'Siêu ủy ban' bắt đầu quản lý vốn ra sao?

22/10/2018 08:19
Sau khi Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (gọi tắt là UB) ra đời, các chuyên gia kinh tế cho rằng, UB nên tập trung vào nhiệm vụ cổ phần hoá các doanh nghiệp (DN) trực thuộc. Bởi có cổ phần hoá DN hiệu quả, UB mới có thể hướng tới phát triển nguồn vốn nhà nước tốt hơn.

Nên tập trung cổ phần hoá

Ngày 29/9, Nghị định số 131/2018/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp được ban hành. Trong vòng 45 ngày kể từ khi nghị định này có hiệu lực, 19 tập đoàn, tổng công ty sẽ chuyển về UB với tổng tài sản 2,3 triệu tỷ đồng, trong đó vốn nhà nước gần 1 triệu tỷ đồng. UB dù được quy định chức năng, nhiệm vụ rõ ràng trong nghị định nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng, trước mắt UB nên tập trung làm tốt nhiệm vụ cổ phần các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trực thuộc.

Chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ cho rằng, trong năm 2018, UB cần cố gắng hoàn thành việc tiếp nhận 19 tập đoàn, tổng công ty. Khi đã nhận bàn giao các DN xong xuôi, UB nên tập trung làm tốt nhiệm vụ cổ phần hoá.

“Tôi kỳ vọng nhất ở UB là thực hiện cổ phần hoá các DNNN dù việc này từ trước đến nay gặp nhiều vướng mắc. DNNN của chúng ta như “cô gái lỡ thì”, nếu cứ đòi giá cao mãi thì không ai mua. Để thúc đẩy việc cổ phần hoá, có thể xem xét kỹ việc định giá, thậm chí bán giá thấp hơn giá lâu nay, bởi giá trị tài sản nhà nước thực tế đang thua xa giá trị trên sổ sách”, ông Bích Hồ kiến nghị.

PGS.TS Phạm Thế Anh (ĐH Kinh tế Quốc dân) cho rằng, việc thành lập UB sẽ có một đầu mối về cổ phần hoá các DNNN. Nhiệm vụ đầu tiên và trước mắt của UB là hoàn thành tốt và khắc phục nhược điểm của quá trình cổ phần hoá đang tồn tại lâu nay ở các DNNN. “Chúng ta đừng quá kỳ vọng vào việc cải thiện hiệu quả DNNN, mà trước mắt cần làm tốt việc cổ phần hoá”, ông Thế Anh nói.

Ông Lê Đình Ân, nguyên Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội Quốc gia, cho rằng, để UB giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trở thành tập đoàn sản xuất kinh doanh lớn là thách thức rất khó vượt qua. “Việc theo dõi, đôn đốc vốn nhà nước để đạt hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào cán bộ và bộ máy. Tuy nhiên, nhìn vào nhân sự của UB hiện nay, tôi chỉ thấy chủ yếu chuyển từ cán bộ nhà nước sang chứ chưa thấy bóng dáng doanh nhân”, ông Ân đánh giá.

2018, liệu có tiếp nhận hết DN?

Sau khi được thành lập ngày 12/10, UB họp giao ban đầu tiên triển khai công việc chuyển giao hồ sơ quyền đại diện chủ sở hữu với 19 doanh nghiệp trực thuộc. Tại cuộc họp, ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch UB, nhấn mạnh, các doanh nghiệp cần chú ý 3 vấn đề trọng tâm (gồm: chuẩn bị hồ sơ chuyển giao; đánh giá thuận lợi khó khăn khi chuyển giao và dự kiến thời gian chuyển giao). Theo đó, năm 2019, UB sẽ cùng các doanh nghiệp xây dựng chiến lược hoạt động đến 2020, 2021 và tầm nhìn 10 - 20 năm tiếp theo.

Về các công tác khác như cổ phần hóa, sắp xếp bộ máy, những việc tồn đọng của doanh nghiệp, ông Hoàng Anh cho biết, UB đang chuẩn bị một số công việc liên quan chuyển giao, như số lượng doanh nghiệp, quy chế dự thảo bàn giao do Bộ Tài chính soạn thảo trình Thủ tướng ban hành, các bước thực hiện chuyển giao. “Việc chuyển giao sẽ theo nguyên tắc nguyên trạng trên cơ sở báo cáo tài chính gần nhất. Quá trình chuyển giao sẽ phải được thực hiện nhanh gọn, tiết kiệm và hiệu quả. Nội dung chuyển giao sẽ được thể hiện bằng hồ sơ chuyển giao. Trong hồ sơ phải làm rõ những vấn đề tồn đọng, trách nhiệm của từng bên liên quan…”, ông Hồ Sỹ Hùng, Phó Chủ tịch UB, nhấn mạnh.

Chiều 2/10, Bộ GTVT làm việc với 5 tổng công ty trực thuộc (Tổng Công ty Hàng không Việt Nam , Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam và Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam) về công tác chuyển giao các doanh nghiệp về UB. Theo Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể, theo quy định, trong 45 ngày phải bàn giao xong. Bộ GTVT sẽ tiên phong bàn giao trước. Quỳnh Nga


Tin mới

Một mặt hàng của Việt Nam "làm mưa làm gió" ở nền kinh tế thuộc top giàu nhất thế giới, tăng trưởng 69 lần
5 giờ trước
Xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam sang quốc gia này đang có xu hướng ngày càng tăng.
Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản 6 tháng tăng 14%
5 giờ trước
VTV.vn - 6 tháng đầu năm nay, tổng giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 33,5 tỷ USD, tăng hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
EVNHANOI khuyến khích khách hàng sử dụng app kiểm soát lượng điện tiêu thụ
6 giờ trước
App EVNHANOI có thể trở thành “trợ thủ” đắc lực giúp người dân kiểm soát điện năng, quản lý chi tiêu và điều chỉnh hành vi sử dụng điện một cách khoa học.
Limousine của VinFast chưa ra mắt được đăng ký bản quyền ở nước hàng xóm: Người Việt nào thiết kế?
6 giờ trước
Một nhà thiết kế người Việt cũng tham gia làm mẫu xe này.
Theo dõi một cửa hàng điện thoại di động, công an phát hiện gần 2 tấn thực phẩm không nhãn mác, tịch thu thịt lợn Trung Quốc, thịt bò Kobe
7 giờ trước
Sau kiểm kê, tổng số thực phẩm bị thu giữ lên tới gần 2 tấn, cùng 434 kg nước sốt và rau củ tự làm trong 27 thùng chứa.

Tin cùng chuyên mục

Công ty của ông Phạm Nhật Minh Hoàng bán VinFast VF 8 đã qua sử dụng, giá từ 700 triệu đồng
8 giờ trước
Toàn bộ xe VF 8 được phân phối trong đợt này đều trải qua quy trình kiểm định 139 bước tại nhà máy VinFast.
Toyota thống trị Top 10 xe bán chạy nhất thế giới, có mẫu giảm giá gần 70 triệu đồng trong tháng 7
12 giờ trước
Hàng loạt mẫu xe ăn khách của Toyota đồng loạt giảm giá lăn bánh trong tháng 7/2025.
Giá hàng nghìn mẫu điện thoại, tivi, tủ lạnh... đồng loạt 'hạ nhiệt' tại Thế Giới Di Động sau 1 đêm
2 ngày trước
Ngay từ ngày 1/7, toàn bộ hệ thống gần 3.000 cửa hàng Thế Giới Di Động và Điện máy Xanh trên toàn quốc đã đồng loạt cập nhật giá bán mới cho hàng chục nghìn sản phẩm, áp dụng mức thuế suất giá trị gia tăng (VAT) mới là 8% theo quy định.
Sản phẩm bảo hiểm thế hệ mới của FWD, tự động gia tăng quyền lợi bảo vệ mỗi năm
2 ngày trước
Ngày 02/07/2025, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam chính thức ra mắt sản phẩm bảo hiểm liên kết chung FWD Bảo vệ gia tăng - sản phẩm thế hệ mới tuân thủ các quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm mới.