Sau tăng giá xăng, điện, chuyên gia hiến kế kìm hãm tăng giá hàng hoá

16/04/2019 07:49
Dư luận lo ngại việc nhiều mặt hàng quan trọng tăng giá dồn dập đầu năm sẽ đưa đến một đợt tăng giá hàng hóa mới trong quý II và III/2019.

Nửa cuối tháng 3/2019, giá điện đã tăng 8,36% và mới đây giá xăng dầu đã tăng khá mạnh với hơn 1.000 đồng/lít xăng dầu, rồi đây một số mặt hàng trong năm có khả năng tiếp tục tăng giá như sách giáo khoa, dịch vụ y tế,… Dư luận lo ngại việc nhiều mặt hàng quan trọng tăng giá dồn dập đầu năm sẽ đưa đến một đợt tăng giá hàng hóa mới trong quý II và III/2019.

Việc người tiêu dùng lo ngại là có cơ sở thực tế, bởi trong những ngày gần đây một số hàng hóa, dịch vụ đã rục rịch tăng giá, điển hình như các sản phẩm thực phẩm, ăn uống, chăm sóc thẩm mỹ… tuy mức tăng không cao và dao động khoảng 5-10% tùy loại hàng hóa dịch vụ. Chỉ có rau củ quả là có giá mềm xuống đôi chút do thời tiết thuận lợi và đang vào thời điểm thu hoạch rộ.

Riêng các loại cước vận tại hành khách, taxi cũng chưa thấy có những động thái tăng giá, chắc họ còn đang tính toán về chi phí, điều chỉnh đồng hồ tính tiền, khoảng 300.000 – 400.000 đồng/xe và còn tính toán đến việc cạnh tranh với taxi công nghệ và các hãng taxi khác. Nhưng chắc chắn giá cước vận tải sẽ tăng nếu một vài tháng tới, giá xăng vẫn ở mức cao như hiện nay hoặc còn có thể tăng tiếp trong thời gian tới.

Sau tăng giá xăng, điện, chuyên gia hiến kế kìm hãm tăng giá hàng hoá - Ảnh 1.

Người tiêu dùng lo ngại nhiều mặt hàng, dịch vụ sẽ tăng theo giá theo giá nguyên liêu đầu vào.

Nhân câu chuyện tăng giá của điện xăng dầu vừa qua, chúng ta cũng có thể có nhiều cách để kìm hãm bớt tốc độ tăng giá của hàng hóa, giúp cho thị trường tiêu dùng hợp lý hơn, tránh những cú sốc mạnh không cần thiết.

Một số chuyên gia có lo ngại tới việc tăng giá hàng hóa theo kiểu “té nước theo mưa” - cụm từ này nghe ra có vẻ hợp lý khi đã nhiều lần các mặt hàng là nguyên liệu đầu vào tăng thì các mặt hàng có liên quan sẽ tăng giá, tuy nhiên không phải hoàn toàn như vậy. Bởi vì chúng ta đều biết, hàng hóa nào cũng đều phải động tới chi phí vận chuyển, bảo quản và tiêu thụ. Do đó, việc đẩy giá lên là một điều tất yếu, điều quan trọng là có “té nước” quá mức hay không thì mới đáng trách.

Bài toán muôn thuở và là đầu tiên đó là giải quyết quan hệ cung cầu. Ví dụ giá cam sành miền Nam tại vườn hiện nay là 7.000 – 8.000 đồng/kg nhưng ở thị trường phía Bắc vẫn từ 35.000 – 50.000 đồng/kg, hệ thống phân phối vẫn tiếp tục có vấn đề với mặt hàng cam và những mặt hàng thiết yếu khác cho các gia đình.

Đường ăn cũng vậy, lượng đường tồn kho rất lớn lên đến mấy trăm nghìn tấn, nhiều lúc phải xuất xưởng với giá 10.000 – 11.000 đồng/kg nhưng thị trường bán lẻ như chợ và siêu thị vẫn ở mức 20.000 – 22.000 đồng/kg.

Nói như vậy có nghĩa là khâu cung ứng hàng hóa còn rất nhiều bất cập. Chúng ta phải tổ chức lại hệ thống phân phối, đưa nhanh hàng hóa từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ lẻ, giảm bớt trung gian và chi phí bán lẻ bất hợp lý. Cần tổ chức lại sản xuất theo chuỗi cung ứng, đảm bảo đầu ra cho sản xuất một cách hợp lý và đầu vào cho người tiêu dùng với giá cả chấp nhận được.

Bàn tay của các cơ quan quản lý nhà nước cần có những biện pháp mạnh mẽ, hiệu quả để tổ chức lại sản xuất, thị trường, mạng lưới phân phối, cung cấp thông tin đầy đủ, rộng rãi, dễ nhận biết cho các chủ thể tham gia sản xuất kinh doanh trên thị trường.

Về lâu dài, cần tổ chức các trung tâm giao dịch hàng hóa, nông sản thực phẩm, các chợ đầu mối để buôn bán một cách công khai minh bạch, cạnh tranh một cách bình đẳng, góp phần giảm bớt tốc độ tăng giá không cần thiết như hiện nay và trong tương lai tiếp theo của thị trường nội địa Việt Nam./.

Tin mới

Trung Quốc vừa hạ thủy chiếc tàu chở container chạy điện lớn nhất thế giới: dài bằng 1 sân bóng, khối pin tương đương của 609 chiếc VinFast VF 9
8 giờ trước
Đây là tàu chở container thuần điện có trọng tải hơn 10.000 tấn.
Ưu đãi Grab không giới hạn dành riêng cho các khách hàng VietinBank
3 giờ trước
Nhằm gia tăng ưu đãi cho các khách hàng thân thiết, VietinBank hợp tác cùng Grab tung ra hàng loạt voucher độc quyền.
Mẫu xe Trung Quốc được người Nga ưa chuộng nhất 2023: Đã nhận cọc, chắc chắn về Việt Nam
4 giờ trước
Mẫu xe này là đối thủ của một loạt thương hiệu Nhật và Hàn: Mitsubishi XForce, Hyundai Creta, Toyota Yaris Cross, Kia Seltos, Honda HR-V hay Nissan Kicks.
Hốt bạc từ 'cây ong mật' kỳ lạ ở Điện Biên cho hàng tấn mật ong thượng hạng
4 giờ trước
Hàng trăm tổ ong mật cùng làm tổ trên một cây đa cổ thụ ở Điện Biên, cho thu hoạch hàng tấn mật ong rừng mỗi vụ.
Gắn bó với dầu Nga, quốc gia tiêu thụ dầu thứ 3 thế giới trúng lớn khi tiết kiệm gần 13 tỷ USD, được Moscow tung ưu đãi cực hời
4 giờ trước
Hiện quốc gia này vẫn đều đặn nhận 1,36 triệu thùng dầu thô mỗi ngày từ Nga.

Bảng giá cập nhật trực tuyến

Cao su

RUBBER

35.080.052 VNĐ / tấn

160.30 JPY / kg

-2.67 %

- -4.40

Đường

SUGAR

10.814.865 VNĐ / tấn

19.31 UScents / lb

0.31 %

+ 0.06

Cacao

COCOA

203.944.465 VNĐ / tấn

8,028.00 USD / mt

6.15 %

+ 465.00

Cà phê Arabica

COFFEE ARABICA

114.393.378 VNĐ / tấn

204.25 UScents / lb

0.00 %

- 0.00

Đậu nành

SOYBEANS

11.216.895 VNĐ / tấn

1,201.67 UScents / bu

3.13 %

+ 36.46

Bột đậu nành

SOYBEAN MEAL

10.450.823 VNĐ / tấn

373.20 USD / ust

2.27 %

+ 8.30

Dầu đậu nành

SOYBEAN OIL

24.105.219 VNĐ / tấn

43.04 UScents / lb

-0.46 %

- -0.20

» Xem tất cả giá Nông sản

Tin cùng chuyên mục

Điều kiện để bưởi Việt Nam được xuất khẩu vào Australia
7 giờ trước
Việc nhập khẩu quả bưởi tươi được sản xuất từ Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.
Thị trường ngày 04/5: Giá dầu, vàng, cà phê giảm trong khi đồng phục hồi
8 giờ trước
Phiên giao dịch 03/5, số liệu việc làm của Mỹ thấp hơn dự kiến khiến giá dầu, vàng giảm, đồng phục hồi, cà phê tiếp tục giảm mạnh.
Bi hài Starbucks: Giảm doanh số lần đầu tiên kể từ năm 2020, thương hiệu cà phê 100.000 đồng đổ lỗi tại... 'quá đông nên khách bỏ về' còn CEO thì bị người tiền nhiệm ‘đưa vào thế bí’
9 giờ trước
Người kế nghiệp của CEO huyền thoại Howard Schultz tại Starbucks đã có pha biện minh "đi vào lòng đất" trước các cổ đông. Tuy nhiên đằng sau đó là cả một "nỗi đau không ai biết" khi bị chính người tiền nhiệm đặt vào thế bí.
Bán 800 ly nước mía/ngày, bã mía chất cao như đống rơm: Các hàng nước giải khát ở TP.HCM "hốt bạc" giữa mùa nóng
9 giờ trước
Trước thời tiết nắng nóng như hiện tại ở TP.HCM, rất nhiều hàng nước giải khát như nước mía, nước dừa tắc... phải hoạt động hết công suất để phục vụ khách hàng.