Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nêu 8 trọng tâm của Chính phủ trong những tháng cuối năm 2021

22/07/2021 09:39
Phòng chống Covid-19; Tiếp tục củng cố nền tảng vĩ mô, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng... là 2 trong số 8 trọng tâm mà Chính phủ hướng tới trong những tháng còn lại của năm 2021.

Báo cáo Quốc hội một số nội dung chủ yếu về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2021 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, theo phân công của Thủ tướng Phạm Minh Chính, đã báo cáo tóm tắt về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2021 và nêu ra 8 trọng tâm của Chính phủ trong những tháng cuối năm. Các trọng tâm bao gồm:

Phòng, chống dịch COVID-19

Với tinh thần "chống dịch như chống giặc", "bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân là trên hết, trước hết", Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện các 5 nhiệm vụ, giải pháp chính như khống chế dịch; huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị; thực hiện phương châm 4 tại chỗ; thực hiện chiến lược vắc xin và kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất nhập cảnh, tăng cường truy vết, quản lý cách ly, sau cách ly.

Tiếp tục củng cố nền tảng vĩ mô, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết Chính phủ đặt mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ sẽ kiên định "mục tiêu kép"; Tăng cường quản lý thị trường, giá cả; Thực hiện quyết liệt, hiệu quả cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, hội nhập kinh tế quốc tế; Phát triển kinh tế nông nghiệp; Phát triển mạnh công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ thông tin; Đẩy nhanh tiến độ, đưa vào vận hành các công trình công nghiệp trọng điểm.

Thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các đột phá chiến lược

Với mục tiêu này, Chính phủ sẽ hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước hết là thể chế phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tập trung rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định pháp luật. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.

Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ tiếp tục cơ cấu lại, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công gắn với xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; khắc phục tình trạng manh mún, chia cắt, dàn trải, kéo dài, kém hiệu quả; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào hạ tầng chiến lược....

Chính phủ cũng chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chú trọng đào tạo nghề chất lượng cao gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ để đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động; ưu tiên nguồn lực cho đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các ngành chế biến, chế tạo.

Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

Với mục tiêu này, Chính phủ sẽ triển khai các giải pháp hỗ trợ cho người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, đúng đối tượng, công khai, minh bạch, không để người dân nào thuộc đối tượng mà không nhận được hỗ trợ; tuyệt đối không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu nhu yếu phẩm tối thiểu.

Các bộ, ngành, địa phương, nhất là các địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất tiếp tục triển khai, mở rộng cách làm sáng tạo, sản xuất, lưu trú, cách ly ngay tại nhà máy, xí nghiệp đã thực hiện trong thời gian qua. Xây dựng các kịch bản, thích nghi với điều kiện mới "vừa sản xuất, vừa chống dịch ngay tại nhà máy, xí nghiệp".

Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách ưu đãi người có công, bảo trợ xã hội. Thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Chú trọng phát triển y tế ở miền núi, biên giới, hải đảo; mở rộng mạng lưới bệnh viện vệ tinh, mô hình bác sỹ gia đình. Chuẩn bị tốt các điều kiện, bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng cho năm học mới.

Phát huy giá trị văn hóa, truyền thống lịch sử và con người Việt Nam trở thành nguồn lực, động lực quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện và thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách, pháp luật về tài nguyên, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Tập trung tổng kết, nghiên cứu để sớm trình Quốc hội dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Khẩn trương triển khai công tác lập quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch không gian biển quốc gia trung hạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Triển khai thực hiện hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường; kiên quyết xử lý các cơ sở gây ô nhiễm; nhân rộng mô hình xử lý rác hiệu quả, bền vững.

Xây dựng chiến lược an ninh nguồn nước; phát triển mạnh kinh tế biển. Chú trọng phòng chống cháy rừng, xử lý nghiêm các vi phạm.

Đẩy mạnh sắp xếp, tổ chức bộ máy nhà nước; tăng cường phòng chống tham nhũng, lãng phí

Kịp thời ban hành các Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan để triển khai Đề án cơ cấu tổ chức Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 sau khi được Quốc hội thông qua; xây dựng nền hành chính hiện đại, liêm chính, minh bạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân gắn với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực chặt chẽ, hiệu quả; phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành.

Bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền quốc gia, tăng cường đối ngoại và hội nhập quốc tế

Nắm chắc, dự báo đúng tình hình, kịp thời có chủ trương, đối sách xử lý hiệu quả các tình huống, không để bị động, bất ngờ; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ và giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

Tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định và điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.

Triển khai hiệu quả "ngoại giao vắc-xin", hợp tác quốc tế trong phòng, chống COVID-19. Đẩy mạnh ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển. Làm tốt công tác bảo hộ công dân và tạo điều kiện thuận lợi cho người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Tăng cường chỉ đạo, thực hiện tốt hơn công tác thông tin, truyền thông, tạo đồng thuận xã hội

Đa dạng hóa phương thức, đổi mới nội dung, nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, nhất là trong phòng, chống dịch COVID-19. Chủ động đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc, thù địch, các thông tin sai trái, không đúng sự thật; ngăn chặn các nội dung xấu, độc trên mạng xã hội.

Thực hiện nghiêm quy định về việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin. Nâng cao hiệu quả công tác dân vận, thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ cơ sở, phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể nhân dân, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chú trọng tuyên truyền, cổ vũ những gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến, vượt khó vươn lên.

Tin mới

Tăng 444%, doanh số VinFast đứng đầu thị trường Việt quý I?
8 giờ trước
Doanh số VinFast trong quý I/2024 lọt nhóm những hãng xe bán chạy nhất thị trường Việt Nam.
Chỉ 3 tháng đầu 2024, một mặt hàng của Việt Nam được trên 140 quốc gia đặt hàng, thu về hơn 3,5 tỷ USD
8 giờ trước
Mặt hàng này của Việt Nam rất được ưa chuộng tại thị trường Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới.
Thêm nhiều vé máy bay giá mềm dịp cao điểm 30-4
7 giờ trước
Chỉ còn 1 tuần nữa đến kỳ nghỉ 5 ngày từ 27-4 đến 1-5, giá vé máy bay từ Hà Nội/TP HCM tới các điểm du lịch nhiều chặng bay gần cạn vé, song có một số đường bay đã được bổ sung nhiều chuyến bay đêm, tăng cung nhiều vé giá mềm.
Thị trường ô tô đón thêm 1 mẫu xe điện mini: giá cực rẻ chỉ 112 triệu đồng, sẵn sàng thay thế Honda SH
6 giờ trước
Mẫu ô tô điện mini Zhidou Rainbow chính thức trình làng với giá bán cực hấp dẫn.
Nếu Chery đang tính ‘chơi lớn’ tại Việt Nam thì đây là những câu hỏi cần được trả lời
6 giờ trước
Chery trở lại Việt Nam sau 14 năm với tham vọng lớn hơn khi hợp tác với Geleximco để xây nhà máy, chọn phân phối những dòng sản phẩm cao cấp hơn và tiếp cận thị trường xe điện vẫn còn đang mới mẻ.

Tin cùng chuyên mục

Bảo chứng vàng cho tiềm năng tăng trưởng đột phá của Vincom Shophouse Diamond Legacy
5 giờ trước
Các shophouse ở vị trí trung tâm, tọa lạc tại những nơi có hạ tầng hoàn chỉnh, kết hợp với mô hình tổ hợp thương mại – giải trí hiện đại… là yếu tố tạo nên sức hút bền bỉ theo thời gian cho loại hình kinh doanh shophouse, đồng thời là bệ phóng gia tăng giá trị BĐS mà các nhà đầu tư sành sỏi luôn nhắm đến.
Hé lộ quá trình liên danh Tập đoàn Thuận An trúng thầu "khủng" ở TP.Hồ Chí Minh
5 giờ trước
Liên danh trúng gói thầu hơn 561 tỷ đồng tại TP.Hồ Chí Minh gồm: Công ty CP Hải Đăng, Công ty TNHH Xây dựng và Khảo sát công trình Thanh Tuấn, Công ty CP XDTM Thái Bình - Công ty CP XDTM Phương Nguyệt - Tập đoàn Thuận An và Công ty CP XDVT Hoàng Ngân.
Doanh nghiệp bất động sản đang dần quay lại thị trường, còn vướng mắc nào cần gỡ?
8 giờ trước
Số lượng doanh nghiệp bất động sản quay trở lại trong quý I/2024 đã tăng 25,8% so với cùng kỳ năm 2023. Điều này cho thấy, niềm tin vào thị trường ngày càng lớn. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định vẫn còn một số khó khăn về áp lực đáo hạn trái phiếu, nguồn vốn tín dụng,... mà các doanh nghiệp phải đối mặt.
Haval H6 2024 lộ hoàn toàn nội, ngoại thất qua bộ ảnh, clip chi tiết: Nhiều điểm giống Mercedes, màn hình khủng, về Việt Nam dễ hot
8 giờ trước
Là bản nâng cấp facelift, Haval H6 2024 có nhiều thay đổi rõ rệt trong thiết kế từ trong ra ngoài.