Starbucks khủng hoảng trên chính quê hương: Khách trung thành quay lưng, nhân viên đình công đòi quyền lợi

10/05/2024 07:30
Starbucks không còn được người Mỹ sủng ái?

Khi nhà văn Natalia Nebel, 61 tuổi, ra ngoài uống cà phê espresso, Starbucks không còn là thương hiệu đầu tiên bà nghĩ tới dù quán ngay gần nhà. Điều này khác hẳn với quãng thời gian trước đại dịch Covid-19, khi nữ nhà văn Chicago này thường làm việc 4 ngày/tuần tại cửa hàng Starbucks địa phương. Không gian vô cùng thoải mái giúp bà “đổi gió”.

“Tôi từng suốt ngày ghé Starbucks nhưng giờ thì không. Tôi cũng không thực sự nhớ nó khi quyết định chấm dứt thói quen này”, bà nói với CBS và cho biết mình đang chuyển hướng sang những quán cà phê nhỏ lân cận.

Trong khi đó, Troy Turner (29 tuổi, cư dân Delaware) lại lựa chọn tự pha cà phê ở nhà bởi nó dễ dàng, nhanh chóng và không tốn kém. Theo Turner, cộng đồng “barista tại gia” với những hướng dẫn pha chế chi tiết đang thu hút rất nhiều sự chú ý trên mạng.

“Khi bắt đầu thích cà phê từ vài năm trước, tôi đã phân vân giữa Starbucks và Dunkin’ Donuts, nhưng rồi nhanh chóng tạm biệt cả hai nơi”, Turner bày tỏ.

Bà Nebel và Turner chỉ là hai trong số rất nhiều người đang dần hướng đến cuộc sống không Starbucks. Họ từng bước cắt giảm chi tiêu và bắt đầu lối sống tiết kiệm thông qua việc loại bỏ xa xỉ phẩm trong cuộc sống hàng ngày.

Doanh thu hàng quý sụt giảm lần đầu tiên kể từ năm 2020 cho thấy chuỗi cà phê lớn nhất thế giới dần đánh mất vị thế. Vấn đề tăng trưởng trong hệ thống cửa hàng đặc biệt nghiêm trọng ở Mỹ, khi doanh số bán hàng ở cùng một nơi giảm 3% chỉ trong vòng 3 tháng.

Starbucks khủng hoảng trên chính quê hương: Khách trung thành quay lưng, nhân viên đình công đòi quyền lợi - Ảnh 1

Theo giám đốc điều hành Laxman Narasimhan, người Mỹ với những gánh nặng tài chính đang chi tiêu ít hơn cho các dịch vụ nhanh, bao gồm cà phê Starbucks.

“Chúng tôi cảm nhận được tác động của việc người tiêu dùng ngày càng thận trọng. Họ cân nhắc nên đổ tiền vào đâu, như thế nào, nhất là với các gói kích cầu chi tiêu”, ông nói.

Neal Saunders, giám đốc điều hành của GlobalData, bổ sung: “Starbucks là một trong những xa xỉ phẩm để nuông chiều bản thân. Mọi người có thể dễ dàng từ bỏ nó khi cảm nhận sức ép tài chính”.

Xu hướng này buộc các công ty lớn như Starbucks tìm cách xoay chuyển tình thế, bao gồm cập nhật ứng dụng đặt hàng và thanh toán di động, tăng tốc dịch vụ cũng như điều chỉnh menu.

Trước tình hình suy thoái của Starbucks, cựu giám đốc điều hành Howard Schultz đã đưa ra một số lời khuyên trên LinkedIn hôm 6/5. Nội dung như sau: “Các cửa hàng cần tập trung cao độ vào trải nghiệm khách hàng. Lời giải cho bài toán khôi phục vị thế không nằm ở dữ liệu mà nằm ở các cửa hàng. Tôi đề xuất Starbucks cải tiến ứng dụng đặt hàng và thanh toán trên thiết bị di động để nâng cao trải nghiệm khách”.

Bên cạnh lý do tiết kiệm chi phí , thay đổi sở thích..., cả bà Nebel và Turner đều thừa nhận xung đột của Starbucks với nhân viên khiến họ không còn muốn ủng hộ thương hiệu này. Theo quan sát thời gian qua của Nebel, một quán cà phê Starbucks ở Old Town, Chicago từng nhộn nhịp đã trở nên vắng vẻ với bầu không khí tẻ nhạt.

Trước đó, vào ngày 16/11/2023, khoảng 3.000 nhân viên của hơn 150 cửa hàng Starbucks tại Mỹ đã đình công nhằm yêu cầu cải thiện môi trường làm việc và tiền lương. Tổ chức nghiệp đoàn của Starbucks Workers United đã chọn Ngày Ly đỏ (Red Cup Day) để kêu gọi đình công vì đây thường là một trong những ngày bận rộn nhất năm.

“Không có gì đáng ngạc nhiên khi người tiêu dùng không thường xuyên hoặc ít yêu thích Starbucks quyết định tạm biệt thương hiệu nếu khó chịu với các chính sách lao động dành cho nhân viên”, Sean Dunlop, nhà phân tích tại MorningStar, nhận định.

Theo: CBS News

Tin mới

Xuất khẩu 8 triệu tấn mỗi năm nhưng Việt Nam cũng sắp trở thành nhà nhập khẩu lớn thứ 2 thế giới mặt hàng cực quan trọng này
9 giờ trước
Việt Nam được dự báo sẽ xuất khẩu ít hơn và tăng nhập khẩu "hạt ngọ trời" trong năm 2025.
Bất ngờ tạm dừng đấu giá 6 lô đất của UBND TP.Quy Nhơn vì lý do rất "khó tin"
3 giờ trước
Có 6 lô đất thuộc quỹ đất do UBND TP.Quy Nhơn (Bình Định) quản lý, buộc phải tạm dừng đấu giá, do nhân viên công ty đấu giá nhầm lẫn, dẫn tới sai sót.
So sánh khác biệt giữa VinFast VF3 và Wuling Mini EV
3 giờ trước
Hai mẫu xe điện mini VinFast VF3 và Wuling Mini EV hiện là tâm điểm chú ý của người tiêu dùng Việt khi sở hữu mức giá rất dễ tiếp cận. Dưới đây là những so sánh về thông số kỹ thuật và trang bị đi kèm của hai mẫu xe này.
Bứt phá giới hạn: Xe điện Trung Quốc chinh phục 2.000km chỉ với một lần sạc - Bí ẩn công nghệ nào nằm sau?
3 giờ trước
Để thay thế hoàn toàn xe chạy bằng nhiên liệu truyền thống, xe điện cần quãng đường di chuyển dài hơn, tốc độ sạc nhanh hơn và trải nghiệm sử dụng an toàn hơn. Hiện tại, giải pháp tốt nhất là pin thể rắn. Về lý thuyết, pin thể rắn có thể cho phép xe điện có phạm vi lái xe hơn 2.000 km. Làm thế nào để đạt được mật độ lưu trữ như vậy?
Uỷ ban Kinh tế Quốc hội cảnh báo "nóng" khi nguồn lực xã hội bị “chôn” vào nhà đất do đầu cơ, thổi giá
3 giờ trước
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Quốc hội lo ngại, nguồn lực xã hội thay vì dành cho đầu tư sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm lại bị "chôn" vào đất, làm tăng chi phí của doanh nghiệp, giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Tin cùng chuyên mục

Phó Thủ tướng: Đã đủ hồ sơ, điều kiện phê duyệt chuyển giao bắt buộc 4 ngân hàng yếu kém
4 giờ trước
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, đã chuẩn bị hồ sơ, điều kiện để xem xét phê duyệt chủ trương chuyển giao bắt buộc các ngân hàng yếu kém, bảo đảm an toàn hệ thống.
Giá USD hôm nay 20/5: Đồng bạc xanh "chôn chân" ở mốc 104
6 giờ trước
Giá USD hôm nay 20/5: Trên thế giới, chỉ số USD trụ vững mốc 104 kể từ giữa tuần trước tới nay vì đang gặp ngưỡng kháng cự quan trọng tại mốc 105. Trong nước, tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ tụt dốc không phanh.
‘Hyundai, Kia cần đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam để tránh phụ thuộc Trung Quốc và bị Mỹ áp thuế nặng’
12 giờ trước
Hyundai-Kia đang tìm cách mở rộng sản xuất bên ngoài Trung Quốc như một biện pháp phòng ngừa quy định mới có thể được chính phủ thông qua. Đáng chú ý, cái tên Việt Nam cũng được nhắc đến.
Tờ giấy ăn của Messi được bán đấu giá gần 1 triệu USD
1 ngày trước
Tờ giấy ăn mà Barcelona dùng để kí hợp đồng đầu tiên với Messi vừa được đấu giá thành công với số tiền gần 1 triệu USD.