tăng hạn mức cho vay sẽ không được nới tín dụng và có thể bị xem xét lại chỉ tiêu. Ông đề cập các ngân hàng muốn nâng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cần phải đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR), an toàn thanh khoản, đồng thời phải kiểm soát được nợ xấu và không còn nợ ở VAMC, “cùng nhiều thứ nữa mà bản thân ngân hàng phải tự xử lý được”.

“Việc tăng lãi suất, phá vỡ mặt bằng chung trên thị trường là không phù hợp”, ông Hùng khẳng định.

Trên thị trường, từ giữa tháng 8, lãi suất huy động trong nhóm các ngân hàng thương mại có quy mô vừa và nhỏ có chiều hướng tăng. Mức lãi suất cho các kỳ hạn dài trên 6 tháng đã được đẩy lên mức cao nhất 8,5-9%/năm. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị có sản phẩm chứng chỉ tiền gửi với lãi suất huy động tới 9-10,2%/năm với kỳ hạn dài như SHB, Bản Việt…

Nhìn chung, ông Hùng khẳng định các chỉ tiêu tại mỗi ngân hàng sẽ được cân nhắc công bằng, xây dựng cơ sở bình đẳng và đảm bảo vững chắc hệ thống.

Theo thông tin từ NHNN, đến 4/10, tín dụng toàn nền kinh tế đạt hơn 7,85 triệu tỷ đồng, tăng 8,95% so với đầu năm. Trong khi đó, 9 tháng đầu 2018, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tín dụng tăng 9,52%. Đến tháng 10/2018, con số này là 10,5%, theo công bố tại họp báo Chính phủ thường kỳ.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
6 giờ trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
6 giờ trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
6 giờ trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
8 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
8 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
2 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
28/04/2025 11:58
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.