Quốc hội thảo luận, phê chuẩn EVFTA hôm nay

20/05/2020 10:39
EVFTA sẽ được Quốc hội thảo luận, phê chuẩn trong ngày họp đầu tiên diễn ra hôm nay.Sau khi thông qua, Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc phê chuẩn EVFTA để hoàn tất quy trình phê chuẩn.EVFTA sẽ có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ 2 kể từ khi có Nghị quyết phê chuẩn và văn bản trao đổi qua kênh ngoại giao giữa Việt Nam và EU.Những ngành có thể tận dụng sớm những cơ hội từ EVFTA là dệt may, giày dép, nông sản, đặc biệt là sản phẩm nông sản nhiệt đới mà Việt Nam có thế mạnh như gạo, thủy sản...

Hôm nay (20/5), kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV khai mạc. Một trong những nội dung chính của ngày làm việc đầu tiên là việc thảo luận và tiến tới phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).

Quốc hội thảo luận, phê chuẩn EVFTA hôm nay - Ảnh 1.

Dệt may là ngành được hưởng lợi đầu tiên khi EVFTA có hiệu lực. Ảnh: Vinatex.


Dự kiến, hiệp định có hiệu lực vào ngày đầu tiên của tháng thứ 2 kể từ khi có Nghị quyết phê chuẩn của Quốc hội và văn bản trao đổi qua kênh ngoại giao. Việt Nam đang thúc đẩy đàm phán với EU để hiệp định có hiệu lực vào thời gian sớm nhất. Trường hợp Quốc hội ban hành Nghị quyết vào cuối tháng này thì hai bên sẽ xác nhận ngày có hiệu lực sau đó khoảng 2 tháng.Theo quy trình, Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết về việc phê chuẩn hiệp định trước khi hoàn tất quá trình phê chuẩn. Sau đó, Việt Nam và EU sẽ chính thức xác nhận về thời điểm hiệp định có hiệu lực thông qua kênh ngoại giao.

Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho rằng những ngành có thể tận dụng sớm những cơ hội từ EVFTA là dệt may, giày dép, nông sản, đặc biệt là sản phẩm nông sản nhiệt đới mà Việt Nam có thế mạnh như gạo, thủy sản... Theo đó, việc thực thi hiệp định trong 5 năm đầu có thể đóp góp thêm vào tăng trưởng GDP của nền kinh tế cao nhất khoảng 3,25%, tương đương 0,5 điểm phần trăm GDP/năm.

Quốc hội thảo luận, phê chuẩn EVFTA hôm nay - Ảnh 2.

“Đây là tác động lớn hơn nhiều so với tất cả các FTA trước đây mà Việt Nam đã tham gia, kể cả so với Hiệp định CPTPP mà Quốc hội phê chuẩn trước đây”, báo cáo Bộ Kế hoạch & Đầu tư nêu. Để những con số dự báo trên trở thành tăng trưởng thực sự của nền kinh tế cần quyết tâm cải cách mang tính chủ động là yếu tố tiên quyết. 

Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương, cho biết trong báo cáo giải trình mà Chính phủ đã trình Quốc hội nhằm đảm bảo việc thực thi hiệp định có hiệu quả tập trung vào 2 nội dung chính. Trước tiên là những vấn đề pháp lý cần xử lý để hoàn thành nghĩa vụ trong hiệp định và những chương trình, hoạt động cụ thể mà Chính phủ sẽ thực hiện để doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội mà hiệp định mang lại.

Theo ông Thái, hiệp định được kỳ vọng sẽ tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi, từ đó tăng cường thúc đẩy thương mại, đầu tư và hình thành chuỗi cung ứng mới. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế thế giới đã thay đổi rất nhiều và rất nhanh so với trước đây, việc thực thi EVFTA đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có cách tiếp cận mới và phù hợp với hoàn cảnh mới. Có như vậy mới tận dụng được cơ hội mà FTA thế hệ mới mang lại.

Dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này khiến nhiều nước trên thế giới ưu tiên nâng cao nội lực để tránh phụ thuộc vào chuỗi cung ứng bên ngoài. Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, ngay cả khi xu hướng đó gia tăng thì EVFTA vẫn giữ được vị thế của mình.

Trước đây, khi đại dịch chưa xảy ra, các nước đã đặt vấn đề về việc nội lực đóng vai trò quyết định. Nhưng để tận dụng được nội lực thì còn phải tận dụng được cơ hội mà ngoại lực đem lại. Hiện  không nền kinh tế nào có thể đứng độc lập. Điều này thúc đẩy việc thiết kế lại chuỗi cung ứng hiện tại thay vì chấm dứt hoàn toàn việc các nước phụ thuộc lẫn nhau về chuỗi cung ứng. Nói cách khác, sự phụ thuộc lẫn nhau là xu thế không thể đảo ngược.

Cũng trong ngày làm việc đầu tiên, Quốc hội sẽ nghe báo cáo về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước. Trong đó, có nội dung về tình hình phòng, chống dịch Covid-19, đánh giá tác động của đại dịch đến phát triển kinh tế - xã hội, các giải pháp ứng phó và phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Những dấu mốc quan trọng của EVFTA
Mốc thời gian Nội dung
Tháng 10/2010 Thủ tướng Việt Nam và Chủ tịch EU đồng ý khởi động đàm phán EVFTA.
Tháng 6/2012

Bộ trưởng Công Thương của Việt Nam và Cao ủy Thương mại EU chính thức tuyên bố khởi động đàm phán EVFTA.

Tháng 12/2015 Kết thúc đàm phán và bắt đầu rà soát pháp lý để chuẩn bị ký kết EVFTA.
Tháng 7/2017 Hoàn thành rà soát pháp lý ở cấp kỹ thuật
Tháng 9/2017

EU chính thức đề nghị Việt Nam tách riêng nội dung bảo hộ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Nhà nước với nhà đầu tư (ISDS) ra khỏi EVFTA. Theo đề xuất này, EVFTA sẽ được tách thành hai hiệp định riêng biệt, gồm Hiệp định Thương mại tự do là toàn bộ nội dung EVFTA hiện nay; Hiệp định Bảo hộ đầu tư (IPA) gồm bảo hộ đầu tư và giải quyết tranh chấp đầu tư.

Hiệp định IPA này phải được sự phê chuẩn của cả Nghị viện Châu Âu và của Nghị viện các nước thành viên trước khi được phép thực thi.

Tháng 6/2018 Việt Nam và EU chính thức thống nhất việc tách riêng EVFTA thành hai EVFTA và IPA.
Tháng 8/2018 Hoàn thành rà soát pháp lý của EVIPA.
17/10/2018 Ủy ban châu Âu chính thức thông qua EVFTA và IPA.
25/6/2019 Hội đồng châu Âu cho phép ký hiệp định.
30/6/2019 Việt Nam và EU chính thức ký kết EVFTA và IPA tại Hà Nội.
21/1 Ủy ban Thương mại Quốc tế của Nghị viện Châu Âu thông qua khuyến nghị phê chuẩn EVFTA 
12/2 Nghị viện Châu Âu bỏ phiếu phê chuẩn EVFTA và IPA
Tháng 5 Hiệp định EVFTA và IPA dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua.


Tin mới

Vé tàu từ Hà Nội đi các tỉnh, thành dịp 30/4-1/5 tăng cao nhất 6%
9 giờ trước
Chiều 24/4, đại diện Công ty Vận tải đường sắt Hà Nội dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 Cty có kế hoạch bán hơn 100 nghìn vé tàu từ Hà Nội đi các tỉnh, thành. Đến nay, số lượng vé đã bán được hơn 50% và giá tăng trung bình từ 2- 6%.
Mercedes-Benz G-Class thuần điện chính thức ra mắt: Thiết kế gần như bê nguyên bản thường, mạnh tới 579 mã lực, nhưng đây mới là con số ấn tượng nhất
8 giờ trước
Mẫu SUV biểu tượng của Mercedes-Benz là G-Class đã chính thức có phiên bản thuần điện với tên gọi khá lạ tai: Mercedes-Benz G580 EQ Technology.
Chuyện chưa từng có: Quốc gia láng giềng của Việt Nam chế tạo ra thứ đắt hơn vàng từ… hoa
7 giờ trước
Quốc gia này tạo ra thứ đắt hơn vàng, chỉ 3 carat nhưng có giá hơn 1 tỷ đồng.
BYD Seal sắp về Việt Nam, bộ ảnh thực tế này cho thấy mẫu sedan ngang cỡ Camry này có gì 'hot' để chờ đợi
7 giờ trước
Việc đưa một mẫu sedan chạy điện như BYD Seal về Việt Nam là điều hiếm thấy, khi các hãng xe điện khác đang dồn lực vào phân khúc SUV.
iPhone 16 có những nâng cấp camera tuyệt đỉnh, sẽ là chiếc iPhone chụp ảnh đẹp nhất từ trước đến nay?
6 giờ trước
iPhone 16 Pro được ra mắt vào cuối năm nay sẽ mang đến nhiều cải tiến về khả năng camera. Thậm chí, chiếc điện thoại mới này còn được dự kiến sẽ là mẫu iPhone chụp ảnh đẹp nhất của Apple.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.167.588 VNĐ / tấn

160.70 JPY / kg

0.00 %

- 0.00

Đường

SUGAR

11.225.553 VNĐ / tấn

20.00 UScents / lb

0.45 %

+ 0.09

Cacao

COCOA

275.938.726 VNĐ / tấn

10,838.50 USD / mt

3.78 %

+ 394.50

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

128.251.938 VNĐ / tấn

228.50 UScents / lb

1.68 %

+ 3.78

Đậu nành

SOYBEANS

10.879.428 VNĐ / tấn

1,163.00 UScents / bu

0.21 %

+ 2.50

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

9.795.698 VNĐ / tấn

349.05 USD / ust

0.85 %

+ 2.95

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

25.549.358 VNĐ / tấn

45.52 UScents / lb

-0.78 %

- -0.36

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Vì sao giá cà phê tăng điên cuồng, cao nhất lịch sử?
4 giờ trước
Trong vài tuần qua, giá cà phê liên tục tăng, vượt 120.000 đồng/kg - mức cao kỷ lục trong lịch sử.
Trái sầu riêng giá ổn định ở mức cao, nhà vườn phấn khởi
4 giờ trước
Dù giá trái sầu riêng ở tỉnh Tiền Giang có sụt giảm so với tháng trước nhưng vẫn ổn định ở mức cao nhà vườn thu lãi cao.
Loại quả từng là "kiếp nạn" của nông dân, phải kêu gọi giải cứu, giờ lãi 50%, thương lái tranh nhau mua
14 giờ trước
Với mức giá hiện tại, nhà vườn có lợi nhuận khoảng 15.000 đồng/kg.
Giá cà phê, hồ tiêu tăng kỷ lục
16 giờ trước
Từ đầu năm đến nay, giá cà phê và hồ tiêu liên tục tăng mạnh, phá vỡ kỷ lục. Theo các doanh nghiệp, nguyên nhân là trên thị trường xuất hiện tình trạng đầu cơ, găm hàng khi nhận định nguồn cung có thể khan hiếm trong thời gian tới.