Siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn: Cần biện pháp quản lý dài hơi hơn

12/04/2019 17:33
Chuyên gia cho rằng, về lâu dài, Ngân hàng Nhà nước nên có những biện pháp quản lý có tính chất dài hơi hơn chứ không đơn thuần chỉ là biện pháp hành chính như hiện nay.

Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến của các đơn vị, tổ chức, cá nhân đối với dự thảo thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Trong đó, đối với tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, Ngân hàng Nhà nước đưa ra lộ trình giảm dần tỷ lệ theo hai phương án.

Phương án 1, từ ngày thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2020, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn là 40%; từ ngày 01/7/2020 đến hết ngày 30/6/2021, tối đa 35%; và từ ngày 01/7/2021, tối đa sẽ là 30%.

Phương án 2, từ ngày thông tư này có hiệu lực đến hết ngày 30/6/2020, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn là 40%; từ 01/7/2020 đến hết ngày 30/6/2021, tối đa 37%; từ 01/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022, mức tối đa  là 34%; và từ 01/7/2022, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn sẽ là 30%.

Đánh giá về đề xuất này, trao đổi với phóng viên BizLIVE, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, việc Ngân hàng Nhà nước dần siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn là hợp lý.

“Về nguyên tắc, cơ cấu nguồn vốn huy động như nào thì phải cho vay như thế, không thể dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn được.

Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, do tỷ lệ vốn huy động ngắn hạn quá nhiều trong khi nhu cầu vốn trung và dài hạn lại quá cao nên Ngân hàng Nhà nước buộc phải cho phép các ngân hàng cho vay vốn lệch pha với mức cao như vậy. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn tới rất nhiều rủi ro”, chuyên gia này cho hay.

Trong khi đó, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính thì cho rằng, lộ trình mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra tương đối rõ ràng và cũng đủ dài để các ngân hàng thương mại có sự chuẩn bị.

“Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn trung bình trong một vài năm qua của toàn hệ thống ở ngưỡng khoảng 30-32%. Theo đó, mức cho phép 40% từ giờ đến giữa năm 2020 có lẽ sẽ không phải là vấn đề lớn đối với các ngân hàng thương mại. Và lộ trình giảm xuống 30% đến giữa năm 2021 cũng khá dài, đủ để các ngân hàng có thể sắp xếp, cơ cấu lại nguồn vốn”, TS. Lực nói.

Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cho rằng, về lâu dài, Ngân hàng Nhà nước nên có những biện pháp quản lý có tính chất dài hơi hơn chứ không đơn thuần chỉ là biện pháp hành chính như hiện nay.

“Nếu Ngân hàng Nhà nước đưa ra các chỉ số quản lý thanh khoản tổng thể thì không nhất thiết phải dùng tới biện pháp này. Ví dụ như có thể quản lý các ngân hàng thông qua chỉ số cho vay/vốn huy động hoặc thông qua độ lệch các kỳ hạn của các ngân hàng trong quá trình rà soát các cơ chế quản lý rủi ro của họ”, chuyên gia nêu ý kiến.

Cũng theo đánh giá của TS. Lực, việc siết chặt tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn có thể tạm thời làm tăng lãi suất huy động kỳ hạn dài, tuy nhiên, điều này không quá đáng lo ngại.

Bởi, một khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển hơn thì doanh nghiệp cũng sẽ chuyển sang kênh huy động vốn này. Và điều này cũng sẽ làm giảm nhu cầu vốn trung và dài hạn từ kênh ngân hàng. Điều này cũng phù hợp với chủ trương phát triển thị trường trái phiếu mà Chính phủ đã đề ra.

Tin mới

Siêu thị thắng lớn, chợ vắng hoe dịp lễ 30-4
52 phút trước
Lượng khách mua sắm tại các siêu thị khu vực trung tâm TP HCM tăng cao trong dịp lễ 30-4, doanh thu nhiều hệ thống lớn kỳ vọng tăng hơn mức 20%-30% theo dự kiến
Không phải dầu thô hay khí đốt, châu Âu bất ngờ săn lùng một mặt hàng của Nga bất chấp lệnh trừng phạt, nhập khẩu tăng hơn 10 lần
9 phút trước
Châu Âu đã nhập khẩu hơn 474.000 tấn mặt hàng này từ Nga trong tháng 1/2025 so với chỉ hơn 36 nghìn tấn vào một năm trước.
Thị trường ngày 2/5: Giá dầu tăng gần 2%, cà phê giảm hơn 4%, vàng thấp nhất trong hai tuần
37 phút trước
Kết thúc phiên 1/5 giá dầu tăng gần 2% sau khi Tổng thống Mỹ đe dọa áp đặt lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Iran, vàng giảm xuống mức thấp nhất trong gần hai tuần, đồng tăng sau đợt bán tháo mạnh, cà phê giảm mạnh.
Nước nào tiêu thụ cá tra Việt Nam lớn nhất thế giới?
2 giờ trước
Xuất khẩu cá tra tăng vọt trong những tháng đầu năm. Trong đó, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Vừa gia nhập thị trường Trung Quốc chưa được bao lâu, đối thủ sầu riêng của Thái Lan, Việt Nam bất ngờ gặp khó, năng suất thấp nhất trong 1 thập kỷ
3 giờ trước
Tham vọng chiếm lĩnh thị trường sầu riêng Trung Quốc của quốc gia này đang đứng trước thách thức.

Tin cùng chuyên mục

Nhận xong lập tức trả lại Mỹ 2 món hàng trị giá 100 triệu USD, Trung Quốc gọi người bán là 'nạn nhân' của thuế quan Mỹ
1 ngày trước
Đại diện Bộ Thương mại Trung Quốc nói rằng hy vọng Mỹ sẽ lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp để tạo ra môi trường ổn định cho các hoạt động thương mại, đầu tư.
Ông Trump giảm nhẹ thuế quan cho ngành ô tô
2 ngày trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 29/4 ký hai sắc lệnh hành pháp nhằm điều chỉnh một phần chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đối với ngành sản xuất ô tô.
Lần đầu tiên lái thử được tặng xe thật giá 628 triệu, hãng xe Chipu là đại sứ "chơi lớn" thế nào ở VN?
3 ngày trước
Khách hàng sẽ được tặng mẫu xe Coolray trị giá 628 triệu đồng xuất hiện trong bộ ảnh mới của Chipu.
Khách mua xe máy điện VinFast liên tục 'trúng lớn': Sạc pin miễn phí 1 năm - mẫu thấp nhất giá chỉ còn 14,9 triệu đồng
27/04/2025 09:22
Chương trình này sẽ áp dụng đết hết 31/5/2026.