Phân tích nguyên nhân nhà đầu tư ngoại liên tục rút tiền khỏi Trung Quốc

07/10/2022 14:27
Nhà đầu tư thoái vốn khỏi thị trường trái phiếu với tốc độ mạnh nhất từ năm 2015 diễn ra khi mà nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang chứng kiến tình trạng suy giảm tăng trưởng nghiêm trọng.

Nhà đầu tư thoái vốn khỏi thị trường trái phiếu với tốc độ mạnh nhất từ năm 2015 diễn ra khi mà nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang chứng kiến tình trạng suy giảm tăng trưởng nghiêm trọng.

Nhà đầu tư ngoại tiếp tục rút tiền ra khỏi cổ phiếu và trái phiếu Trung Quốc, nền kinh tế nội địa hạ nhiệt nhanh chóng và lãi suất được điều chỉnh tăng tại nhiều thị trường khác đã kéo đầu tư ra khỏi Trung Quốc.

Theo số liệu của Nikkei và Cơ quan lưu ký trái phiếu Trung Quốc (CCDC), tính đến tháng 8/2022, tổng giá trị trái phiếu Trung Quốc mà nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ giảm tổng số 594 tỷ nhân dân tệ tức khoảng 83 tỷ USD xuống 3,48 nghìn tỷ nhân dân tệ. Cũng trong tháng 9/2022, dòng tiền tiếp tục bị rút ra khỏi cổ phiếu Trung Quốc đại lục thông qua kênh Hồng Kông.

Việc tiền bị rút ra khỏi thị trường trái phiếu với tốc độ mạnh nhất từ năm 2015 diễn ra khi mà nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang chứng kiến tình trạng suy giảm tăng trưởng nghiêm trọng.

“Một phần nguyên nhân của việc tiền bị rút ra khỏi trái phiếu Trung Quốc chính là các yếu tố liên quan đến kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên tôi nghĩ rằng yếu tố lớn nhất đằng sau đợt bán này chính là động lực của nhà đầu tư thay đổi khi chênh lệch lợi suất tăng cao, chuyên gia nghiên cứu tại công ty chứng khoán Mizuho Securities – ông Mark Reade phân tích.

Ngoài ra, không ít nhà đầu tư cũng giảm tỷ trọng nắm giữ tại Trung Quốc bởi nhiều nỗi lo liên quan đến các vấn đề địa chính trị.

Tỷ lệ nắm giữ trái phiếu Trung Quốc của nhà đầu tư nước ngoài đã tăng không ngừng kể từ khi chương trình kết nối thị trường thông qua kênh Hồng Kông được đưa ra vào năm 2017. Việc bổ sung trái phiếu Trung Quốc vào các chỉ số được các nhà đầu tư tổ chức theo dõi tư năm 2019 đã giúp mang đến “cú huých” quan trọng.

Tuy nhiên từ đó đến nay, môi trường chính sách tiền tệ đã chứng kiến nhiều thay đổi quan trọng. Khi mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất, lợi suất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ thời hạn 10 năm lên tương đương ngưỡng lợi suất trái phiếu Trung Quốc lần đầu tiên trong 12 năm. Nhà đầu tư ngoại từ đó đến nay đã rút tiền ra khỏi Trung Quốc để mua tài sản mang lại lợi suất cao ở nhiều nơi khác.

Bất ổn địa chính trị cũng là một phần nguyên nhân khiến cho lượng nợ doanh nghiệp Trung Quốc mà nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ giảm 25%. Nhóm đối tượng phát hành nợ được nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ nhiều tại Trung Quốc bao gồm Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ADBA). Mức giảm này còn sâu hơn so với mức giảm 8% của nợ chính phủ trong cùng khoảng thời gian trên.

Các ngân hàng trên được đánh giá ngang với chính phủ Trung Quốc xét về tín nhiệm tín dụng. Các quỹ đầu tư bằng đồng nhân dân tệ đầu tư mạnh vào nợ chính phủ Trung Quốc còn các công ty quản lý tài sản được tin thuộc nhóm đang bán mạnh nhất. Việc họ có liên quan đến các hoạt động tài trợ tín dụng cho lĩnh vực năng lượng Nga khiến một số nhà đầu tư lo sợ về rủi ro của các biện pháp trừng phạt từ phương Tây, theo các chuyên gia phân tích.

Một số thành viên thị trường đã đồn đoán về khả năng Ngân hàng Trung ương Nga bán một số tài sản định giá bằng đồng nhân dân tệ để thu tiền về sau khi dự trữ ngoại hối của nước này suy giảm nghiêm trọng.

Tuy nhiên, Viện Tài chính Quốc tế (IIF) ước tính các ngân hàng trung ương chỉ chiếm khoảng 10% lượng bán ra trong quý đầu năm 2022. Sự suy giảm trên thị trường bất động sản Trung Quốc và sự gián đoạn kinh tế do chính sách không COVID-19 đã khiến cho dòng vốn bị rút ra mạnh hơn.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo rằng tăng trưởng GDP thực của Trung Quốc chững lại chỉ còn 3,3% trong năm nay từ mức 8,1% của năm 2021.

Kênh chứng khoán Trung Quốc qua thị trường Hồng Kông cũng chứng kiến đợt bán mạnh như vậy. Trong tháng 9/2022 giá trị bán ra cao hơn giá trị mua vào đến lần thứ 3 đến 11,2 tỷ nhân dân tệ. Nếu tính trong 9 tháng đầu năm 2022, xu thế vẫn là mua ròng nhưng giá trị mua giảm đến 82% xuống mức 52,2 tỷ nhân dân tệ.

Trong đợt rút vốn mạnh tay gần nhất, các quỹ đầu cơ chuyên thị trường Trung Quốc rút ra kỷ lục 3,6 tỷ USD trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 7/2027, cao nhất tính từ năm 2008, theo With Intelligence.

Tin mới

Thị trường nông sản: Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng
9 giờ trước
Giá lúa ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục duy trì ổn định. Vụ Hè Thu ở khu vực này đã đến nhưng sản lượng chưa cao. Trong khi nhu cầu gạo vẫn lớn đẩy giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng nhẹ.
Doanh nhân Hải Phòng tiếp tục mang Porsche 911 Dakar 'phượt' Trung Quốc: Hành trình gần 11.000km, không kế hoạch, hết visa thì về
8 giờ trước
Sau khi kết thúc chuyến "phượt" lần thứ 2 này, đồng hồ công tơ mét của chiếc xe Porsche 911 Dakar sẽ cán mốc 50.000 km, dù mua xe chưa đầy 1 năm.
‘Hyundai, Kia cần đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam để tránh phụ thuộc Trung Quốc và bị Mỹ áp thuế nặng’
7 giờ trước
Hyundai-Kia đang tìm cách mở rộng sản xuất bên ngoài Trung Quốc như một biện pháp phòng ngừa quy định mới có thể được chính phủ thông qua. Đáng chú ý, cái tên Việt Nam cũng được nhắc đến.
Quả dừa Việt Nam có nhiều tiềm năng xâm nhập thị trường Philippines
6 giờ trước
Philippines có tổng số 167 nhà máy chế biến các sản phẩm từ quả dừa, tuy nhiên, do thiếu nguồn nguyên liệu nên sản xuất hàng năm chỉ đạt khoảng 50% công suất.
Không cần bằng lái, đây là những mẫu xe tay ga giá rẻ, sành điệu và cá tính nhất hiện nay
5 giờ trước
Nhờ thiết kế trẻ trung, năng động, những mẫu xe này được lòng rất nhiều chị em và các bạn trẻ.

Tin cùng chuyên mục

Tờ giấy ăn của Messi được bán đấu giá gần 1 triệu USD
10 giờ trước
Tờ giấy ăn mà Barcelona dùng để kí hợp đồng đầu tiên với Messi vừa được đấu giá thành công với số tiền gần 1 triệu USD.
Phấn đấu "rót" 814 nghìn tỷ đồng vào nền kinh tế nửa đầu năm, giảm từ 1 - 2% lãi suất cho vay
11 giờ trước
Tính đến 31/12/2023, tín dụng toàn nền kinh tế đạt 13.569 nghìn tỷ đồng, với mức tăng từ 5% - 6% tín dụng trong 2 quý đầu năm theo chỉ đạo của Thủ tướng, ngân hàng sẽ "rót" vào nền kinh tế tương ứng khoảng gần 680 nghìn tỷ - 814 nghìn tỷ đồng, theo ước tính của Etime.
Giá USD hôm nay 19/5: Thị trường tự do bất ngờ giảm mạnh
11 giờ trước
Giá USD hôm nay 19/5: Trên thế giới, đồng bạc xanh thiết lập 1 tuần suy giảm, "rơi" từ mốc 105 xuống 104 khi thị trường tiếp tục xoay quanh thời điểm Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất. Trong nước, thị trường phi chính thức bất ngờ giảm mạnh vào phiên cuối tuần.
Thị trường thiết bị làm mát “tăng nhiệt” đón hè
11 giờ trước
Dù chưa bước vào những ngày nắng nóng cao điểm, nhưng từ hơn 1 tháng trở lại đây, thị trường thiết bị điện lạnh, làm mát bắt đầu sôi động. Nắm bắt nhu cầu của khách hàng, các siêu thị, cửa hàng, nhà phân phối đã tung ra nhiều chương trình khuyến mại nhằm kích cầu mua sắm, tăng doanh số bán hàng.